1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-8-2023 | VĂN HỌC

      Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Ngọc Linh
          (1931 - 12.7.2002)

      Trong các nhà văn miền Nam hoạt động mạnh mẽ nhất, với thể chất cũng mạnh mẽ nhất mà người viết bài này có một thời gian gặp gỡ mỗi ngày, là Ngọc Linh, khi anh viết cho trang trong nhật báo Dân Tiến một truyện dài.


      Viết truyện dài cho nhật báo, mỗi ngày một đoạn chỉ cỡ ba hay bốn trang viết tay, ai cũng có thể viết một lúc mươi mười lăm trang, đăng được 4, 5 kỳ báo, song hầu như không ai làm như thế, mà cứ mỗi ngày chỉ viết đủ số trang cần có, để ngày nào cũng phải xẹt qua tờ báo đưa bài, vội vội vàng vàng, không đủ thì giờ để nói hết một câu chuyện với bạn, là đã vọt đi ngay. Trong khi nói chuyện nhiều khi vẫn để xe nổ máy, nếu có xe Vespa như Ngọc Linh, còn đi bộ đến đưa bài cũng không bao giờ cà kê mất thì giờ, thoắt một cái đi mất, như Bình Nguyên Lộc, hay như Sơn Nam.


      Khi viết những dòng này, tôi không rõ ở Hải ngoại người ta còn nhớ Ngọc Linh không, vì báo chí Hải ngoại phần lớn qui tụ các cây bút từng có kinh nghiệm máu xương với cộng sản, đó là những người gốc miền Bắc hay miền Trung, trong khi anh em cầm bút người miền Nam chỉ sau 75 mới có những kinh nghiệm mà các đồng nghiệp của họ biết từ 1954 hay trước cả 54. Nhưng Ngọc Linh quá nổi tiếng, nhất là nhiều tiểu thuyết của anh đã được dựng thành phim, hay thành tuồng cải lương, như Ðôi Mắt Người Xưa, 1961, Ngã Rẽ Tâm Tình, 1962, Yêu Trong Hoàng Hôn, 1965, Như Hạt Mưa Sa, 1966… Anh em trong giới thường ngạo Ngọc Linh với cả tá truyện mà nhan đề toàn phải có 4 chữ, đọc lên ngân nga đối xứng (Buổi Chiều Lá Rụng, Hoa Nở Về Ðêm, Nắng Sớm Mưa Chiều, Như Hạt Mưa Sa… còn nhiều nữa); đối chọi với nhà văn Chu Tử, cuốn tiểu thuyết nào nhan đề cũng chỉ có một chữ cộc lốc: Yêu, Ghen, Loạn, Sống!


      Ðặc tính tiểu thuyết của anh là chân phương, đẹp, tình cảm, anh ghét mô tả những chuyện xấu xa, trắng trợn, đối nghịch hẳn với nhiều nhà văn nữ thời đó, có khi là những nữ quán quân của bóng tối. Ngọc Linh không “lấy đó làm điều” với kỹ thuật viết văn, không biện luận về văn chương chữ nghĩa, anh chỉ viết, và viết ra những cuốn tiểu thuyết dầy cộm: 493 trang (ÐMNX), 580 trang (Mưa Trong Bình Minh), 398 trang (Hoa Nở Về Ðêm), v.v. Nhưng anh sẽ nói nếu được mời, tôi đã “mời” anh nói ít ra là 2 lần, qua hai cuộc phỏng vấn đã đăng trên Tuần báo Nghệ Thuật, và Tuần báo Khởi Hành từ trước 1975.


      Ðược hỏi về việc viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày, Ngọc Linh có vẻ bực:

      “Người viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày không đem được nhiều (số đông) độc giả về cho tờ báo mình cộng tác là ‘không làm tròn nhiệm vụ’ của mình, có thể gây nguy cơ cho tờ báo và anh em trong xí nghiệp. Tuy nhiên, có đông độc giả không phải là chiều theo thị hiếu (có lẽ tòa soạn muốn nói là ‘thị hiếu hạ cấp’ [!])và không có giá trị nghệ thuật. Ðiều đó còn tùy theo tài năng và quan niệm viết văn của từng tác giả, không chỉ riêng những người viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày.” (Ngọc Linh trả lời phỏng vấn, Nghệ Thuật số 22, 3.1966)

      Ngọc Linh qua đời tại Sài gòn vào đúng ngày hôm nay, mười năm trước, 12.7.2002, thọ 72 tuổi. Tôi gặp anh lần đầu không phải để hàn huyên, mà thực tế là để “nói điều phải trái,” năm 1956, tại tòa soạn tuần báo Nhân Loại do anh làm thư ký tòa soạn. Hôm ấy tôi chở Hoài Nam (sau này đổi bút hiệu là Trần Dạ Từ) trên chiếc Velo Solex đi tìm tòa soạn báo Nhân Loại ở bến Chương Dương, mục đích là để khiếu nại cho người bạn nhỏ về kết quả cuộc thi truyện ngắn trong đó “truyện hay thế” mà chỉ được giải nhì. Ngưỡng mộ tờ báo khi đọc, song khi tới nơi thì ngạc nhiên: Ðó như một cửa hàng gì đó, không nhìn thấy sách vở đâu. Sau này đã thân nhau, khoảng 8 năm sau, Ngọc Linh mày tao với tôi (anh hơn tôi 3 tuổi, vì nghĩ anh sinh năm 1935, sau này thấy có nơi ghi anh sinh năm 1931) nói đại ý rằng mày lôi thôi, nó dự thi chứ có phải mày dự thi đâu, đã dự thi thì người ta trao cho giải nào thì nhận giải nấy, mày lại còn đến tận tòa soạn mà khiếu nại cho nó. Mà nó có nói gì đâu, chỉ thấy mày nói. Tôi thực sự không còn nhớ mình đã nói những gì lúc ấy, song khi nghe Ngọc Linh kể lại, tôi có chống đỡ rằng nếu là báo nào khác thì đây không nói làm gì cho mất công, song với tờ Nhân Loại thì phải nói. Vì Nhân Loại ở Sài Gòn hồi 1956 là tinh hoa của báo chí miền Nam, niềm hãnh diện của các nhà văn nhà thơ từng tham gia Kháng Chiến Chống Pháp thuở còn trai trẻ.

       

      Tôi nói với tác giả Trời Không Có Nắng rằng tôi vốn rất thích tờ báo đó, vì tôi rất ngưỡng vọng những nhà văn trong ban chủ trương: Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc, những người đã có sách trong Tủ sách Chân Trời Mới. Ðó là các tác giả trí thức tiến bộ của miền Nam, vì lúc ấy, Ðệ Tứ Quốc Tế (nhóm Chân Trời Mới, so với cộng sản đệ tam quá khích giáo điều, là sáng giá hơn nhiều). Tôi biết những điều này vì đã đọc các báo Tin Ðiển (Ðiển chứ không phải Ðiện), Ðời Mới từ khi còn ở Hà Nội, cùng lúc đọc các tờ Thế Kỷ, Hồ Gươm, và nhất là tờ tuần báo Cải Tạo do ông chú tôi, Nguyễn Sĩ Hiệp, làm thư ký tòa soạn, tiếp nối thư ký tòa soạn tiền nhiệm là ký giả Nguyễn Kim Sinh, thân phụ Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Hải hiện ở San Jose. Dĩ nhiên là Ngọc Linh rất vui, vì tôi biết anh không phải chỉ là một “nhà văn viết tiểu thuyết cho báo hàng ngày,” câu nói hàm ý khinh thường của các nhà văn vốn không bao giờ được các chủ báo hàng ngày mời viết – dùng để miệt thị những đồng nghiệp của họ, những người phải viết cho hai ba, hoặc tới năm tờ báo mỗi ngày.

       

      Ngọc Linh không những ăn khách bình dân, Ngọc Linh còn là thư ký tòa soạn tờ tuần báo văn học nghệ thuật sáng giá của thời đại, tờ Nhân Loại. Nhóm người Bắc chúng tôi lúc ấy làm báo người Nam chỉ có mấy người, và đều thân nhau, như Thanh Nam và tôi, hàng ngày hay hàng tuần ngồi ở các quán cà phê vỉa hè, khi thì ở Ngã Tư Quốc Tế (Ðề Thám Bùi Viện), khi thì ở dọc đường Phạm Ngũ Lão, bên hông Ga Xe Lửa, có khi ồn ào vì đông, với những Ngọc Linh, Kiên Giang Hà Huy Hà, Sĩ Trung, Ngô Tỵ báo Tia Sáng, Quốc Phượng báo Tiếng Chuông, sau này ở tù “đảng phái” ra có Lê Xuyên, hay các anh lớn tuổi như An Khê, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Bảo Hóa… Vui nhất là khi Ngọc Linh bảo tôi, đại ý “mày viết báo Nam kỳ là phải rồi, mày viết giọng Nam như tụi tao vậy”.


      Và Ngọc Linh còn làm thơ. Hãy đọc thơ Ngọc Linh để tưởng nhớ một nhà văn mặn mà với âm điệu bốn chữ của hàng chục nhan đề đã xuất bản của anh:

      – Em chờ anh

      Tặng em

      Nụ hôn đầu đời.

      – Tôi không thể!

      – Tại sao?

      – Vì tôi yêu lần cuối,

      Lâu rồi!

      (Ngọc Linh, Ðối Thoại)


      Gần bảy mươi mới làm thơ tình,

      Ðúng giọng điệu “lão già mất nết,”

      Có nết hay không rồi cũng chết

      Ta làm thơ chiêm nghiệm đời ta.

      (Ngọc Linh, Thơ Tình 70) *

      (VL, 11.7.2012)


      (*) Ảnh và thơ trích theo “Sài Gòn, Ngày Ấy… Bây Giờ” của Thiên Hà, 2010.


      Viên Linh

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về nhà văn Ngọc Linh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ngọc Linh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà (Viên Linh)

      - Ngọc Linh - Nhà viết kịch cao tay

        (Lê Chí Trung)

      - Nhớ nhà văn Ngọc Linh (Dương Linh)

      - Ngọc Linh – nhà văn đa tài

        (Phùng Thị Phương)

      - Như Hạt Mưa Sa (Dương Thị Liên Chi)

       

      Tác phẩm của Ngọc Linh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Mẹ Và Con (Ngọc Linh)

      - Đôi Mắt Người Xưa

      - Yêu Trong Hoàng Hôn

      - Như Hạt Mưa Sa

      Tác phẩm trên mạng:

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)