|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Luật Sư Trần Văn Tuyên
(1913 - 28.10.1976)
Tôi viết bài này một sáng sớm tinh sương trong khi nghe tiếng chuông Nhà Thờ Lớn Đức Bà Notre Dame de Paris, một công trình kiến trúc cổ điển, kiểu mẫu nghệ thuật Gothique, danh tiếng nhất nhì Âu Châu, đã được xây dựng từ năm 1163 và hoàn thành năm 1945, nghĩa là gần một thế kỷ.
Những hồi chuông nhà thờ vang lên không gian nơi đất khách, khiến tôi thương nhớ quê hương và thân bằng quyến thuộc, càng ngày càng xa vời, hao mòn, mờ biến nơi xa xăm, mịt mù sương khói. Trong số những người thân thuộc này, tôi nghĩ tới chiến sĩ Trần Văn Tuyên, mà trong 40 năm qua tôi vẫn xem là một huynh trưởng, một người bạn vong niên.
Trong suốt mấy mươi năm qua, tôi vẫn còn giữ trong tâm trí rất nhiều kỷ niệm giữa Anh và tôi, mặc dầu tôi không phải là một luật gia, mà cũng chẳng phải là một chính trị gia. Và trước sau, tôi cũng chỉ là một nhà văn hóa mà thôi. Chính nhờ điểm này, nhờ mẫu số chung này mà chúng tôi đã giữ gìn được niềm tương kính và cảm thông qua nhiều giai đoạn gập ghềnh của lịch sử hiện đại, chung qui nhờ một sự kiện hiển nhiên và đích thực: chiến hữu Trần Văn Tuyên là một nhà văn hóa, một nhà văn học, một nhà ái quốc, một nhà cách mạng chân chính đã nêu cao truyền thống dân tộc và giữ vững tinh thần bất khuất của giống nòi Lạc Việt.
Trong bài này, chúng tôi sẽ cố gắng kể lại cuộc đời và sự nghiệp của chiến hữu Trần Văn Tuyên, theo sự hiểu biết nông cạn của chúng tôi và sẽ phân ra bốn thời kỳ chính yếu: 1 thời kỳ Giải pháp Quốc gia, 2 thời kỳ Công du hải ngoại, 3 thời kỳ Tái hoạt động ở quốc nội, 4 thời kỳ Lưu đày ở Bắc Việt.
Thời kỳ Giải pháp gia quốc gia
Trước hết, chúng ta nên ghi nhớ: anh Trần Văn Tuyển sinh ngày 1 tháng 9 năm 1913, quê quán Tuyên Quang (Bắc Việ). Anh là một sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Hà Nội (Cử Nhân). Đặc biệt là Anh có hai bà vợ và 11 người con. Tánh tình vui vẻ, bạt thiệp, hòa nhã, dáng điệu trẻ trung, lanh lẹ như một thư sinh, cho nên được nhiều người, nhiều giới cảm mến, kể cả người ngoại quốc.
Để hiểu rõ sự nghiệp chính trị của Anh Trần Văn Tuyền, chúng ta nên nhắc lại những thời điểm trọng yếu dọn đường cho giải pháp quốc gia với Cựu Hoàng Bảo Đại đang còn lưu trú Hồng Kông:
19.12.1946: Việt Minh gây hấn, đánh quân đội Pháp ở Hà Nội và nhiều nơi khác miền Bắc và miền Trung.
19.05.1947: Việt Minh đánh nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ.
10.09.1947: Việt Minh bác bỏ lời kêu gọi của Cao Ủy Bollaert ở Hà Đông (appel de Hà Đông).
09.10.1947: Quân đội Pháp tổng phản công ở Bắc Việt
06.12.1947: Hội đàm Bollaert Bảo Đại ở Vịnh Hạ Long.
20.05.1948: Thành lập chính phủ Quốc Gia đầu tiên, do Tướng Nguyễn Văn Xuân cầm đầu.
05.06.1948: Ký kết Thỏa Ước Pháp Việt ở Baie d'Along.
08.03.1949: Ký kết Hiệp Định Elysées ở Paris.
24.04.1949: Cựu Hoàng Bảo Đại về nước (Đà Lạt).
03.06.1949: Sát nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.
30.12.1949: Pháp chuyển giao quyền hành cho Việt Nam.
Sau cuộc Hội Đàm Vịnh Hạ Long, Cựu Hoàng Bảo Đại đã cử hai vị cộng sự thân tín từ Hồng Kông về nước tiếp xúc các nhân sĩ quốc nội, nhằm thành lập Chính Phủ Quốc Gia đầu tiên. Hai cộng sự thân tín đó là Ô. Lưu Đức Trung và Ô. Trần Văn Tuyên. Cả hai ông kế tiếp nhau mà đi khắp ba miền, và đương nhiên là có ghé Huế, trước là để yết kiến Đức Từ Cung, thân mẫu Cựu Hoàng, sau là thăm viếng các cơ quan Chấp Chính cả Việt lẫn Pháp và các nhân sĩ, trong đó có các Cụ Võ Bá Hạp, Trần Thanh Đạt, Trần Văn Lý, Đào Đăng Vỹ, Đồng Sĩ Nga (hiện ở Texas, người đã vẽ mẫu cờ Việt Nam Quốc Gia).
Trong thời kỳ lưu lại Huế, ngoài nhiệm vụ chính trị, các vị đó đã được hướng dẫn đi xem cung điện lâu đài và một vài lăng tẩm kế cận Cố Đô. Do nơi sự hướng dẫn đó, kèm thêm những giải thích lịch sử và văn học, mà tôi có cơ hội quen biết với nhiều nhân sĩ Việt Nam và ngoại quốc.
Riêng đối với anh Trần Văn Tuyên, năm 1949, anh đã được bổ nhiệm Tổng Trưởng Thông Tin Chính Phủ Bảo Đại, mà tôi cũng nằm trong hệ thống của Bộ này, với Đài Phát Thanh Huế, do chúng tôi sáng lập, rồi sau này tôi chuyển sang ngành Thông Tin, lại càng gần gũi với Thông Tin Trung Ương, do LS Trần Văn Tuyên, rồi BS Phan Quang Đán điều khiển.
Còn đối với Cụ Lưu Đức Trung, khi vào Nam trong những năm 60-70, tuy Cụ không làm chính trị nữa, nhưng tôi vẫn còn giữ những mối giao hảo. Sau này, khi mất nước, Cụ lại trở về Hồng Kông là quê vợ, để tị nạn. Cách đây mấy năm Cụ Lưu có đi Hoa Kỳ thăm con cháu, ở lại mấy tháng. Trên đường về, Cụ Lưu ghé lại Paris và có tìm thăm chúng tôi. Cụ Lưu đã ở lại nhà tôi mấy hôm, hàn huyên, đàm đạo chuyện xưa tích cũ, biết bao thăng trầm thế sự...
Trở lại Anh Trần Văn Tuyên, sau khi tham gia Chính Phủ Bảo Đại, anh đã tham gia Chính phủ Trần Văn Hữu (1949-1951), cho tới khi thành lập Chính phủ Nguyễn Văn Tâm (1951-1952) thì Anh rút khỏi chính quyền, để hoạt động chính trị bên ngoài.
Thời kỳ Công du hải ngoại
Thời kỳ công du hải ngoại gồm hai giai đoạn:
1/. Giai đoạn công du Paris London (1951)
2/. Giai đoạn Hội nghị Genève (1954)
Nói về giai đoạn 1. giữa năm 1951, Thủ Tướng Trần Văn Hữu đã ký nghị định ngày 24.6.1951 cử Ông Trần Văn Tuyên và chúng tôi đi Pháp tham dự Lễ Kỷ Niệm Hai Nghìn Năm Thành Lập Paris (Bi-millénaire de Paris) (Paris tên cũ là Lutetia (Lutèce) được thành lập năm -51 trước T.C.), và sau đó đi tham dự Đại Lễ Luân Đôn (Great Festival of London), cứ 100 năm mới cử hành một lần, do lời mời của Bộ Ngoại Giao Anh (Foreign Office).
Đêm 14.7.1951, Anh Trần Văn Tuyên và tôi đã đến dùng cơm tối nơi nhà Tướng kháng chiến Chevance Bertin, chủ nhiệm Tuần báo Climats, với sự hiện diện của Ông Albert Sarraut, cựu Toàn Quyền Đông Dương, đương kim Chủ Tịch Hội Đồng Liên Hiệp Pháp (Président de l'Assemblée de l'Union Française. Khoảng 10-11 giờ đêm, tất cả tân khách được bà Chevance-Bertin mời ra sân cỏ xem đốt pháo bông phía Tour Eiffel, trông rất ngoạn mục.
Sau khi tham dự Lễ 2000 năm Paris, chúng tôi đáp tàu bay đi London, qua phi trường Heatrow, kế cận thủ đô Anh Cát Lợi. Chuyến đi này có Bà Phạm Thị Côn (sau này là vợ hai của Anh Tuyên), hồi đó đang theo học Viện Thẩm Mỹ (Institut d'Esthétique) ở Paris, tháp tùng. Lại có thêm hai vị nữa từ Saigon sang là Ông Nguyễn Hữu An, Giám Đốc Đài Phát Thanh Sàigòn, và từ Hà Nội đến là Ông Nguyễn Văn Ngọc, chuyên viên Sở Thông Tin Anh.
Phái đoàn, do Anh Trần Văn Tuyên hướng dẫn, đã được Ông Swan, đại diện Bộ Ngoại Giao Anh, nguyên lãnh sự Anh ở Saigon, cùng phu nhân tiếp đón và hướng dẫn. Bà Swan là người Pháp đã giúp phái đoàn rất nhiều trong việc giao dịch tại địa phương, vì thời đó anh ngữ còn đang phôi thai, chưa thông dụng như bây giờ.
Suốt trong một tháng, phái đoàn Việt Nam đã được Ông Bà Swan chiêu đãi và hướng dẫn từ Luân Đôn cho tới giáp Ecosse, qua xứ Galles, Liverpool, Stratford là nơi sinh quán của William Shakespeare, cho tới hí trường Harroget của ông, nơi mà ông đã diễn tuồng Hamlet vô tiền khoáng hậu bên trời tây. Lẽ tất nhiên là phái đoàn đã tham dự những lễ lớn của Great Festival of London, mà sự tái diễn sẽ cử hành vào năm 2051... Ngoài ra, phái đoàn đã được hướng dẫn đi xem Viện Bảo Tàng British Museum, Garden of Kew đẹp nhất thế giới và cổ thạch Stoneheinge, một thứ nhật thì biểu (horloge solaire) đã được hơn một trăm nhà khảo cổ nghiên cứu mà vẫn chưa xong! Và cũng được đi nghe các diễn giả nơi Hyde Park...
Bên cạnh sự tiếp đón nồng hậu của Bộ Ngoại Giao Anh, chúng tôi cũng đã được Bác Sĩ Trần Văn Đôn, Đại sứ Việt Nam và phu nhân (song thân của Tướng Đôn) tiếp đón rất là niềm nở. Hồi đó, Tòa Đại Sứ của ta ở số 14 đường Kensington.
Sau một tháng du ngoạn Anh Cát Lợi, phái đoàn đã trở về Paris và từ đó, mỗi vị tùy tiện phân tán đi các nước lân cận trước khi về nước khoảng giữa tháng 9, 1951.
Về phần chúng tôi, sau khi trở về Huế, chúng tôi nghỉ một thời gian nơi Thành Nội, rồi lại được cử trông coi ngành Thông Tin miền Trung, cho tới đầu năm 1953, thì được Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm cử vào trấn nhậm Khánh Hòa. Tại đây, tôi lại có cơ hội tiếp đón Bác sĩ Trần Văn Đôn, hồi đó đã thôi làm Đại sứ ở nước Anh, bèn ra Nha Trang thăm chúng tôi.
Khi nghe tôi về Nha Trang, anh Trần Văn Tuyên cũng đã hai lần bay từ Saigon ra thăm chúng tôi. Lần thứ nhất, vào khoảng tháng sáu, trước hè lớn, anh đánh điện cho tôi để tiếp đón và anh sẽ ở nhà Kỹ sư Lê Quang Huy, cựu Tổng Trưởng Công Chánh, một biệt thự nghỉ mát ở gần bãi biển Nha Trang.
Lần thứ nhì, anh ra Nha Trang vào tháng 10.1953; trước đó, vào khoảng tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Hỗn Hợp Pháp Việt có tổ chức một cuộc đổ bộ chớp nhoáng ở Qui Nhơn và đã chở về Nha Trang bằng tàu thủy gần một ngàn người quê quán Bình Định, đã khẩn thiết xin quân đội chở họ về miền quốc gia, để thoát khỏi cơ hàn và áp bức nơi vùng cộng sản. Đó là những người tị nạn cộng sản đầu tiên, trước Hiệp Định Genève. Chúng tôi đã tiếp đón và định cư họ nơi hai làng Lương Sơn và Phú Lộc.
Khi được tin có dân tị nạn Bình Định được đưa vào Nha Trang, anh Tuyên đã điện đàm với tôi và ngỏ ý muốn ra thăm dân tị nạn liền. Tôi đã xin anh để hưỡn cho vài tháng, chờ tôi sắp xếp công việc rất là phức tạp và bề bộn, xây xong hai làng nói trên, một làng cho dân chài lưới là Lương Sơn, một làng cho dân cày và dân làm rừng rẫy ở Phú Lộc.
Liền sau đó, có Phái đoàn Viện Trợ Mỹ từ Sàigòn ra, do anh Nguyễn Quan Nhạ (Tô Giang Tử) và Ông Leslie Barrow hướng dẫn. Tôi đã xin họ những phương tiện cấp tốc, để xây làng, lập ấp, như cây gỗ, fibro ciment, hạt giống, chài lưới và ghe đánh cá. Vì chúng tôi nghĩ rằng: cho người ta một trăm con cá, không bằng cho một cái lưới, hay là một cần câu. Tôi cũng nhớ lời dạy của Nguyễn Trãi: “ăn lộc nhờ ơn kẻ cấy cày”, cho nên tôi lúc nào cũng sung sướng và hãnh diện khi được phục vụ cho kẻ nghèo khó và chân lấm tay bùn.
Thế là sau khi lập xong mấy làng tị nạn, tôi điện đàm vào Sàigòn cho anh Trần Văn Tuyên, và đến nay tôi vẫn còn nhớ nhà anh ở số 198 đường Hồng Thập Tự, quận 3, Sàigòn, điện thoại số 25866, còn điện thoại ở văn phòng luật sư, 40 đường Gia Long, quận 1, là 24217. Tôi báo Anh hay rằng làng xã đã lập xong, xin mời Anh ra xem, và muốn ra lúc nào cũng được cả.
Đầu tháng 10, Anh chị Tuyên cùng ra Nha Trang, lần này anh chị ở lại với chúng tôi nơi Dinh Tỉnh, nhìn ra Biển Nam Hải mênh mông đang vỗ về một giang sơn gấm vóc. Chúng tôi đã đưa Anh Chị đi xem các làng tân lập Lương Sơn, Phú Lộc, làng kiểu mẫu Hòn Khói, trại cùi Đồng Đế, do Linh Mục Alix Bourgeois trông coi. Tình cờ cách đây 10 năm, tôi đã gặp lại ngài trên métro Paris, ngài đã nhìn ra vợ chồng chúng tôi trước và đã khởi đầu câu chuyện bằng tiếng Việt ở giữa thủ đô Paris, khiến cho hành khách vô cùng ngạc nhiên!
Cách xa trại cùi Đồng Đế, có Cô Nhi Viện Tin Lành, do Cụ Lê Văn Thái sáng lập. Tôi cũng hướng dẫn Anh chị Tuyên đến thăm Cô Nhi Viện. Mỗi nơi như thế, tôi đã sắp xếp sẵn để Anh Chị tặng những món quà và tiền, trích trong quỹ xã hội của Tỉnh, nhằm tăng uy tín của Anh đối với đồng bào địa phương, Tôi cũng thừa biết Anh Tuyên là người thanh liêm, bộc trực, nhà cửa của anh chỉ có những vật dụng tối thiểu. Nhà anh ở thuê, từ khi dời Bắc vào Nam, tham gia các Chính Phủ, nhà thuê của lão tỉ phú David, người Anh gốc Do Thái, thỉnh thoảng bị hăm dọa đuổi nhà, gây nhiều rắc rối, nhất là trong thời kỳ anh đứng vào hàng ngũ đối lập trong nhóm Caravelle.
Giai đoạn 2/ của thời kỳ công tác hải ngoại là việc Luật Sư Trần Văn Tuyên được cử làm Ủy viên trong Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954. Phái Đoàn này lúc đầu do Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định của Chính Phủ Bửu Lộc cầm đầu, lúc sau thì do Bác Sĩ Trần Văn Đỗ tiếp dẫn. Luật Sư Tuyên đã cố vấn Phái đoàn rất là đắc lực.
Thời kỳ Tái hoạt động quốc nội
Tháng 7, mồng 7, 1954, Quốc Trưởng Bảo Đại (đã sang Pháp để theo rõi Hội Nghị Genève) của ông Ngô Đình Diệm lập chính phủ. Ngoại trừ có BS Trần Văn Đỗ tham gia chính phủ Diệm trong một thời gian ngắn, LS Tuyên vẫn đứng vào thế bàng quan rồi đứng hẳn vào phe đối lập, với Tuyên Ngôn của nhóm Tự Do Tiến Bộ, quen gọi là nhóm Caravelle, thành lập năm 1960. Sau vụ đảo chánh hụt của nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, LS Tuyên bị bắt và đày ra Côn Đảo, mãi cho tới khi chính phủ Diệm bị lật đổ thì Ông mới được phe Quân Dân đưa về Sàigòn.
Năm 1964, LS Tuyên được cử vào Hội Đồng Nhân Sĩ, với tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Văn Hóa Xã Hội.
Năm 1965, LS Tuyên tham gia chính phủ Phan Huy Quát, với chức vụ Phó Thủ Tướng, đặc trách Kế Hoạch.
Trước đó, LS Tuyên đã được đề cử Đại Sứ VNCH tại Anh Quốc, với sự ưng thuận của Nữ Hoàng Elisabeth II, nhưng sau lại từ chối, vì LS Tuyên không muốn rời bỏ hàng ngũ quốc nội của anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng, để đi an hưởng nơi hải ngoại. Nếu hồi đó mà anh chịu ra đi, thì ngày nay có lẽ anh còn sống với chúng ta, nhưng chết vinh còn hơn sống nhục!
Về hoạt động chính trị, đảng phái quốc gia, LS Tuyên đã từng đảm nhiệm những chức vụ sau đây:
1947-1948: Ủy viên Trung ương Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc,
1949-1953: Ủy viên Trung Ương Việt Đoàn,
1948-1953: Tổng Thư Ký Việt Nam Phục Quốc Hội,
1964: Tổng Thư Ký Việt Nam Quốc Dân Đảng Miền Nam,
1971-1975: Dân Biểu Quốc Hội, đơn vị 1, Sàigòn, kiêm LS Tòa Thượng Thẩm Sàigòn.
Trong các hoạt động hiệp hội, đoàn thể, LS Tuyên là sáng lập viên Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam, Phong Trào Truyền Bá Quốc Ngữ, Hội Bảo Vệ Nhân Quyền và Công Quyền, ông cũng là cố vấn Tổng Công Đoàn Tự Do. Ông có dạy học ở trường Thăng Long Hà Nội.
Trong ngành báo chí, LS Tuyên là một ký giả kỳ cựu. Bút hiệu của ông: Chính Nghĩa, XYZ, cũng có khi ký là Trần Côn (lấy tên của bà vợ hai là Phạm Thị Côn). Viết báo từ năm 1933.
Trong ngành sáng tác văn chương, tiểu luận chính trị, LS Tuyên đã viết và xuất bản:
Hiu Quạnh, tiểu thuyết, 1944
Đế Quốc Đỏ, tiểu luận, 1957
Tỉnh Mộng, tùy bút, 1957
Hồi Ký Hội Nghị Genève 1954, 1966
Chánh Đảng, tiểu luận, 1967
Người Khách Lạ, truyện ngắn, 1968
Trong Quốc Hội, LS Tuyên đảm nhận chức vụ Ủy viên Ủy Ban Điển Chế Văn Tự (Commission de la Codification de la Langue et de l'Ecriture Nationales).
Ngoài ra, LS Tuyên là một sáng lập viên nhóm Tự Điển Bách Khoa Nguyễn Du, do ông Đào Văn Tập chủ trương. Chúng tôi, với tư cách một nhà văn học, đã được mời tham dự những buổi nhóm họp lúc ban đầu, trong những năm 50-60, sau đó phải bỏ dở, vì phải đi công tác hải ngoại.
Thời kỳ bị tù đày ở Bắc Việt
Theo nhà văn Trần Bình Nam, LS Tuyên đã bị cộng sản miền Bắc xông vào Sài-gòn, chiếm cứ miền Nam, rồi bắt dẫn lên trại Long Thành, ngày 16.5.1975, bị giam giữ nơi đây cho tới ngày 5.10.1975, thì di chuyển sang trại tù Thủ Đức.
Trong bản tự khai lý lịch khi ở trại Long Thành, anh viết: “Xét quá trình hoạt động, tôi không thấy có tội gì đối với nhân dân Việt Nam. Nếu tôi có tội gì thì đó là cái nhìn của đảng Cộng sản Việt Nam”.
Sáu tháng sau, giữa tháng 4, 1976, cộng sản dùng máy bay đưa anh Tuyên ra Bắc, giam tại nhà giam Hà Sơn Bình (Hà Tây cũ).
Khoảng tháng 10, cộng sản muốn ép anh thuyết trình về đảng phái miền Nam, nhưng lúc họ dẫn anh ra nơi bàn thuyết trình, thì thấy anh gục đầu, họ bèn đưa anh đi bệnh viện và ngày hôm sau, 28.10.1976, thì anh Tuyên lìa đời. Nhưng cộng sản vẫn ém nhẹm cái chết đột ngột và thê thảm này, vị sợ công luận nhân dân và quốc tế xúc động.
Tháng 6 năm 1977, lúc qua Pháp xin viện trợ, Phạm Văn Đồng vẫn còn dối quanh, khi nhà báo hỏi tới tấp về tin LS Trần Văn Tuyên đã chết ở miền Bắc.
Ở hải ngoại, bà Đạm Phương (con gái LS Tuyên) và anh em, thân hữu và chiến hữu, đã không ngưng hoạt động, yêu cầu các chính quyền bạn, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Amnesty International, can thiệp với Hà Nội, để Hà Nội phải trả lời dứt khoát về trường hợp LS Tuyên.
Cũng theo ký giả Trần Bình Nam, thì ngày 9 tháng 2 1978, bà Trần Thị Đạm Phương kêu gọi sự can thiệp quốc tế để Hà Nội trả tự do cho LS Tuyên. Nhưng than ôi! Ngày 19.5.1978 thì tòa đại sứ Việt Cộng ở Hòa Lan chính thức trả lời các tổ chức quốc tế biết rằng “Luật sư Trần Văn Tuyên đã chết ngày 28 tháng 10 năm 1976, vì bệnh băng huyết trong não bộ” (hemorragie cérébrale). Tin này tung ra đã gây nhiều xúc động trong các giới quốc gia và quốc tế.
Các ký giả quốc tế không ai mà không biết LS Trần Văn Tuyên. Trong thời chiến cuộc Đông Dương, trải qua ba bốn chục năm, nhà của anh nơi đường Hồng Thập Tự là nơi tụ họp thường xuyên của ký giả, văn gia, chính trị gia, người ra, kẻ vào tấp nập. Anh là người biết nhiều tin tức nhất nước, vì anh theo rõi kỹ thời cuộc và có nhiều cán bộ, thân hữu cung ứng cho anh rất đầy đủ và nhanh chóng.
Năm 1981, người con trai của anh là Trần Tử Miễn, sang Pháp tị nạn, đã được lão hữu Vũ Kim Âu đưa đến thăm chúng tôi. Chúng tôi đã thuật lại một số kỷ niệm buồn vui giữa chúng tôi trong mấy mươi năm qua, khiến anh vô cùng xúc động và thương xót cha già đã xả thân vì nước. Họ Vũ có nhờ tôi dịch mấy bức thơ của người gia đình họ Trần, để lập hồ sơ gởi cho Amnesty International, 10 Southhampton Street, London WC2E 7HF - England, xin họ can thiệp cho một người con trai của LS Tuyên, đang bị giam ở Như Xuân, Thanh Hóa.
Luật Sư Trần Văn Tuyên đã hiên ngang đi vào lịch sử dân tộc bằng cửa lớn. Người đã nêu cao tinh thần bất khuất của Nguyễn Thái Học. Người đã viết lịch sử với màu đỏ lòng son. Từ buổi thiếu thời, Người đã ý thức “đã trót sinh ra trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” như lời Nguyễn Công Trứ.
Phương chi, núi sông kia vô cùng xinh đẹp, như lời ca ngợi của Lê Quí Đôn:
Trâm ngọc non kia cài tận đỉnh,
Đai vàng sông nọ thắt ngang lưng.
Và anh cũng tin tưởng rằng, dù cho vật đổi sao dời, anh vẫn khắn khít, hào hùng sống chết với núi sông trường cửu:
Đất Việt nghìn năm sông núi vững,
Công đầu rạng rỡ lửa hương chung.
Chỉ tiếc rằng anh ra đi mà công việc còn dang dở, dân tộc hao mòn, cỏ cây xơ xác, bằng hữu bơ vơ. Nay thì kẻ mất người còn, tâm thành cầu nguyện cho anh sớm nhập hồn thiêng sông núi, phò trì cho lớp trẻ đang lên:
Giang sơn thủy nhiệm bi thương sắc,
Cảnh sử tài hoa phụ trái thâm!
(Núi sông ai nhuộm màu tê tái,
Cho kẻ tài hoa chịu nợ nần!)
Kẻ tài hoa, người chiến sĩ, chính là liệt sĩ Trần Văn Tuyên.
- Năm Dần Nói Chuyện Cọp Thái Văn Kiểm Khảo luận
- Con Trâu Trong Dân-Gian, Quê-Hương và Lịch-Sử Thái Văn Kiểm Khảo luận
- Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần Văn Tuyên (1913-1976) Thái Văn Kiểm Khảo luận
- Hoài niệm về ký giả Nguyễn Ang Ca Thái Văn Kiểm Hồi ức
- Những Mùa Xuân Của Thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thái Văn Kiểm Tiểu luận
- Cửa Thiền Nào Chốn Hỏi Mai Hoa Thái Văn Kiểm Khảo luận
- Mùa Xuân Với Những Quả Dưa Dân Tộc Thái Văn Kiểm Tiểu luận
- Nọ Bức Dư Đồ Thử Đứng Coi Thái Văn Kiểm Tiểu luận
- Thi hào Hàn Mặc Tử Thái Văn Kiểm Khảo luận
• Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần Văn Tuyên (1913-1976) (Thái Văn Kiểm)
• Trần Văn Tuyên, chính khách, người khách lạ (Viên Linh)
LS TRẦN VĂN TUYÊN Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn VNCH. Cựu Phó Thủ Tướng VNCH – Lãnh tụ VNQDĐ chết trong ngục tù cộng sản (Đảng sử VNQDĐ)
30 Năm với lãnh tụ Cách Mạng Trần Văn Tuyên (Bùi Ngọc Lâm)
Kẻ Sĩ Đầy Tiết Tháo Của Miền Nam Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên (Võ Thị Linh)
Thân Thế Và Sự Nghiệp Của Nhà Cách Mạng Trần Văn Tuyên (BS Trần Vỹ)
• Người Khách Lạ (Trần Văn Tuyên)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |