1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới thiệu tạp chí VĂN HÓA NGUYỆT SAN (Hà Nội, 5/1952 - 7/1954, Sài Gòn 4/1955 - 1974) (Nguyễn Tuấn Cường) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-1-2017 | VĂN HỌC

      Giới thiệu tạp chí VĂN HÓA NGUYỆT SAN (Hà Nội, 5/1952 - 7/1954, Sài Gòn 4/1955 - 1974)

        NGUYỄN TUẤN CƯỜNG
      Share File.php Share File
          

       

      Lời tòa soạn: Bây giờ, nửa thế kỷ trôi qua, chúng ta bình tâm nhìn về một giai đoạn văn học của miền Nam, đọc lại Sáng Tạo, đọc lại Văn Hóa Nguyệt San, để bồi hồi, để hãnh diện. Sáng Tạo vẫn hùng vĩ ở một cuộc đi tìm nghệ thuật mới. Văn Hóa Nguyệt San dù trở lại những cồ xua, nhưng vẫn là một bảo tàng viện về nghiên cứu văn học, văn hóa vô giá mà chúng ta không thể phủ nhận được. Chúng tôi xin đăng lại bài viết về Văn Hóa Nguyệt san của Nguyễn Tuấn Cường mà chúng tôi tìm được trên NET (với sự chấp thuận của tác giả). Cần ghi nhận là tác giả Nguyễn Tuấn Cường sinh năm 1980, giảng sư đại học tại Hà Nội. (TQBT)


          VHNS, bộ cũ, số 1, ra tháng 2/1952

      Tờ Văn hóa nguyệt san là tờ báo do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục [1] của hai chính phủ Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam, 1955-1975) phụ trách. Tờ báo được phép hoạt động theo nghị định số 331-Cab/SG ngày 5/5/1952 của Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tờ báo này có hai bộ, tạm gọi là “bộ cũ” (hoặc “loại cũ”, 5/1952-1954) và “bộ mới” (hoặc “loại mới”, 4/1955-1974) [2].


      Về bộ cũ, “Để liên-lạc một cách sâu xa với toàn-thể quốc-dân từ Nam chí Bắc và để góp phần xây dựng một nền văn-hóa mới, hoàn toàn Việt-Nam, Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục đã cho xuất-bản tại Hà-nội tập VĂN-HÓA NGUYỆT-SAN từ tháng 5 năm 1952. Từ ngày đó, tạp-chí V.H.N.S hàng tháng vẫn ra đều đều. Đến hồi tháng 7 năm 1954, vì cuộc biến-chuyển ở Bắc-Việt, bộ Q.G.G.D di-chuyển sở Văn-Hóa vào Sài-gòn, nên tập V.H.N.S phải tạm đình-bản trong một thời gian” (VHNS, bộ mới, số 1, 3/1955, tr. 147). Bộ cũ ra số đầu và tháng 5/1952, số cuối vào tháng 7/1954, tổng cộng 18 số, in tại Hà Nội, nhà in Việt Nam số 93 Hàng Bông; hoặc tại nhà in Việt Nam, số 33 Lý Quốc Sư, Hà Nội.



           VHNS, bộ mới, số 1, ra tháng 4/1955

      VHNS bộ mới (1955-1974) được xuất bản tại Saigon, hoàn toàn độc lập với chính quyền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) thời bấy giờ. VHNS “bộ mới”, hoặc “loại mới”, ra số đầu vào tháng 3/1955, đến số cuối năm 1974. Chủ nhiệm tờ báo ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962 (tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962, sau đó Nguyễn Đình Hòa là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút; từ năm 1967, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Giám đốc Nha Văn hóa Trịnh Huy Tiến; từ 1971, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Giám đốc Nha Văn hóa Tăn Văn Hỉ (tức Lạc Thiện Tăng Văn Hỉ, ở trên tạp chí viết là “Tăn”). Tòa soạn tại số 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8 đường Nguyễn Trung Trực, Saigon. Tờ báo này từ năm 1968 đổi thành Văn hóa tập san (viết tắt: VHTS), từ thời điểm đó ra báo càng thưa thớt, mỗi năm ra từ 2 đến 5 số, bởi không còn là “nguyệt san” nữa.



       Đổi tên thành Văn Hóa Tập San từ 1968

      Dù nhan đề là “nguyệt san” nhưng kì thực tờ báo này ra không đều đặn theo từng tháng, có khi vài ba tháng mới ra một số. Việc đánh số cho mỗi lần xuất bản của tờ VHNS rất phức tạp và thường xuyên thay đổi. Từ năm 1955-1963, tờ báo được đánh số liên tục từ số 1 (4/1955) đến số 88 (12/1963), tương ứng với 88 cuốn tạp chí. Từ số 69 (tháng 3-4/1961) trở đi, bên cạnh đánh theo Số, bắt đầu thêm cách đánh theo Tập và Quyển [3]. Tập có nhiều Quyển, mỗi năm có nhiều Quyển nhưng tính chung một Tập, Tập có khi gọi bằng “Năm thứ”, Quyển có khi gọi bằng “Số”. Nhiều trường hợp tạp chí ghép 2 số vào một cuốn, cho nên được 58 số nhưng chỉ có 46 cuốn. Như vậy tổng cộng tờ Văn hóa nguyệt san có 88 + 46 = 134 cuốn (đóng rời, mỗi cuốn thường có khoảng 150-250 trang), nếu tính theo đơn vị “số”/“quyển” được tạp chí tự đánh số thì là 88 + 58 = 146. Mỗi số báo in 2.000 bản [4], từ năm 1969 trở đi in 1.500-1.600 bản. Từ số 69 trở đi cũng bắt đầu có thêm Mục lục bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, đồng thời cũng bắt đầu đăng tải đều đặn các bài khảo cứu bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Số cuối cùng của tờ báo này, Văn hóa tập san, năm thứ 23, số 2 năm 1974 ra trong khoảng từ sau ngày 20/6 đến trước khoảng cuối tháng 8/1974 [5]. Như vậy, nếu tính tổng số cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới” (1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 “cuốn” (đóng rời), tương ứng với 18 + 146 = 164 “số”/“quyển” tạp chí.


      Về mục lục tổng quát của tờ báo, bản thân tờ báo đã biên soạn các bản tổng mục lục sau:


      - Mục-lục tổng-quát Văn-hóa Nguyệt-san (loại mới, 1955-1960, số 1-57), do Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn. Gồm 3 phần: mục lục phân tích, mục lục các tác giả, mục lục các tranh ảnh; in liên tục trong bốn số VHNS từ số 63 đến số 66 (số 63, 8/1961, tr. 979-1007; số 64, 9/1961, tr. 1181-1192; số 65, 10/1961, tr. 1367-1398; số 66, 11/1961, tr. 1590-1622).


      - Mục lục Văn-hóa Nguyệt-san 1962-1967, Đỗ Văn Anh và Nguyễn Đức Soạn biên soạn. Gồm 2 phần: mục lục theo tác giả, mục lục phân tích; in trong toàn số VHTS năm thứ XXI, số 3 (năm 1972), gồm 184 trang.



           Số cuối, ra khoảng tháng 6-8/1974

      Về nội dung, VHNS (bộ mới) tập trung vào ba mảng nội dung lớn: 1). nghiên cứu khoa học, 2). tin tức văn hóa, giáo dục và chính trị. 3). sáng tác văn học nghệ thuật. Trong đó nổi bật là mảng nghiên cứu khoa học tương đối toàn diện bởi quy tụ được rất nhiều bài viết có chất lượng khoa học cao về hầu hết mọi lĩnh vực văn hóa học thuật đương thời, gồm cả cổ học và các khoa học hiện đại, cả khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên, mặc dù có ưu ái đối với khoa học xã hội nhân văn. Những tác giả thường xuyên của VHNS cũng chính là những học giả thời danh về nhiều lĩnh vực văn hóa học thuật (Thái Văn Kiểm (tức Tân Việt Điểu), Nguyễn Đăng Thục, Bửu Cầm, Phạm Văn Diêu, Vương Hồng Sển, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Văn Sơn, Á Nam Trần Tuấn Khải, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, Nghiêm Toản, Phan Khoang, Tu Trai Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Trung, Hồng Liên Lê Xuân Giáo…). Nội dung nghiên cứu khoa học trong VHNS đôi lúc quá chuyên sâu, dẫn đến việc thu hẹp đối tượng độc giả, như lời Ban chuyên viên Nha Văn hóa năm 1967: “[…] cho tới nay Văn-Hóa Nguyệt-San đã chủ trương thiên hẳn về môn cổ học thâm cứu và những vấn đề quá chuyên môn, do đó những bài vở in ra có giá-trị của những tài liệu tham khảo, chỉ giúp ích cho một số ít người cần tra cứu mà thôi. Vì thế có lẽ mới có tình trạng gần như độc chiếm của một số tác giả” (VHNS, năm thứ XVI, quyển 1-2, tháng 9-10/1967, tr. IX). VHNS cũng có nhiều cố gắng giới thiệu những vấn đề và thành tựu khoa học đương đại trên thế giới vào Việt Nam.


      Mảng tin tức văn hóa, giáo dục và chính trị cũng tương đối toàn diện, bao quát được tình hình quốc nội đương thời, cũng có điểm tin nước ngoài nhưng không nhiều; mảng này bị lãng quên trong giai đoạn 1964-1966, rồi lại được khôi phục từ năm 1967. Mảng văn học nghệ thuật thì không có gì nổi bật, chiếm ít dung lượng tờ báo, chủ yếu đăng thơ, một số dịch phẩm văn học.


      Trong lịch sử báo chí Saigon giai đoạn 1955-1975, có lẽ VHNS chính là tờ báo thành công trên cả ba bình diện: tính đa dạng về nội dung; giá trị khoa học cao; thời gian tồn tại lâu dài [6]. Với tư cách là cơ quan ngôn luận của Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, VHNS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó là nghiên cứu, giới thiệu và truyền bá những kiến thức văn hóa và giáo dục của Việt Nam và thế giới.


      Hà Nội, tháng 8/2010

      -----------------------

      [1] Qua các chính quyền VNCH, Nha Văn hóa lần lượt thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ Văn hóa Giáo dục, Tổng bộ Văn hóa Xã hội, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sau khi Mai Thọ Truyền, Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa mất (17/4/1973), Nha Văn hóa lại thuộc về Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.

      [2] “Tạp-chí “Văn-Hóa Nguyệt-San” do Nha Văn-Hóa (Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục) phụ-trách biên-soạn và xuất-bản, chiếu nghị-định số 332-Cab/SG ngày 5-5-1952, đã ra mắt bạn đọc tại Hà-nội (số 1, loại cũ) từ tháng 5 năm 1952 và tại Sài gòn (số 1, loại mới) từ tháng 4 năm 1955” (VHNS, số 69, 3-4/1962, mục Kính cáo bạn đọc, trang đầu không đánh số).

      [3] “Tính đến năm 1962, V.H.N.S. đã được 11 năm, sẽ kết-thành 11 tập, mỗi tập tối-đa có 10 số liên-tiếp. Nay tạp-chí V.H.N.S. kể từ số 69 trở đi, sẽ in rõ ngoài bìa và ở trong ruột mỗi số xuất-bản thuộc về tập nào, ăn vào năm nào, để giúp bạn đọc khi đóng thành tập khỏi nhầm lẫn về số và tập. Mục-lục đầy-đủ về mỗi số sẽ in ở phần đầu trong tạp-chí để bạn đọc xem thấy rõ ngay” (VHNS, số 69, 3-4/1962, mục Kính cáo bạn đọc, trang đầu không đánh số).

      [4] “Từ năm 1955 tới năm 1968, Nha Văn Hóa đã xuất bản 112 số Văn Hóa Nguyệt San, mỗi số in 2000c. Những số này đã bán hết” (VHTS, năm thứ XXII, số 1 (năm 1973), tr. 202).

      [5] Hiện chưa khảo được chính xác thông tin về thời điểm ra đời của VHTS số 2 năm 1974. Nhưng có thể suy đoán như sau: mục Tin tức Văn hóa Giáo dục và Thanh niên trong số báo này có ghi sự kiện “Thành phần phái đoàn lực sĩ Việt Nam dự Đệ Thất Á Vận Hội” (tr. 195), trong đó viết: “Phái đoàn lực sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham dự Đệ Thất Á Vận Hội ở Teheran (Ba Tư) vào cuối tháng 8 sẽ gồm 17 người, kể cả nhà dìu dắt. Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên cùng Ủy Hội Quốc Gia Thể Thao Thế Vận và các Tổng Cuộc trong phiên họp hôm 20-6 tại Bộ đã quyết định […]” (chữ in đậm do tôi nhấn mạnh - NTC). Vậy số báo này phải in sau ngày 20/6/1974, và trước giai đoạn cuối tháng 8/1974.

      [6] VHNS có thời gian tồn tại dài hơn cả tờ Bách khoa (15/1/1957-20/4/1975, nhưng xét về độ dày dặn thì không bì được với Bách khoa.


      Nguyễn Tuấn Cường

      Thư Quán Bản Thảo số 73, Tháng 1-2017
      Giới thiệu Văn Hóa Nguyệt San(1952-1974)

      Nguồn: nguyentuancuonghn.blogspot.com


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới thiệu tạp chí VĂN HÓA NGUYỆT SAN Nguyễn Tuấn Cường Giới thiệu

    3. Bài viết về Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San

       
      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)