|
Trần Trọng Kim(.0.1883 - 2.12.1953) | Văn Đen(.0.1919 - 2.12.1988) | Đàm Trung Pháp(.0.1941 - 2.12.2021) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Trần Phong GiaoMở đầu cho sự hợp tác với diễn đàn văn nghệ này từ năm thứ hai của nó, anh Trần Phong Giao gửi cho Thời Tập một bài viết xoay quanh việc làm một tạp chí văn chương - mà anh đã có đầy đủ kinh nghiệm sau gần mười năm điều khiển bán nguyệt san Văn. Bài của anh Trần Phong Giao dưới hình thức một lá thư ngỏ gửi cho người chủ trương diễn đàn này - nói về rất nhiều việc, từ độc giả một tờ báo văn chương qua những người cộng tác là các nhà văn nhà thơ, cho đến người làm tờ báo đó, và các đồng nghiệp. Chính vì những điều này - được chia thành các đề mục I, II, III... do chúng tôi đặt - bài viết sẽ được đăng trọn. Nó liên hệ đối với những ngươi yêu chuộng báo văn chương, tuy trong đó có nhũng điều riêng tư của người viết - và của những người được nói đến - và hẳn đó là những điều hy vọng sẽ được coi là thường tình nếu bạn đọc chấp phân đọc một lá thư ngỏ: Thư Ngỏ Của Trần Phong Giao Gửi Viên Linh.
Sở dĩ có thư này vì trong Thời Tập số trước (17), trả lời ông bạn Vũ Phan L. ở Bình Định, bạn Viên Linh đã gọi đích danh tôi ra mà cho rằng "người tổ chức một tạp chí văn nghệ có tài phải là anh Trần Phong Giao." Tôi tin là ông bạn họ Vũ ở Bình-định sẽ không tin điều bạn khẳng định. Thư này sẽ nói rõ vì sao.
Nhớ lại cách đây không lâu, anh Võ Phiến, từ Bình Định về có cho tôi biết là anh em văn nghệ ngoài nớ có nhắc tới tôi và khen tôi là "khôn". Khôn vì tôi đã thôi không làm báo. Và vì không làm báo nữa nên tôi còn giữ được "cái huyền thoại là người làm báo giỏi". Anh em ở Bình Định đã có lý. Không cứ gì người cầm bút, ngay các độc giả trung bình ở miền Trung đã rất tinh tường.
Tôi nói thế không phải để "nịnh" độc giả của một miền mà chỉ là nói lên một sự thực: Tập san văn chương nào không được độc giả miền Trung - cái miền Trung khô cằn sỏi đá nhưng ham đọc nhất nước - ủng hộ, thì sẽ có cơ duyên mất đi chừng phân nửa độc giả tính chung trong nước. Điều đó đã xảy đến với tạp chí mà ta tạm gọi tên là Pb. Một cây bút trẻ ở Tuy Hòa, nhân vui câu chuyện, cho biết ông già của ảnh mua tạp chí Pb trong nhiều năm liên tiếp. Thế rồi, đột ngột, ông cụ "chê", không mua tiếp nữa, vì "nó đã sút kém đến trở thành vô bổ" (những chữ trong dấu ngoặc kép là dẫn nguyên văn lời anh bạn nọ.) Một dữ kiện cần nêu rõ: ông cụ thuộc thành phần khá giả, không chịu ảnh hưởng gì của các biện pháp kinh tế mùa thu, mùa đông, v.v... Gần đây, tôi được biết là số bán của tạp chí Pb so với năm trước khi ông cụ ngoài Tuy Hòa ngừng mua chỉ còn chừng phân nửa. Trong lúc các tạp chí bạn không những không giảm số bán mà lại có phần tăng lên chút đỉnh, con số phân nửa độc giả cũ của Pb tản mác đi đâu? Vấn nạn đặt ra, chung cho những ai muốn làm báo văn chương. Giải được vấn nạn này là coi như bắt được yếu tố "nắm được độc giả", - yếu tố cần và đủ thứ nhì sau khi "tìm được độc giả".
Khởi đi một cách khiêm nhường thầm lặng, Thời Tập đã tìm được độc giả. Nhà phát hành cho tôi biết báo bạn tăng dần dần, không tăng nhiều nhưng mỗi số đều nhích lên chút đỉnh. Như vậy là bạn đã tìm được độc giả. Vấn đề đặt ra cho bạn bây giờ phải chăng là "nắm lấy độc giả". Tôi tin là bạn biết cách cần làm. Ở đây cần tới cái tài ngửi (nhà phê bình Vũ Ngọc Phan dịch chữ flair, tôi dùng theo) của tay làm báo: biết độc giả cần gì, muốn gì. Rán lên bạn nhé. Mất đi một độc giả, buồn lắm. Mà không chỉ buồn. Con số "mất đi" thường không chỉ bỏ đi một cách đơn độc. Nó rủ rê, nó la lối, nó gây ảnh hưởng khó ngờ. Kinh nghiệm cố văn sĩ Nguyễn Vỹ và tạp chí Phổ Thông năm nào, hẳn bạn còn nhớ đấy.
Cách đây khá lâu rồi, một anh bạn có lòng thương loan tin trên báo (mà ta tạm gọi là báo Pa) rằng tôi sẽ đảm trách những số báo đặc biệt. Trước khi loan tin, gặp tôi anh có bảo tôi làm. Nhưng ảnh chỉ bảo vậy thôi nên tôi cũng nghĩ là ảnh chỉ nói thế cho vui, chứ báo Pa của ảnh chẳng cần gì tới một tay "hết thời" như tôi. Có tôi chợ thêm đông và không có tôi thì chợ vẫn tưng bừng tấp nập. Phần khác, tôi còn một mối lo lớn khác: lo kiếm miếng ăn độ nhật. Thành ra, cho tới nay, nhiều năm tháng đã trôi qua, tôi vẫn chưa có hân hạnh đáp lại mỹ ý của anh bạn có lòng nọ.
Bạn Viên Linh, bạn đưa đề nghị với tôi bằng miệng, còn tay bạn thì nhét vào túi tôi một khoản tiền. Hiện nay tôi không đến nỗi "chạy ăn từng bữa" và cũng không có khoản gì cần tiêu cách đặc biệt. Khoản tiền bạn đưa ra không lớn, nhưng đủ để tôi mua cho mấy đứa con mỗi đứa một đôi dép. Trẻ thơ, ngày Tết, được đi dép mới cũng là niềm vui. Con được vui, chẳng lẽ bố không lo làm trả nợ.
Không một ai có thế làm nổi tạp chí một mình. Một người cộng tác không tới, một người bỏ đi, phải coi là một thiệt thòi chung cho tờ báo. Thiệt thòi lớn hay nhỏ không quan hệ. Chỗ quan hệ là sự thiệt thòi, tout court.
Nhờ ai việc gì, mời ai làm gì, chẳng nên nhờ hay mời cách khơi khơi. Đồng tiền trả công không quan hệ bằng cách trả. Tôi đã nói điều đó với những bạn tìm đến tôi để hỏi về "kinh nghiệm làm báo".
Một gói trà ngon, mấy dòng chữ viết khéo gởi cùng tập báo biếu, riêng đối với một số tác giả, lại quý hơn tiền bạc.
Cái khó là phải cư xử với người hợp tác sao cho thuận tình hợp lý. Người chủ trương của một tập san văn chương cần phải khéo léo. Sự khéo léo đó chẳng ai dạy cho mình, ngoài kinh nghiệm sống của chính bản thân và tuổi nghề...
Hai chữ "hết thời" viết ở đoạn trên cũng là chuyện xưa tích cũ. Cách đây hơn hai năm, một nhà thơ cho biết là nếu tôi không cố làm một tạp chí thì tôi sẽ bị "họ" coi như là tên "hết thời". Tôi đã trả lời: "Tao có cái thời nào đâu mà còn hay hết!" Anh bạn có vẻ không chịu hiểu câu nói của tôi mà phá lên cười hô hố.
Nhớ lại Thời Tập mới ra, một ông chủ báo danh tiếng lẫy lừng (một trong những "họ" mà bạn tôi định nói) đã chê "Thời Tập là báo con nít, văn nghệ ai mà thèm đọc, sống giỏi lắm được vài ba số..." Lời ông chủ báo, người đã có danh có tiếng, có dưới tay cả một "bộ biên tập chủ lực hùng hậu", hỏi tôi không tin sao được! Ấy vậy mà tới nay Thời Tập đã ra được gần hai chục số; số độc giả tìm đến Thời Tập cũng gần bằng số độc giả mua báo của ông chủ nọ.
Bạn Viên Linh,
Xem thế mới biết bạn là tay làm báo văn chương giỏi. Bạn làm việc một mình, không có ngay đến một thầy cò giúp việc (có người bảo tôi bạn đi làm 8 tiếng, tan sở về thẳng nhà tư ngồi cặm cụi sửa bài). Làm việc một mình cần phải kiên nhẫn nhiều. Cứ làm mà không nói. Làm được đến đâu hay đến đó, cách giản dị và khiêm cung.
Không có gì dễ bằng nói. Càng nói lớn lối càng dễ. Nhưng không có gì khó bằng làm, cứ làm và chỉ làm. Chỗ quan hệ là làm. Việc làm sẽ biện minh cho sự im lặng của ta, đó là câu trả lời hùng hồn nhất cho chúng bỏ công kích ta.
Từ lâu tôi xa lánh nơi ân oán giang hồ. Nhưng tôi có linh cảm là làm Thời Tập bạn bị công kích nhiều lắm. Do đố kỵ, do bè phái, do bực bội... Nín đi, bạn ta. Ngay cả vài dòng viết trên bìa đầu tờ báo cũng chẳng dám viết làm gì. Điều nên viết nhất là viết cho bạn đọc, viết vì bạn đọc. Hay nói theo ngôn ngữ của văn chương hiện thực "hôm nay": viết cho ai chứ không viết cho chính mình.
Giễu "hôm nay" như vậy mình già rồi, già thật sự rồi. Người già thường hay lẩm cẩm. Có vẻ vì lẩm cẩm nên đã hơn một năm nay tôi thường liên tiếp từ chối lời mới làm tạp chí văn chương của nhiều vị có lòng thương tưởng tới. Nghĩ cho kỹ, sự lẩm cẩm của tôi có nhiều nguyên do sâu xa và thường là thầm kín. Đem giãi bầy ra giấy trắng mực đen, e không tránh khỏi làm buồn lòng vị này vị nọ, kẻ còn sống người đã khuất.
Tôi xin lạm dụng những trang báo này để minh định đôi điều:
- Từ tay trắng, với rất nhiều công khó, tôi đã dựng nên một tạp chí văn chương, tự lực mà sống lâu hơn cả trong quá trình sinh hoạt báo chí nước ta. Tôi không có tài, chỉ có chút công. Hơn hai năm nay tôi không viết báo, không làm báo, vì tuân theo một nguyên tắc do chính tôi đặt để cho cuộc sống.
Từ nay, nếu thỉnh thoảng tôi có giúp cho Thời Tập một đóng góp nho nhỏ, ấy là vì tôi biết rõ anh bạn Viên Linh đã và đang làm báo một mình, cô đơn và thiếu thốn.
Rất có thể, rồi ta tôi cũng sẽ làm báo trở lại. Nhưng đó là chuyện về sau. Chuyện chỉ xảy ra trong trường hợp nếu tôi bị đói quá, nếu tôi thấy cần đền đáp tình người tri kỷ, nếu tôi, tự làm lấy báo của riêng mình hoặc nếu gặp được người biết cách đãi ngộ tốt với các cộng tác viên... Ngoài mấy trường hợp trên, tôi xin được nhận chữ "khôn" của anh em ngoài Bình-Định đã âu yếm tặng cho. Rất vui và nhận.
Tôi vừa lo xong cuốn sách đã làm tôi mất nhiều thì giờ hơn cả từ nhiều năm nay. Bạn nghe thấy chăng tiếng tôi thở dài, nhẹ nhõm!
Hi vọng là sang năm mới đây, tôi sẽ đỡ bạn được một vài công việc, nho nhỏ thôi, nhưng - tôi mong muốn thế - sẽ làm cho bạn đọc Thời Tập được bằng lòng.
Sau ngày ban bố sắc luật 007/12, tôi ngưng làm tờ Chính Văn, quay về nghề cũ, nghề thủ thư. Cái nghề hít bụi này có được lợi điểm là có nhiều tài liệu. Lục chồng sách cũ, tôi kiếm được ít nhiều tài liệu xưa. Khởi đầu, tôi sẽ sao chép, sắp xếp lại và sẽ gởi bạn một số tài liệu về NHUỢNG TỐNG, cây bút tài hoa danh tiếng thời tiền chiến.
Đương nhiên là rồi tôi sẽ chỉ giúp bạn được về phần tài liệu thôi (cái mà bạn từng gọi là "ưu điểm đầu tiên"). Còn việc làm cho một tạp chí, được đông đảo người biết và tìm đọc nhiều hơn, sẽ là do chính người chủ trương. Tôi nghĩ, không gì bằng trích dẫn ngay lời của bạn, phát biểu với tư cách một độc giả (cái nầy mới là quan trọng) khi được tập san Văn tham khảo ý kiến hồi đầu năm 1972:
(...) "Tôi muốn Văn trở nên một tờ bán nguyệt san đúng nghĩa: nửa tháng không đọc nó là phải thấy mình kém sinh hoạt. Một tờ báo nửa tháng có thể khai thác sinh hoạt nhiều hơn một tờ báo tuần, và dĩ nhiên, lẹ hơn tờ báo tháng. Để không là những tuyển tập đều đặn."
Hai năm trước, bạn đã "dạy khôn" thiên hạ. Bây giờ, bạn hãy làm đi! Làm để khỏi mang tiếng là "chỉ biết nói."
Tránh không làm những tuyển tập đều đặn. Được bấy nhiêu đó, tôi tin là bạn sẽ được độc giả ủng hộ. Mà khi đã được độc giả ủng hộ rồi thì lo gì giấy lên giá, điện lên giá, gạo lên giá. Có độc giả, nói theo ngôn ngữ thời thượng, là bạn có tất cả.
Bạn Viên Linh,
Ngày hai bữa cơm rau, nếu không được "vỗ bụng no bình bịch" thì cũng đỡ chạy xuôi chạy ngược, lo đôn lo đáo, thì giờ rảnh rang, học thêm ít chữ nghĩa thánh hiền cho mình bớt ngu. Đêm đêm chong đèn, dịch văn. Dịch xong, cuốn nào in được thì cho in. Gặp khó, đem cất kỹ vào ngăn tủ... chờ thời. Được làm những việc mà mình ưa thích há chẳng đủ là niềm hạnh phúc của kiếp nhân sinh, chao ôi, cái kiếp nhân sinh dẫy đầy hệ lụy!
Nói quanh nói quẩn rồi cũng quay lại chữ "thời".
Gặp thời thì dễ. Tạo ra thời mới khó.
Bạn là người không chịu ẩn nhẫn, lại chịu thương chịu khó; kinh nghiệm không giàu nhưng cũng đủ để làm hành trang. Con đường đi tới còn dài. Tôi là một trong những người tin là bạn sẽ đi được xa trong tương lai gần.
Vì tin như thế nên thư này không được chấm hết bằng những lời chúc tụng thường tình. Mà nó gởi đi, tới bốn phương, sự ước mong sẽ được anh em bằng hữu khắp nơi chia xẻ với tôi niềm tin tưởng đó.
Sài gòn, ngày 1.1.1975
(Thời Tập số 21)
- Một Tiếng Thở Dài Trần Phong Giao Hồi ức
- Thân Phận Thi Phẩm Của Hoài Khanh Trần Phong Giao Nhận định
- Đóa Hồng Trắng Không Gai Trần Phong Giao Tùy bút
- Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương Trần Phong Giao Thư Ngỏ
- Nhớ Y Uyên Trần Phong Giao Tạp bút
Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương (Trần Phong Giao)
VĂN và ông Trần Phong Giao (Nguyễn Lệ Uyên)
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê)
Tổng Quan Về Nhóm Sáng Tạo (Nguyễn Vy Khanh)
Nhìn Lại Một Số Tạp Chí Miền Nam
(Nguyễn Văn Lục)
Ý Thức: Đời Sống Của Tôi (Nguyên Minh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên)
Phan Nhự Thức và Tạp Chí Trước Mặt
(Khắc Minh)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |