|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thư họa Vũ Hối
Sau năm 1975 hàng triệu người Việt tới những vùng đất xa lạ trên thế giới. Họ đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong lãnh vực giáo dục, khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên một số người vẫn bi quan lo ngại văn hóa Việt tại nước ngoài sẽ bị đồng hóa như giòng những nước nhỏ chảy vào đại dương. Điều đó không xảy ra. Hơn hai mươi năm trôi qua, người Việt không những giữ được truyền thống cho mình mà còn góp phần làm đẹp thêm cho nền Văn-Hóa tại những quốc gia. Họ đã mang cái tinh thần Việt Nam trong đời sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình làm những của ăn tinh thần tinh khiết trên bàn tiệc chung với dân bản-xứ. Những người nghệ sĩ của chúng ta đem những sáng tạo của mình như món quà cao quý cống hiến cho kho tàng Văn-hóa thế giới. Một trong những nghệ sĩ được biết đến nhiều hiện nay là nhà văn, nhà thơ kiêm họa sĩ, nhiếp ảnh-gia Vũ-Hối.
Giới-thiệu người nghệ sĩ đa tài này phải cần một cuốn sách dày mới nói lên được phần nào về những sáng tác và đời sống của ông. Chuyện đó có lẽ sẽ xảy ra trong tương lai gần do một nhà thơ Mỹ thực hiện. Bài báo này chỉ là vài nét sơ lược những thành tích của ông.
Vũ-Hối sinh ngày 12-11-1932 tại Quảng Nam. Giòng họ ông có nhiều người nổi tiếng về văn chương hoặc dấn thân cho lý tưởng trong đó có cụ Huỳnh-Thúc-Kháng một nhà cách mạng nổi tiếng đồng thời là chủ nhiệm tờ Tiếng Dân tại Huế và nhà văn Vũ-Ký -anh ruột ông.
Vũ-Hối được biết tới nhiều qua những thành tích về hội-họa. Vào đầu những năm 1960 lúc cuộc chiến một ngày một sôi động, ông tốt nghiệp trường cao đẳng mỹ thuật và được cử sang Hoa-Kỳ tham dự cuộc triển lãm quốc tế do viện Gertrude Herbert tổ chức. Ông đoạt giải khôi nguyên và được mời vẽ chân dung cho tổng thống Kennedy ngày 21-07-1963. Năm 1967, ông vẽ chân dung tổng thống Phác Chính Hy của Đại Hàn. Thập niên sau đó, ông triển lãm tranh tại Pháp, Ý, Anh, Nam-Hàn, Đức, Phi-Luật-Tân và Hoa-Kỳ.
Năm 1972 Vũ-Hối trao tặng bức chân dung cho tướng Abrams trong một buổi lễ tại Tân-Sơn-Nhất. Tướng Abrams là tư lệnh lực lượng Hoa-Kỳ tại Việt Nam lúc đó vì thế Vũ-Hối bị học tập 17 năm trời. Ông được trả tự do năm 1989 nhờ sự can thiệp của Tổng Thống Pháp, Quốc Vương Bỉ và nhiều hội thiện nguyện tại Hoa Kỳ. Năm 1995, ông sang Tiệp theo lời mời của ban tổ chức PRAHA 95-DCHDA. Trong cuộc tiếp kiến với Tổng Thống Tiệp Vachay Havel, ông trao tặng vị tổng thống kiêm kịch tác gia nổi tiếng bức tranh Mộng Hòa-Bình (Dream of Peace). Bức này được vẽ trong niềm khát vọng của ông.
Tranh của Vũ-Hối được thể hiện dưới nhiều đề tài đa diện dù là tranh lụa hay sơn dầu. Đó có thể là cô gái đẹp trong chiếc áo dài rực rỡ, cọng cỏ vàng hắt hiu giữa trời quê mẹ hay mối tình huyền thoại Trọng Thủy, My Châu....
Sự sáng tạo hội họa của Vũ-Hối không chỉ diễn tả trên những bức tranh thông lệ. Khi ông David Jones (cựu Giám Đốc viện Nghệ Thuật Gertrude Hoa-Kỳ) thực hiện máy quay tranh "The Deja Vu Machine" thì nghệ sĩ Vũ-Hối cũng kết hợp với vị giáo sư này qua bộ "tranh chuyển động” (Painting in motion). Tranh của Vũ-Hối trưng bày trên máy quay chạy bằng sức gió ngoài trời hoặc bằng điện trong nhà ("The Deja Vu Machine" là một thứ đèn kéo quân (đèn cù) cỡ lớn). Đây là sự giao duyên giữa kỹ thuật và mỹ thuật phương Đông do hai nghệ sĩ Đông Tây chung sức.
Sau sự sụp đổ của những chế độ độc tài là sự tái sinh của trào lưu nhân bản: lãnh đạo phục vụ, nghệ thuật vị nhân sinh.... Vũ-Hối và David Jones đã tìm cách mang hội họa đến gần người thưởng ngoan. Công trình của hai ông tiến tới với con người chứ không đòi hỏi con người phải tìm đến với tranh.
Vũ-Hối còn là một nhà thơ. Ông đã xuất bản Mùa Giao Cảm (1958), Vần Thơ Màu Trắng (Song ngữ Anh Pháp). Tác phẩm của ông xuất hiện trên nhiều tuyển tập, báo chí, được các nhạc sĩ Lê Thương, Đức Quỳnh phổ nhạc.
Thơ Vũ-Hối thường khắc khoải dù đó là những bài viết cho người tình, cho Sông Núi hoặc cho chính mình. Nhiều tác phẩm của ông gói ghém những điệu ru đầu đời yêu dấu. Ông mang nỗi ngậm ngùi gửi tới những cánh chim phiêu bạt khắp muôn phương.
"À ơi!....
Thuyền ra giữa bến thuyền dừng
Ai đi thương nước nửa chừng lại thôi..."
(Bức Tranh Sông Núi)
Cuộc đời ông là sự phối hợp giữa mộng và thực, là sự giao duyên của thành và bại và là sự pha trộn giữa vui và buồn:
"Đời ta nửa tỉnh nửa say
Nửa đen, nửa trắng,
nửa ngày nửa đêm.
Nửa vui với nửa ưu phiền,
Nửa sông cồn cát, nửa triền núi cao.
Nửa thương nửa nhớ nghẹn ngào,
Nửa cười tha thiết,
nửa ngao ngán tình..."
(Nửa)
Vũ-Hối được nhiều người yêu mến. Ông mang được cái tình tới anh em, bạn bè và những ai quen biết ông.
Truyền thống hòa đồng bên cạnh truyền thống đấu tranh bất khuất làm nền Văn Hóa Dân Tộc của chúng ta tuyệt vời, đã giúp Vũ-Hối là người đấu tranh nhưng không quá khích, hòa nhã nhưng không nhu nhược, đã khiến ông là cái gạch nối giữa 2 ngành nghệ thuật lớn: Thơ và Họa. Tôi gọi đó là ngành Tranh Thơ (đúng hơn là Tranh Chữ). Vũ-Hối gọi là Thư Họa.
Nghệ thuật chơi chữ tại Việt Nam có từ lâu. Người xưa viết theo lối chữ Nho. Giai thoại kế rằng thủ tướng Nguyễn Văn Tâm có lần được tặng bốn chữ "Đại Điểm Quần Thần” rất đẹp. Ông quý lắm treo ở giữa nhà. Chỉ mãi sau này có người cắt nghĩa cho cái ẩn ý ông mới hạ xuống. Đại Điểm Quần Thần không phải chỉ có cái nghĩa ca tụng một vị quan quyền cao chức trọng mà còn là lời mắng chửi kẻ theo giặc: "Chó Tâm Bồi Tây” (Đại Điểm là Chấm To. Chấm To là Chó Tâm. Quần Thần là Bầy Tôi. Bầy Tôi theo tiếng lóng là Bồi Tây).
Trong tập Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân có truyện Chữ Người Tử Tù. Nhân vật chính là một kẻ chí lớn không thành, tên là ông Huấn Cao. Chữ của Huấn Cao rất đẹp. Viên quản ngục không biết cách nào để một người chọc trời khuấy nước như Huấn Cao ban cho vài chữ. Nhưng sau cùng viên quan coi ngục được toại nguyện nhờ có một tấm lòng... Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đã bằng lòng tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván giữa lúc lửa đóm còn cháy rừng rực nơi phòng giam.
Sang đến thế kỷ 20 thì chữ Nôm hết thịnh, chữ Hán dần dần suy. Hàng năm vào dịp xuân sang, trên đường phố không còn ông Đồ già ngồi viết chữ:
... Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
(Vũ-Đình-Liên)
Chữ quốc ngữ lúc đó phổ thông nhờ công trình của các Linh Mục Dòng Tên trong đó có LM Alexandre de Rhodes. Lối viết chữ quốc ngữ khác hẳn với chữ nho. Đại khái cách viết gồm: lối dọc và ngang (verticals and horizontals), nghiêng (italic), chéo (diagonals), hình bầu dục (oval), hình móc (hooks)....
Lối viết Tây Phương trên văn kiện lịch sử và văn bằng rất đẹp nhưng chưa thể coi là một bức họa nghệ thuật hoàn toàn.
Vũ-Hối đưa ngành Tranh Thơ lên đến mức tuyệt vời. Những bức tranh của ông đã hiện diện khắp nơi. Người ta thấy tác phẩm của ông trưng bày trong những phòng triển lãm, nơi các sinh hoạt văn nghệ, trên tường các tư gia, in trên sách báo, tuyến tập.
Tranh Thơ của ông như cánh chim tự do bay khắp muôn nơi nhưng lúc khởi đầu, tác phẩm của ông được hình thành trong lao tù khốn khổ. Người ta đã giam giữ được con người nhưng không giam giữ được nghệ thuật.
Để vẽ những bức Tranh Thơ, Vũ-Hối tận dụng ngòi bút lông chứ không dùng ngòi bút kim loại. Ngòi bút lông dưới tay của Vũ-Hội đã thành lửa soi sáng Núi Sông, thành mây bay cuối trời tưởng nhớ, thành nước chảy từ nguồn cội, thành tre trúc đẹp thuở thanh bình.....
Đây là lối Hỏa Tự mà ông khai bút ngày nguyên đán giữa những khát khao thiêu đốt trong lòng.
Đây là lối Trúc Tự mà ông viết về một thành phố yêu dấu nay ngàn trùng xa cách.
Đây là lối Vân Tự diễn tả nổi bẽ bàng của người lữ khách tại chốn tạm dung.
Những tác phẩm của ông đã làm người ngoại quốc cảm phục. Tên ông đã được viện Tiểu Sử Hoa-Kỳ ghi trong quyển 5000 Nhân Vật Của Thế Giới (Ấn bản thứ năm). Ông còn được viện International Biographic Centre, Cambridge, England bầu làm Nhân Vật Quốc Tế trong năm 1994-1995, được Đại Hội Nghệ Thuật Tannery Row tại Atlanta ca ngợi.
Người viết bài này mượn lời của hai nhà thơ nổi tiếng tặng ông thay lời kết thúc.
Tâm hỏa bập bùng trong bóng chữ
Rồng thiêng mây gió chín tầng bay!
Hồn nước, hồn dân, hồn bút tỏa
Ngàn thu lấp lánh, Vũ quân ơi!
Nguyễn Chí Thiện
DIGNITY AND STRENGTH
We can feel nourishing love seeping through your pores
And written on you face are the words "God bless America"
You may have caused us to shed a tear
Because we know you are sincere
For you have shown your strength and dignity
But we can see the scars of war's adversity
Hidden beneath your skin
And it doesn't matter if we are not your skin
For we treasure each moment that you give and lend
And for viewing paintings in motion we depend
On you, Mr. Vu Hoi
And your Deja Vu Machine
For showing us what we in Buford had not seen...
Dedicated to Mr. Vu-Hoi
From the Tannery Row Festival of the Arts
November, 1994
By: Nina Kelly
Trong ánh mắt anh nhìn
Vẫn chan chứa một tình yêu tha thiết
Từ khuôn mặt nhăn nheo
Tôi đã đọc muôn lời vinh ca bất diệt
God Bless America
God Bless America
Tiếng hát vang lên giữa trời nước Mỹ bao la
Từ nơi trái tim anh
Trái tim của con người chân thật
Và vì anh, nghẹn ngào tôi khóc...
Anh đã chỉ tôi xem
Sức mạnh của một con người bất khuất
Đã ngẩng cao đầu đi giữa điêu linh
Trên da thịt anh bao vết sẹo in hình
Nhưng trong tâm hồn anh vẫn ngập đầy ánh sáng
Có khác gì nhau đâu, phải không anh, giữa hai mầu da nâu trắng
Vì chúng ta cùng một giống con người
Cùng một trái tim, giọng nói, tiếng cười
Cùng một niềm cảm thông, lúc anh cho và khi tôi nhận
Như mầu sắc của tranh ảnh tuyệt vời di động
Sẽ sống trong lòng người muôn vạn ngày mai
Vũ-Hối, cám ơn anh, người họa sĩ đa tài
Đã để lại thế gian một cành hoa muôn sắc...
Nina Kelly
(Trần Trung Đạo chuyển ngữ)
- Vũ Hối: Cánh Chim Bay Cao Trên Bầu Trời Nghệ Thuật Nguyễn Hoàng Lãng Du Nhận định
• Nhớ Thương cậu Hối (Họa Sĩ Vũ Hối) (Trần Yên Hòa)
• Danh họa Vũ Hối về cõi thiên thu (Đằng Giao)
• Vũ Hối: Cánh Chim Bay Cao Trên Bầu Trời Nghệ Thuật (Nguyễn Hoàng Lãng Du)
• Vũ Hối, một mắt còn lại, nhìn cả trời Quê Hương... (Võ Đại Tôn)
• Thi họa sĩ Vũ Hối (Đỗ Bình)
• Vũ Hối Với Ngòi Bút Lông "Thư Họa" (Lê Văn Lân)
• Phỏng vấn họa sĩ Vũ Hối (Nguiễn Ng. Í)
Thư Họa Đầy Tình Người Cùa Vũ Hối
(Phan Anh Dũng)
Vũ Hối 60 Năm Văn Học - Nghệ Thuật
(Trần Yên Hòa)
Danh Họa VŨ HỐI với 60 năm đóng góp cho Văn Học & Nghệ thuật (Lê Thương)
“Cám ơn anh, Nhà Thư Họa Vũ Hối”
(Phạm Lê Huy)
Họa Sĩ Vũ Hối Ra Mắt Thơ “Nghìn Thương Đất Mẹ” (vietbao.com)
VŨ HỐI : thi ca và thư họa (Trường Kỳ)
Thư Họa Sĩ Vũ Hối (Bạch Cúc, Youtube)
Một khôi nguyên, một vũ hối (ht, nguyễn)
Vũ Hối 50 Năm Văn Học & Nghệ Thuật (Tuyết Mai)
Nghìn thương đất mẹ" Thơ và thư họa" của Vũ Hối (Nguyễn Văn Quảng Ngãi)
Ra mắt tác phẩm của Vũ Hối và Như Hoa Lê Quang Sinh (Phương Thụy)
Thư Họa các bài thơ của nhiều tác giả
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
• Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |