|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thư họa Vũ Hối và BS Lê Văn Lân
Các cụ Việt Nam mình ngày xưa hay dùng chữ "Hoa tay" để chỉ một người có thiên tài phú bẩm về cách xử dụng bàn tay để vẽ, để viết chữ, để nắn tượng hay làm bất kỳ việc thủ công. Nếu hiểu như vậy thì Vũ Hối rõ ràng là một người có "Hoa tay", và bút vẽ của Vũ Hối là một thứ Bút Họa. Điều đáng nói hơn cả là cái "Hoa tay" này được cộng thêm với một con mắt nghệ thuật, một trái tim yêu quê hương, trí tuệ mẫn cảm về chân thiện mỹ. Nói ra quý vị đừng cười, tôi đã hỏi Vũ Hối xòe hai bàn tay ra để chính mắt tôi xem xét thì tôi đã đếm đủ 10 cái hoa văn... từng lằn chỉ tay hình trôn ốc trên 10 đầu ngón tay của anh... Hoa tay đã hiện ra tướng của anh đó. Một trong những biệt tài của bàn tay Vũ Hối là Thư Họa - Thư là gì? Họa là gì?
Thư là viết chữ, Họa là vẽ... Viết và vẽ tức là phải dùng bàn tay... Dùng bàn tay để làm công tác trên chỉ duy nhất con Người mới làm được... Loài vượn khỉ có 4 bàn tay (loài tứ thủ) nhưng không thể làm công tác đó. Chỉ giống người đặc biệt là giống người biết suy nghĩ tư duy Homo Sapiens là giống vật thượng đẳng ngoài khả năng đứng thẳng (erect posture) trên hai chân - có hai bàn tay có ngón tay cái đối chạm với 4 ngón kia nên làm đủ được việc khéo léo. Với khối óc lắm thông minh càng ngày càng nẩy nở, con người Homo Sapiens đã phát triển một ngôn ngữ có hệ thống cơ cấu để truyền thông với nhau (Organized speech) mà các giống vật khác không có và đặc biệt có khả năng ghi chép lại bằng bàn tay những đường nét, ký hiệu... nghĩa là sáng chế ra văn tự, hội họa.
Từ lâu, tôi vẫn hâm mộ và ao ước có dịp gặp anh, và cơ duyên đã làm niềm ao ước của tôi được thỏa mãn. Cách đây hai tuần, tôi đã đến thăm xưởng vẽ của Vũ Hối và được anh dùng phương pháp Thư Họa để viết cho tôi một câu thơ... trước sự ngắm nghía yên lặng của tôi. Cảm tưởng cửa tôi được cô đọng trong câu lục bát sau:
Bấy lâu ước thoả phút dài
Lặng yên ngắm bút nhã đài nở hoa...
Bây giờ ta thử tìm chứng tích về khả năng của bàn tay khéo léo của con người trong công tác Viết và Vẽ. Trong chữ Nho: Thư Họa, ta thấy sự cấu tạo của hai chữ Thư và Họa, đều có chữ Duật là hình cái bàn tay cầm cây bút vạch một đường ngang trên một mặt phẳng (về sau cây bút làm bằng tre nên chữ bút được viết bằng bộ trúc trên đầu).
Trong chữ Thư là viết, ở phía dưới có chữ viết nguyên hình cái miệng có hơi thở ra nghĩa là tiếng nói. Thư là dùng bút viết ra những điều thốt từ miệng.
Trong chữ Họa là vẽ, ở phía dưới có chữ Điền là hình thửa ruộng, nghĩa là vẽ lại sự vật thấy trước mắt (khu ruộng đất chẳng hạn). Vẽ xong thì đóng khung lai nên chữ Họa ngày xưa viết là ... (về sau, cái khung bị rớt mất còn một cái gạch ở dưới thôi).
Nhân loại biết vẽ chữ hồi còn ăn lông ở lổ trong hang đá, nên bây giờ chúng ta còn có thể tìm thấy nhiều di tích về những hình vẽ trên các vách đá của các hang động, còn chữ viết thì về sau mới được sáng chế ra. Dấu tích của những chữ xưa thuộc đời thượng cổ được ghi khắc trên các khúc xương và mai rùa; rồi sau này được khắc trên các đồ đá, đồ đồng, rồi được viết trên da, trên vải, cuối cùng là trên giấy.
Coi vậy Hoạ và Thư hay Vẽ và Viết chữ là điều phát minh rất lâu đời của nhân loại (khoảng 3 tới 4 ngàn năm trước Tây 1ịch).
Nhưng càng về sau, Vẽ và Viết chữ càng ngày càng được cải tiến. Ban đầu thì chỉ có cách tiện dụng để ghi chép những sự việc hay truyền thông với nhau, càng về sau, Hoạ và Thư trở thành những nghệ thuật cao quý.
Trong văn hóa Trung Hoa, vì chữ Trung Hoa là một loại chữ tượng hình, nên mỗi chữ là một bức hoạ tí hon nên nghệ thuật viết chữ Hán cho thật đẹp, thật linh động được gọi là Thư Pháp. Và Trung Hoa có nhiều Thư Pháp Gia như: hai cha con Vương Hi Chi, Vương Hi Hiến, Nhan Tài Khanh, Liểu Tôn Quyền, Triệu Minh Phổ v.v... Còn ở Việt Nam cũng có nhiều Thư Pháp Gia như: Cao Bá Quát, Ngô Thời Nhậm...
Còn ngành hội hoạ thì chỉ phát triển riêng rẽ. Nhưng ở các nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, một bức viết chữ đẹp được trịnh trọng treo như một bức tranh vậy.
Thư Hoạ là một danh từ được đặt ra để chỉ các kỹ thuật dùng bút lông chấm mực viết thành chữ, thường là những câu thơ hay ca dao, danh ngôn, hay những câu nói lịch sử. Viết chữ là Thư, nhưng cách viết rất đẹp, có qui tắc, và diễn tả những đường nét của hội hoạ cho nên được gọi là Thư Họa.
Nghệ thuật viết chữ đẹp hay danh từ Thư Pháp là một nghệ thuật cổ điển đối với nhiều thứ văn tự trên hoàn cầu... riêng về Thư Pháp của chữ Trung Hoa đã nằm riêng hẳn ra với các lối viết Triện, Lê, Khai, Hành, Tống. Vì nhiều nước Á Đông lân cận với Trung Hoa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... đã từng dùng chữ Trung Hoa làm văn tự của mình nên Thư Pháp của Trung Hoa đã lan tràn phổ biến trên những nước đó... Ngòi bút để viết đã diễn tiến từ cách dùng lúc ban đầu, những ngòi bút cứng như mũi đá, mũi kim khí rồi từ từ chuyển qua ngòi bút như gỗ mềm rồi cuối cùng là cây bút lông...
Dò theo lịch sử từ thời khởi thủy, chữ Trung Hoa được viết trên những mai rùa được gọi là Giáp Cốt Văn (Đời Ân, 1500-1000 trước Tây Lịch) rồi đến lối viết trên các đồ đồng, gọi là Chung Đỉnh Văn (Đời Chu, 1100-401 trước Tây Lịch); tiếp đến là lối viết Đại Triện (Đời Chiến Quốc, 403-211 trước Tây Lịch); và lối Tiểu Triện do Thừa Tướng Lý Tư của Tần Thủy Hoàng chế ra (221-206 trước Tây Lịch). Cũng xen kẽ vào thuở đương thời, có lối viết khác đã song hành là Cổ Lệ do Trình Mẹo đời Tấn sáng chế (221-206 trước Tây Lịch); rồi Hán Lệ hay lối Bát Phân đời Hán (220-206 trước Tây Lịch). Từ thế kỷ thứ 4, thứ 5 về sau thì có lối viết gọi là Khải Thư.
Riêng về lối viết Thảo- gọi là viết Tháu thật nhanh thì ban đầu bắt nguồn từ lối chữ Triện được đơn giản vào thời Chiến Quốc (403-221 trước Tây Lịch)... Lối viết Thảo thì ban đầu có lối xưa gọi là Cổ Thảo (Đời Tiền Hán, từ năm 206 trước Tây Lịch đến năm 800 sau Tây Lịch) chuyển biến qua Chương Thảo (Đời Hậu Hán, 25-220 sau Tây Lịch). Từ lối Chương Thảo lại đẻ ra lối Độc Thảo Thể (Thế kỷ thứ 4) rồi đến Liên Miên Thể, Cuồng Thảo Thể (vào đời Đường, 618-907).
Ta cũng nên biết có một lối viết gọi là Trực Bán Thảo hay Hành Thư vào đời Hán (206 trước Tây Lịch đến 220 sau Tây Lịch). Và từ lối viết chữ Triện, chữ Lệ thuở xưa, người nho sĩ có óc nghệ thuật lại sáng chế ra một lối viết rất đẹp mắt, đủ thể loại, được gọi là Tạp Thể Thư, trong Tạp Thể Thư có lối viết gọi là Phi Bạch (như giải lụa trắng bay).
Tôi muốn nhắc sơ lược lịch sử tiến triển của Thư Pháp cổ điển Trung Hoa trước khi nói đến Thư Họa của Vũ Hối.
Trên thế giới, về Thư pháp chỉ có Trung Hoa và các nước Á Đông xưa là dùng bút lông, còn các nước khác thì phần lớn đều dùng bút ngòi cứng (bằng lông ngỗng hay bằng ngòi kim khí đủ cỡ, đủ loại). Tác giả Arthur Baker có khám phá ra ở thành phố La Mã ngày xưa cũng có dùng bút lông để viết những chữ La Mã. Đây là sự khám phá năm 1763 trên sự khai quật di chỉ của thành phố Pompei, bị núi lửa Vesuvius phun ra và chôn vùi vào lòng đất vào năm 79. Chữ viết bằng bút lông được viết trên các bảng hiệu buôn hay các câu khảo ngữ. Nhưng theo ông Baker, bút lông La Mã phần lớn là bút lông dẹp, mũi bằng chứ ít dùng bút lông tròn, mũi nhọn như các nước Á Đông thường dùng.
Cần nói rõ trên điểm này vì nó liên quan đến nghệ thuật Thư Hoạ của Vũ Hối qua sự dùng bút lông chứ không dùng bút ngòi cứng như nhiều văn, thi sĩ Việt Nam đã dùng để trình bày tác phẩm của họ, như Cao Tiêu, Võ Đình hay Thi sĩ Phạm Văn Thoại với bút hiệu Bông chẳng hạn...
Ông Arthur Baker đã dùng bút lông để viết chữ Latin với những nét có đường sọc dọc do ngòi bút lông để lại. Phương pháp của ông là Dry Brush Calligraphy tựa như lối Can Bút của Trung Hoa. Can Bút tức là "bút khô", ngòi bút chỉ chấm mực vừa phải rồi tiếp tục viết cho đến khi nó khô ráo mực...
Lối Can Bút phải viết thật nhanh, ngòi bút lướt qua trên mặt giấy nên để lại nhiều đường sợi trắng xen kẽ với những đường sợi đen của mực, nên người Trung Hoa gọi là viết Phi Bạch. Ngòi bút lông của Arthur Baker là bút mũi dẹt chứ không tròn và có mũi nhọn như bút lông của Trung Hoa, nên chữ viết của Arthur Baker vẫn phải giữ những góc cạnh kỷ hà học của Thư Pháp Tây Phương.
Arthur Baker cũng thử dùng ngòi bút kim khí để tạo ra chữ viết có dạng đậm nhạt... của Trung Hoa nhưng trông có vẻ cứng. Độ cứng của ngòi bút đã ảnh hưởng rõ ràng trên những nét viết của Trung Hoa.
Ngày xưa, loại bút tre loại cứng để viết chữ Triện có thể vạch những đường đủ hình thể: tròn, hình thuẫn, ngoằn ngoèo nhưng chiều dầy của những nét đều bằng nhau. Vê sau, ông Trình Mẹo sáng chế loại bút bằng gỗ mềm, nhưng ngòi lại đập thành có sơ chấm vào mực xạ, viết trên mặt lụa. Do đó trên những hình tròn trở nên vuông, những đường cong trở nên gẫy khúc.
Rồi đến ông Tướng Mông Điềm, trong khi xuất chinh đánh giặc Hung Nô ở miền Bắc đã sáng chế ra bút lông, mực và giấy.
Ngòi bút lông của Mông Điềm đã biến chuyển hẳn lối viết văn tự của Trung Hoa, vì ngòi bút lông chỉ có thể vạch xuôi theo chiều của những sợi lông chứ không đi ngược lại vì sẽ làm xóc toé sợi lông ra. Vả lại vì giấy bút mực nên có những nét dầy, nét mỏng, uốn lượn, sổ xuống, đá lên, toè ra như lưỡi mác hoặc đi vuốt lên như ngọn lá tre, hoặc nằm tụ thành một điểm. Ngòi bút nhảy múa, những nét liên lạc với nhau tạo thành những loại chữ gọi là Liên Bút Tự, hoặc cứ ném mình phăng phăng trên mặt giấy tạo thành những nét Thảo Tự.
Trong lối Thư Hoạ của Vũ Hối, ông đã tận dụng ngòi bút lông để viết những chữ đương nhiên là khác hẳn lối viết bằng ngòi bút kim loại. Do sự uyển chuyển của ngòi bút lông, phối hợp với con mắt của một hoạ sĩ yêu đường nét và bút pháp của Á Đông, Vũ Hối đã tạo ra nhiều tự thể: nào là Thủy Tự, Hỏa Tự, Trúc Tự, Vân Tự... tùy theo nội dung của câu thơ hay câu nói diễn tả trên mặt giấy.
Thư pháp của Trung Hoa đương nhiên là áp dụng vào những chữ Hán... còn thư học của Vũ Hối lại chuyển sang áp dụng vào chữ quốc ngữ Việt Nam. Nên đường lối trình bày, bố cục đương nhiên là khác biệt.
Với một chữ Hán, thì sự phối trí được nằm trong một hình vuông cho mỗi chữ và hàng chữ kéo dài từ trên dọc xuống, rồi các dòng kẻ từ phải sang trái.
Còn chữ Quốc ngữ thì mỗi chủ (word) hoặc từ là một sự tập hợp của nhiều con chữ (letters) nằm dính với nhau từ trái sang phải, dàn theo hàng ngang... (Các cụ Nho Sĩ Việt Nam hồi cuối thế kỷ 19 vì tinh thần chống Pháp dã gọi chữ Quốc ngữ là chữ xích chó).
Dò trong các sách viết về Thư Pháp của Tây Phương, về những chữ La Mã hay La Tinh tức là loại chữ được dùng cho chữ Quốc ngữ cửa Việt Nan thì ta thấy nhiều kiểu thức: Nào là viết chữ hoa, nào là chữ thường, nào là cách tô điểm thêm hình hoa lá, súc vật, chim chóc vào những chữ cái ở đầu chương... Thư pháp của Tây Phương gồm có cách viết theo nét dọc và ngang (verticals and horizontals), viết nghiêng (Italic), viết chéo (diagonals), những cái giọt lệ (tear drops), hình thuẫn (Oval), những cái móc (hooks).
Thư pháp của Tây Phương được áp dụng vào lúc viết trên các văn bằng, hay các văn kiện lịch sử, thư từ ngoại giao hoặc các thiệp mời, hay thực đơn. Cái đẹp của nó là một cái đẹp kỷ hà học (geometric) chân phương, ngang bằng sổ ngay, đơn điệu, nhất luật, máy móc, vô hồn, bình thản, không nói lên..., cái đẹp "tĩnh".
Hai chữ căn bản trong thư pháp Tây Phương là chữ I và O. Người viết tập hai chữ này cho hoàn hảo đương nhiên là có thể viết những chữ khác. Động tác của bàn tay là phải nương theo cái bản rộng của ngòi bút lúc vạch thẳng như viết chữ I và lách nghiêng và O nét theo đúng hình tròn khi viết chữ O.
Theo tôi, Thư Pháp của Vũ Hối áp dụng vào những chữ Quốc ngữ hoàn toàn "động"..., biến hoá, đa diện, không theo một qui luật khắt khe (dù rằng nó cũng tuân theo những qui luật thẩm mỹ riêng của nó).
Trong thư pháp Trung Hoa thường có câu: Nhan cân, Liễu cốt nghĩa là chữ viết tỏ ra có gân mạnh như nét bút của "Nhan" và có xương vững vàng như nét chữ của "Liễu".
Hỏa tự
Thư pháp của Vũ Hối được diễn tả ra với cái hồn của người viết. Chuyển từ sự định thần để chuyển tâm lực, dồn vào đầu ngọn bút và ký thác trên mặt giấy....
Khi chép lại một câu có giá trị theo ý nghĩa của nó như Hoả Tự chẳng hạn:
Trúc tự
Những chữ viết được viết theo lối Hỏa tự để diễn tả khí thế bốc lửa của câu văn hoặc khi viết lại một vần thơ dịu dàng trích từ truyện Kiều hay ca dao, thì nét viết lại theo lối thủy tự... diễn tả sự uyển chuyển của tâm tình.
Ngoài ra, còn vài cách viết khác như Vân Tự, Trúc Tự:
Thủy tự
tùy theo nội dung của câu thơ như Thủy Tự:
Sau đây là vài nhận xét của tôi:
Tôi thấy bụng dưới của chữ "g hay y" được biến chuyển:
Những dấu của chữ Quốc ngữ trong thư pháp của Vũ Hối cũng được linh động biến chuyển:
- Dấu nặng có hình như cái gì cuốn tròn lại.
- Huyền như con chim đang đậu ngang trên nhành cây.
- Sắc như một đường rụng xuống của một ngọn lá.
- Hỏi như một cái móc tròn trịa duyên dáng.
- Ngã như hình con thiên nga chúi xuống.
Tôi có thể nói một cách khoa đại như thế này không? Khi chỉ về sự phê phán thư pháp: Nhan càn, Liễu cốt, Vũ hồn...
Vũ Hối đã dùng Thư Họa của mình viết lại những danh ngôn của nhân vật lịch sử của những nước Tây Phương.... Vẻ đẹp trên thư pháp của ông đã làm cho những người ngoại quốc thán phục vô cùng... Điều này không làm tôi ngạc nhiên chút nào cả... vì Chân, Thiện, Mỹ, vượt hẳn lên cảm quan của cương giới quốc gia...
Nhìn chung về Thư Họa của Vũ Hối, ta thấy Vũ Hối đã đem tinh thần Bút Pháp cổ truyền của Á Đông qua cách sử dụng cây bút lông độc đáo với những nét bút uyển chuyển, biến thái tài tình để viết những giòng chữ Quốc ngữ hiện đại...
Sự thành công của Thư Họa Vũ Hối đã thể hiện rõ ràng qua nhiều ánh mắt khâm phục, nhiều thưởng lãm... không những của rất đông người Việt Nam vốn trân trọng tìm kiếm để treo cho đẹp nhà cửa và cũng để bồi hồi xúc động một cách thấm thía khi đọc lại nội dung của câu thơ viết mà còn gặt hái nhiều sự khen tặng của nhiều người ngoại quốc danh tiếng trên thế giới.
- Vài cảm nghĩ sau khi đọc cuốn 'Trở Lại Mật Khu Sình Lầy' của Nguyễn Bửu Thoại Lê Văn Lân Nhận định
- Xuân Vũ: Cây bút lớn trui rèn với kinh nghiệm sống Lê Văn Lân Nhận định
- Vũ Hối Với Ngòi Bút Lông "Thư Họa" Lê Văn Lân Biên khảo
• Nhớ Thương cậu Hối (Họa Sĩ Vũ Hối) (Trần Yên Hòa)
• Danh họa Vũ Hối về cõi thiên thu (Đằng Giao)
• Vũ Hối: Cánh Chim Bay Cao Trên Bầu Trời Nghệ Thuật (Nguyễn Hoàng Lãng Du)
• Vũ Hối, một mắt còn lại, nhìn cả trời Quê Hương... (Võ Đại Tôn)
• Thi họa sĩ Vũ Hối (Đỗ Bình)
• Vũ Hối Với Ngòi Bút Lông "Thư Họa" (Lê Văn Lân)
• Phỏng vấn họa sĩ Vũ Hối (Nguiễn Ng. Í)
Thư Họa Đầy Tình Người Cùa Vũ Hối
(Phan Anh Dũng)
Vũ Hối 60 Năm Văn Học - Nghệ Thuật
(Trần Yên Hòa)
Danh Họa VŨ HỐI với 60 năm đóng góp cho Văn Học & Nghệ thuật (Lê Thương)
“Cám ơn anh, Nhà Thư Họa Vũ Hối”
(Phạm Lê Huy)
Họa Sĩ Vũ Hối Ra Mắt Thơ “Nghìn Thương Đất Mẹ” (vietbao.com)
VŨ HỐI : thi ca và thư họa (Trường Kỳ)
Thư Họa Sĩ Vũ Hối (Bạch Cúc, Youtube)
Một khôi nguyên, một vũ hối (ht, nguyễn)
Vũ Hối 50 Năm Văn Học & Nghệ Thuật (Tuyết Mai)
Nghìn thương đất mẹ" Thơ và thư họa" của Vũ Hối (Nguyễn Văn Quảng Ngãi)
Ra mắt tác phẩm của Vũ Hối và Như Hoa Lê Quang Sinh (Phương Thụy)
Thư Họa các bài thơ của nhiều tác giả
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
• Danh họa Lê Phổ với những tác phẩm tiền tỷ trong phiên đấu giá ngày 6 tháng 4 của Sotheby’s HongKong (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Lê Văn Miến (Huỳnh Hữu Ủy)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |