1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2008 | ÂM NHẠC

      Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật

        BÙI VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

      Trước khi đi vào phân tích một cách khá chi tiết những ám ảnh, thời gian và không gian nghệ thuật, cũng như những hình ảnh biểu tượng và những nét đặc thù trong thế giới nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn, ta có thể tạm thời đưa ra một nhận xét tổng quát rằng, nhạc ngữ của anh rất mới. Chúng mới một cách giản dị. Không phải mới ở cách dùng những câu chữ phức tạp, cầu kỳ, nhưng là mới ở cách sắp đặt những từ ngữ và những hình ảnh bên nhau một cách bất ngờ và rất không truyền thống.


      Trịnh Công Sơn lớn lên trong một thời đại mà ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ, đặc biệt là của Tây Phương, đã ghi những dấu ấn khá sâu đậm trong tâm hồn người Việt. Nó tạo nên một bầu khí quyển văn hóa đặc thù, và những trí thức trẻ Việt Nam là những người có nhiều cơ hội sống và hô hấp trong cái bầu khí quyển đó. Những nghệ sĩ, lại là trí thức, dễ trở nên những người nhạy cảm và tài hoa hơn ai hết trong việc khúc xạ những hình ảnh của thời đại, của thế giới, theo cách nói mới của con người thời đại. Trịnh Công Sơn có chịu những ảnh hưởng này, ở môt mức độ nào đó. Và, trên khía cạnh ngôn ngữ và nghệ thuật, tôi cho rằng đây là những hình ảnh tốt, có khả năng giúp mở ra một thế giới hình tượng mới cho tuổi trẻ Việt Nam.


      Trong thi ca, chúng ta đã có nhiều nhà thơ, qua tiếp cận với những tiếng nói thời đại ở khắp nơi trên thế giới, làm mới được giọng nói và ngôn ngữ mình.


      Nhớ, Apollinaire, trong bài Le Pont Mirabeau, đã có những câu thật đẹp:


      Les mains dans les main restons face à face

      Tandis que sous

      Lepont de nos bras passe

      Des éternels regards l' onde si lasse ...

      (Tay nắm lấy tay và mặt nhìn mặt

      Trong lúc đó dưới

      Cầu của những cánh tay đôi ta lướt chảy

      Dòng nước mệt mỏi của những thoáng nhìn thiên thu ...)


      Hình ảnh cây cầu làm bằng những cánh tay bắc qua vai nhau này thật đẹp và mới. Nó cũng đã xuất hiện trong một câu thơ của ta vào những năm sáu mươi.


      Cũng Apollinaire, trong bài Zone, có hình ảnh thật lạ:

      Bergère ô tour Eiffel le troupeau des ponts bêle ce matin ...

      (Ô kẻ chăn cừu ơi hỡi tháp Eiffel, bầy cừu mà nàng chăn dắt là những cây cầu kêu be be buổi sáng hôm nay ...)


      Và Trịnh Công Sơn có hình ảnh quá mới và đẹp sau đây mà chắc ít người để ý:

      Ngày mai em đi / biển nhớ em quay về nguồn

      Gọi trùng dương gió ngập hồn / bàn tay chăn gió mưa sang ...


      Bàn tay chăn gió mưa sang (*). Gió mưa được xem như một bầy cừu hay một bầy dê nhỏ đáng yêu mà bàn tay ai đã chăn dắt sang đây. Hình ảnh mưa gió được làm cho mềm mại và sinh động để hòa nhịp với nỗi nhớ thiết tha đang bay trong trời không.


      Jacques Prévert nói:

      L' oiseau qui chante dans ma tête

      Et me repète que je t'aime ...

      (Con chim hót trong đầu anh

      Và nhắc lại cho anh biết rằng anh yêu em ...)


      Và lời ca trong bài There' s A Time, mà Nana Mouskouri hát rất hay, có hình ảnh:

      ... Now you ride the ocean, chase the stars underneath

      some far-away skies

      And the bird in my heart knows you're never coming home,

      never coming home till the day the sea runs dry.

      (Giờ đây anh cưỡi trên biển cả, đuổi theo những

      vì sao dưới những bầu trời xa thẳm

      Và con chim trong trái tim em biết rằng anh chẳng bao giờ quay về, chẳng bao giờ quay về cho đến khi nào biển cạn khô dòng).


      Hình ảnh con chim hót trong đầu hay trong trái tim của một con người không phải là hình ảnh có thể xảy ra trong thời xa xưa, chẳng hạn như trong thời của "Tuyết Hồng Lệ Sử"; nhưng nó là hình ảnh tự nhiên để diễn tả cảm xúc của thời năm mươi, sáu mươi, và sau đó nữa. Trịnh Công Sơn có thể chịu ảnh hưởng trong việc sử dụng biểu tượng này. Nhưng hình ảnh chim gắn với cảm xúc trong ca từ của ông được vẽ bằng một nét mạnh bạo và độc đáo hơn nhiều:

       

      Trong trái tim con chim đau nằm yên /

      Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu

      Trên giọt máu cuồng điên / Con chim đứng lặng câm

      Khi về trong mùa Ðông / Tay rong rêu muộn màng ...


      Trông đợi những cơn mưa, Trịnh Công Sơn viết:

      Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua


      "Mưa" được coi như những chuyến xe mà tác giả là người chờ ngóng mong đợi chúng. Ðể làm gì? Có thể là để lên đường đi đến cõi mộng mơ của mình chăng?


      Cũng nói về những chuyến mưa như thế, nhưng ở đây là những chuyến mưa đêm, Mai Thảo có viết một câu với đại ý là "từ những vùng xa thẳm, mưa bay qua những ga sao và những trạm trời để đến với ta".


      Tôi thử đưa ra một số những hình ảnh và ngôn ngữ ấy để chứng tỏ rằng thời đại làm nên con người. Và nó làm nên con người qua những hình ảnh và ngôn ngữ cùng lối suy nghĩ riêng của nó. Chính vì thế, qua thế giới nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn, ta nhận thấy rõ anh là một người chứng quan trọng của thời đại. Âm nhạc của anh cùng với ngôn ngữ và hình ảnh trong nó đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn rõ nét về giai đoạn mà nó ra đời. Và Trịnh Công Sơn quả thật đã là người sai sử ngôn ngữ một cách tuyệt diệu.

      . . . .

      Bùi Vĩnh Phúc


      Trích từ tiểu luận công phu của GS. Bùi Vĩnh Phúc khoảng hơn 100 trang,

      đã đăng một phần trên báo Văn Học, số 186&187 tháng 10&11/2001, ấn bản đặc biệt về Trịnh Công Sơn.


      Chú thích của tác giả:

      *) Bài "Biển Nhớ", trong một số sách nhạc, câu "Bàn tay chăn gió mưa sang" bị đánh lộn là "Bàn tay chắn gió mưa sang". Ðiều đó làm mất hẳn đi cách dùng chữ tài hoa và đầy sáng tạo của người nhạc sĩ. Trong văn cảnh của bài hát, "chắn gió mưa sang" trở nên lạc, không thích hợp với khí hậu và tinh thần chung của toàn bài, trong đó, ta thấy có "triều sương ướt đẫm cơn mê", có "hồn liễu rũ", "bờ cát trắng", "biển động", "sầu lên", "cồn đá rêu phong rũ buồn, đèn phố nghe mưa tủi hờn" ... Thật ra, trong bản nhạc rời in ở Việt Nam thời sáu mươi, tôi đã thấy nhà xuất bản in đúng là "chăn gió mưa sang". Trong tập nhạc "Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên" (nhà xuất bản Trẻ, Saigon, 1991), in lại tại Mỹ cùng năm (nhà xuất bản Hồng Lĩnh, Westminster, California), tất cả các bài hát đều do chính tay Trịnh Công Sơn viết chữ lấy, câu hát này đã được viết và in đúng. Trong tuyển tập "Những Bài Ca Không Năm Tháng" của Trịnh Công Sơn do nhà xuất bản Âm Nhạc tái bản lần thứ tư, tôi còn thấy khá nhiều những ca từ của người nhạc sĩ bị đánh máy sai. Nếu không để ý ngay từ bây giờ, khoảng một vài trăm năm sau (!), nếu bể dâu cuộc đời vẫn cho phép những bài hát này sống sót và được lưu giữ, chắc lúc đó, vấn đề nghiên cứu văn bản sẽ lại là một chuyện nhức đầu cho những người sau. Giống như bây giờ chúng ta đang nhức đầu với các văn bản của người đời xưa để lại.



      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - 9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Lời vào sách: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Đọc Ngọn Cỏ Bồng của Nguyễn Bá Trạc Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Bùi Bích Hà, Một Mình Trong Nỗi Nhớ Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Trần Diệu Hằng Và Những Tiếng Nói Vào Đời Sống Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Tô Thùy Yên: thơ, như một vinh dự lầm than của kiếp người Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt... Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)

      Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)

      Người ca thơ (Văn Cao)

      Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)

      Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)

      Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)

      Viết về Trịnh Công Sơn (diendantheky.net)

      Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

      Trang nhà về Trịnh Công Sơn: 1, 2, 3.

       

      Tác phẩm của Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)

      Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)

      Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)

      Biết Ðâu Nguồn Cội (Ý Lan)

      Ở Trọ (Đình Văn)

      Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)

      Níu Tay Nghìn Trùng (Cẩm Vân)

      Quỳnh Hương (Nhã Phương)

      Hôm Nay Tôi Nghe (Trịnh Công Sơn)

      Nhạc Trịnh Công Sơn (Phung Nang Tran, You Tube)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp (Nhạc Xưa Blog)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

      Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hồ Điệp,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)