1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trịnh Công Sơn: Người Ca Thơ (Văn Cao) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2008 | ÂM NHẠC

      Trịnh Công Sơn: Người Ca Thơ

        VĂN CAO
      Share File.php Share File
          

       


           Trịnh Công SơnVăn Cao

      Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.


      Mãi hơn một năm sau khi 1975, chúng tôi mới thực sự mặt nhìn mặt, tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mặc dù giữa tôi và Sơn còn có cả một thế hệ đệm. Nói cách khác, tôi đã gặp Sơn từ khi đất nước còn chia hai miền và chìm trong khói lửa. Ðó là những ngày cuối chiến tranh, khi một số ca khúc phản chiến của Sơn lọt ra miền Bắc.

       

      Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ (mà sau đó ít lâu đã chết, một cái chết bi thảm).


      Ðêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn ... Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc của Trịnh Công Sơn (không biết họ học được ở đâu?) hát say sưa đến nổi đứt cả dây của cây đàn ghi ta duy nhất có trong nhà. Sau này, Sơn kể cho tôi nghe rằng những bài hát đó, Sơn đã sáng tác trong những ngày sống lê la với bạn giang hồ.


      Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới.

       

      Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa. Và nếu tôi không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975.


      Có lẽ cũng không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm. Một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp một tâm-hồn-chị-em xẻ chia "một cõi đi về" (*). Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với một tri âm.


      Văn Cao


      (*) Ðầu đề một bài hát của Trịnh Công Sơn

      Bài trên là lời bạt của Văn Cao viết cho tập nhạc "Em Còn Nhớ Hay Em Ðã Quên", NXB Trẻ, 1991


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trang Thơ Văn Cao Văn Cao Thơ

      - Những ngày báo hiệu mùa Xuân Văn Cao Thơ

      - Anh có nghe không Văn Cao Thơ

      - Năm buổi sáng không có trong sự thật Văn Cao Thơ

      - Ba Biến Khúc Tuổi 65 Văn Cao Thơ

      - Người ca thơ Văn Cao Tạp bút

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)

      Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)

      Người ca thơ (Văn Cao)

      Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)

      Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)

      Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)

      Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

      Trang nhà về Trịnh Công Sơn

       

      Tác phẩm của Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)

      Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)

      Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)

      Biết Ðâu Nguồn Cội (Khánh Ly)

      Ở Trọ (Trịnh Công Sơn hát)

      Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)

      Níu Tay Nghìn Trùng (Hồng Hạnh)

      Quỳnh Hương (Ý Lan)

      Hôm Nay Tôi Nghe (Khánh Ly)

      Mộc San - Tuyển Tập Nhạc Trịnh Công Sơn

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)