1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê (Ðinh Cường) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2008 | ÂM NHẠC

      Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê

        ĐINH CƯỜNG
      Share File.php Share File
          

       


           NS Trịnh Công Sơn,
          Đinh Cường vẽ

      "May thay trong đời vừa có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu. Sự bội bạc trong tình bạn cũng có, nhưng không nhiều. Tôi thấy tình bạn quý hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa." (Trịnh Công Sơn)

      Khi tôi ra Huế, thì đã nghe "ba Sơn, ba Hải, ba Hà", các bạn hay gọi nhau như vậy. Ðó là Trịnh Công Sơn, Thanh Hải và Hà Thanh (không phải Thanh Hải hát nhạc Sơn sau này, hiện sống ở Ðức). Ba người bạn đã đàn ca với nhau rất sớm, bằng tất cả tấm lòng say mê âm nhạc thuở xuân xanh. Năm 1957, Hà Thanh đã hát trên đài phát thanh Huế. Sơn sáng tác những bản nhạc đầu tay và Thanh Hải thì đàn guitare rất bay bướm, hay biểu diễn cho bạn bè xem, đàn ở nhiều vị thế ...


      Thời đó còn có Ðặng Nho thổi Clarinette. Hà Thanh là ca sĩ đầu tiên bạn của Sơn và hát nhạc Sơn. Hà có nhiều em gái, Ph. Th. là đẹp nhất. Sơn ngỡ đó là mối tình đầu của mình. Ðã ghi trong "Nhật Ký tuổi 30" - "Thời gian mơ ước được làm người lớn cũng là thời gian của mối tình đầu tiên. Cũng là thời gian được yêu và được nhìn người yêu mình đi lấy chồng.  Cuộc tình duyên không cân xứng về tuổi tác nhưng cân xứng về danh vọng và nhan sắc. Điều này đã trở thành cổ điển và không gây thêm được một chút ngạc nhiên nào trong xã hội nho nhỏ của thành phố. Tuy thế, riêng tôi, là một thất vọng không lường được. Sau đó là những mối tình khác nhau nhưng tôi vẫn khó xóa được mặc cảm (tuy càng ngày càng mỏng dần trong tôi) đối với thành phố này ..." (TTCN. 8.4.2001).


      Ðúng là các gia đình Huế thường chọn môn đăng hộ đối, để ý đến bằng cấp khi cưới hỏi cho con. Dạo ấy, Sơn thường rủ tôi đến nhà Hà Thanh ở đường Huyền Trân Công Chúa. Trước mặt nhà là dòng sông bến Ngự, khúc sông gần nhà ga và trường dòng Pellerin. Nhớ là tôi có đem đến tặng Hà Thanh bức tranh vẽ cô gái ngồi trước biển với con dã tràng đỏ, mà Hà Thanh cứ cười: "cổ con gái chi mà dài ngoằn rứa" - cái thời mê Modigliani mà.


      Tháng 4 vừa qua, sau hai tuần Sơn mất, bạn bè ở Washington D.C. làm lễ cầu siêu cho Sơn tại chùa Hoa Nghiêm. Cách một tuần sau, Hà Thanh từ Boston lên hát cho ngày lễ Phật Ðản. Tôi và Hà cùng nhắc lại những ngày xa xưa ấy ... mà "Nắng Thủy Tinh", "Nhìn Những Mùa Thu Ði", "Gọi Tên Bốn Mùa" là cảm hứng từ một vẽ đẹp thánh thiện "em đứng lên gọi mưa vào hạ ...", để rồi sau đó Ph. Th. đi lấy chồng, là một viện trưởng Viện Ðại Học Huế, rồi Bộ Trưởng Giáo Dục ... Sau năm 1975, ở trại cải tạo về, một thời gian thì mất. Ph. Th. ở vậy cho đến nay tại Boston. Là một phụ nữ Huế đoan trang, đức hạnh.

      .....


      Vài người bạn gái của Sơn mà tôi biết ...


      Trở thành bạn thân thiết chung của chúng tôi sau đó. Cho đến nay Tôn Nữ Bích Kh. trong "Biển Nhớ", còn ở Nha Trang, tôi có lần ghé thăm. Hai chị em Bích D., và Dao A., ở California, trong "Diễm Xưa""Xin Trả Nợ Người". Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà. Chúng tôi thường đùa với Sơn: "D. xưa, A. nay". Dạo đó, nhà Sơn dọn về ở khu nhà mới xây của Dòng Chúa Cứu Thế, 11/3 Nguyễn Trường Tộ. Ðịa chỉ của Sơn cho đến sau 75. Hiện nay gia đình Hoàng Phủ Ngọc Tường đang ở: " ... Hình như trong mỗi góc đầy bóng tối của căn nhà này, trên chiếc bàn viết gỗ mục của Sơn để lại, và trong chiếc ghế bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi." (HPNT - Căn Nhà của Những Gã Lang Thang - Thanh Niên, Xuân 2001).


      Căn nhà mang nhiều kỷ niệm của Sơn, nhất là tháng ngày sau giải phóng. Khi cả gia đình Sơn đã ở tại căn nhà mới xây không lâu trước 75, 47C Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn. Sơn trở lại Huế một mình với bạn bè, sống những ngày đầu sau giải phóng, còn biết bao khó khăn, nghi kỵ. Sơn vào sinh hoạt tại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường đi lao động chung cùng Bửu Chỉ, khi tại Huế, khi tại Quảng Trị (không hề đi cải tạo hay kinh tế mới ở Khe Sanh như nhiều tin đã viết).


      Mỗi đêm, chúng tôi vẫn đến nhà cùng Sơn uống rượu, Lữ Quỳnh và tôi ở trong Thành Nội, đạp xe qua Sơn, Quỳnh thường lấy chai đi mua rượu đế (chai mua hôm trước, hôm sau đến đổi lấy chai mới về). Phần lớn là rượu dỏm, vì khan hiếm gạo nếp ... còn nghe nói bỏ cả thuốc rầy vào cho trong. Ôi, một thời của những buổi rượu độc hại như thế, mà quây quần và nói cười, vẽ chân dung bạn bè treo đầy tường, nhất là Bửu Chỉ.


      Phải kể đến người bạn mới quen sau 75 mà chúng tôi rất quý mến: Thái Bá Vân, người viết phê bình nghệ thuật được các họa sĩ nể trọng. Vân mất trước Sơn hai năm, cũng vào tháng 4. Vân đã viết: "... Riêng tôi, mãi sau khi miền Nam giải phóng, nhờ những chuyện dạy học ở Huế, 1978-1981, tôi mới được gần Trịnh Công Sơn, trên căn nhà nhỏ đường Nguyễn Trường Tộ, đầy kỷ niệm với bạn bè trong đó. Niềm an ủi ấy là của hàng triệu người đã khuất, dành cho chúng tôi, và mỗi lần nhớ lại, chúng tôi đều thầm rơi nước mắt." (Thái Bá Vân - Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật, Viện MTVN 1997).


      Chính tại căn nhà này Sơn đã viết bài "Diễm Xưa", ghi một dấu mốc cho ca từ đầy chất huyền thoại của Sơn "... Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Có lần Sơn bắt gặp một nhánh hoa sầu đông tím cắm trước cửa sổ nhà. Mà cón ai, ngoài cô gái mỗi ngày vẫn đi học ngang qua đó. Tất nhiên là Sơn kể cho tôi ngay với nhiều xúc động. Và, Sơn đã bạo dạn một lần, nhờ tôi đi cùng, qua thăm D., nhà bên kia sông, qua cầu Phú Cam, rẽ mặt, đi một đoạn đường Phan Chu Trinh ...


      Lúc này, tôi cũng đã thuê phòng trọ trong con hẽm đá gần nhà D. và nhà Tuý Hồng (chị dạy Việt Văn trường Trung Học Hàm Nghi, đã viết truyện ngắn đăng ở Bách Khoa, gây chú ý nhiều độc giả). Tường về đó ở chung cùng tôi để đi dạy gần hơn. Tôi còn nhớ nét mặt nghiêm của ông cụ D., giáo sư Pháp Văn trường Ðồng Khánh. Ông cụ đã nhìn chúng tôi bằng đôi mắt nghi kỵ, nhất là Sơn, tóc dài, có râu lưa thưa dưới cằm. 

       

      Nhưng đã liều thì phải chịu trận. Lúc D. đưa chúng tôi ra cổng, cổng sân là hai liếp cửa gỗ thấp. Còn nhớ rõ là lúc đó, em gái D., còn nhỏ lắm, chạy theo ra nhìn Sơn. Ai ngờ sau này Sơn đã da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của A., để rồi, thất vọng, để rồi ... hai mươi năm sau mới được: "... Hai mươi năm em trả lại rồi. Trả nợ một đời xa vắng vòng tay ...".


      "Biển Nhớ", hay bóng dáng của Bích K.. Là một giai đoạn ngắn, vì hoàn cảnh và thời cuộc lúc đó. Sơn vào Qui Nhơn nấp dưới bóng trường Sư Phạm. Hè 1962, tôi vào thăm Sơn vì Sơn ở lại, không về Huế. Ðêm nào Sơn cũng rủ Bích K. cùng tôi ra biển ngồi đến khuya. Bích K. từ Nha Trang ra Qui Nhơn học, cùng lớp, hay săn sóc cho Sơn, lúc ấy chỉ thấy khi nào Sơn cũng mặc chiếc áo chemise kaki vàng. K. thường đem cà phê đến tặng Sơn. Chúng tôi đã ngồi uống cà phê với nhau dưới mái quán thấp ven biển lợp bằng lá kè. "Biển Nhớ" là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya khoắc ấy, mà Sơn đã kéo cao cổ áo, chợt rùng mình, rồi có một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát, có còn "trời cao níu bước Sơn Khê ...".


      Thời Qui Nhơn này của Sơn phải kể đến "Trường Ca Tiếng Hát Dã Tràng", mà hè 1964, trong lễ ra trường, Sơn đã dàn dựng cùng bạn bè hát rất thành công. Sơn đã chép tặng tôi mấy trang bản trường ca này. Tôi đem về dán đầy các ô cửa kính. Tiếc là bây giờ thất lạc, không tìm lại được.


      Nhắc đến Sơn - Khê, Sơn hay ghép tên bạn gái vào lời nhạc của mình một cách hồn nhiên như vậy. Như sau này, một cô gái bình thường, có sắc đẹp quyến rũ, ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, làng Báo Chí, Thủ Ðức. Tôn Thất Văn là họa sĩ vẽ tranh lụa nổi tiếng, bạn thân của chúng tôi. Tuần nào chúng tôi cũng về nhà Văn uống rượu. Sơn đi chiếc xe PC màu vàng cam ... "Cây sẽ cho Lộc và cây sẽ cho hoa". Lộc là cô láng giềng của Văn mà Sơn đã si tình.


      Cũng như "Bống Bồng Ơi" sau này của Sơn. Bống là tên gọi ở nhà của Hồng Nhung:

      "Ngày Bống mẹ bồng

      Nhẹ quá tơ tằm

      Lay nhẹ bống bồng bông

      lay nhẹ đóa Hồng Nhung".


      Và còn nữa, Quỳnh H. của "nụ cười khúc khích trên lưng", Chu Nguyệt Ng., mà chúng tôi đã sửa soạn đi ăn cưới, Michiko, cô gái Nhật rất thương Sơn, chơi bóng rổ giỏi, đã làm luận án về nhạc Sơn tại đại học Sorbonne, Paris...


      Hội họa, giấc mộng không bờ bến của Sơn



           Chân Dunbg 2 (Trịnh Công Sơn)

      Ðến với nhạc Sơn là đến bằng linh cảm, bởi vì tâm hồn Sơn là mộ tâm hồn nhạy bén không cùng, với hội học cũng vậy. Sơn cũng vẽ dễ như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói: "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".


      Không gian tranh của Sơn bao giờ cũng dở dang, nhưng lại đầy tinh khiết, sáng tạo: "Nghệ thuật dạy cho tôi biết biên giới của hữu hạn và sự vô cùng. Riêng trong hội họa tôi còn bắt gặp thêm cái không bờ bến của một giấc mộng tự do tinh thần". Sơn phát biểu như một tuyên ngôn nghệ thuật. Tranh Sơn thanh thoát đến hư tưởng. Người xem thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, khác với những "lời ca thơ" đầy nước mắt của Sơn "tôi không thể phân biệt được nước mắt với âm nhạc" (Nietzsche).


      Những hình thể mảng màu trong tranh xếp đặt ngộ nghĩnh và đầy suy tính, lại rất đúng với nguyên lý của nghệ thuật mới. Những họa sĩ chuyên nghiệp đôi lúc cũng ngợ tay, khó bóp méo hình thể và sắp xếp không gian được như vậy.


      Sơn rất giỏi về nắm bắt những nét đặc trưng khi vẽ chân dung, nhất là chân dung những người bạn thân thiết. Sơn vẽ nhiều chân dung Văn Cao rất đẹp. Lột tả được nét tinh tế trên từng khuôn mặt. Chân dung thiếu nữ như chân dung Linh Ðan, chân dung M., là nhũng bức tranh đẹp nhất của Sơn.


      Nguyễn Trung đã viết: "hôm nay chúng ta nói về Trịnh Công Sơn họa sĩ. Michel Ragon, nhà lý thuyết - người bênh vực nghệ thuật mới, nghệ thuật trừu tượng, có viết rằng trong thời đại chúng ta, không còn những họa sĩ vẽ chơi (peintre du dimanche) nữa. Rất đúng với Trịnh Công Sơn. Anh mới vẽ một vài năm nay và đã trở thành họa sĩ thực thụ" (phòng tranh ÐC, ÐQE, TCS, Sự Phối Hợp Thú Vị Của Ba Tính Chất Khác Nhau, TTCN, 5.1.1989).


      Ðó là lần bày tranh tại nhà hữu nghị Tiệp Khắc 1989. Tôi, Ðỗ Quang Em và Sơn. Trước đó, năm 1988, một phòng tranh tại nhà Sơn của Tôn Thất Văn, Sơn và tôi, cũng rất thành công


      Ðinh Cường

      (Virginia, 16.4.2001)

      Trích từ báo Hợp Lưu, số 59 tháng 6&7/2001: Trịnh Công Sơn, Một Cõi Ði Về.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa sĩ Trương Thị Thịnh - Người phụng hiến cho nghệ thuật Đinh Cường Hồi ức

      - Mùa thu nhớ thi sĩ Bích Khê (1916 -1946) Đinh Cường Khảo luận

      - Nguyễn Trọng Khôi và những viên đá cuội Đinh Cường Nhận định

      - Đoạn Ghi Nhớ Đỗ Long Vân Đinh Cường Thơ

      - Tạ Tỵ, Người Họa Sĩ Luôn Ưu Tư Về Những Cái Mới Đinh Cường Nhận định

      - Văn Đen, Tiếng Vĩ Cầm Trong Chiều Tà Và Màu Nâu Đất Buồn Đinh Cường Khảo luận

      - Từ Bức Chạm Gỗ Xưa "Mèo Ngoạm Cá" Tới Vài Nét Về Điêu Khắc Cổ Việt Nam Đinh Cường Khảo luận

      - Tìm Lại Nét Đẹp Trong Tranh Dân Gian Việt Nam Đinh Cường Khảo luận

      - Kỷ niệm 13 năm ngày mất nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị Đinh Cường Hồi ức

      - Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng Đinh Cường Nhận định

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)

      Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)

      Người ca thơ (Văn Cao)

      Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)

      Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)

      Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)

      Viết về Trịnh Công Sơn (diendantheky.net)

      Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

      Trang nhà về Trịnh Công Sơn: 1, 2, 3.

       

      Tác phẩm của Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)

      Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)

      Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)

      Biết Ðâu Nguồn Cội (Ý Lan)

      Ở Trọ (Đình Văn)

      Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)

      Níu Tay Nghìn Trùng (Cẩm Vân)

      Quỳnh Hương (Nhã Phương)

      Hôm Nay Tôi Nghe (Trịnh Công Sơn)

      Nhạc Trịnh Công Sơn (Phung Nang Tran, You Tube)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Tác giả Người Yêu Cô Đơn, “giải mật” bút danh Đài Phương Trang của mình (Tuấn Khanh)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) (Đông Kha)

      Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)

      Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)

      Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông Kha)

      “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên (Lê Hữu)

      Nghe một câu hát, nhớ một tiếng hát (Lê Hữu)

      Vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Huyền Linh (Trịnh Hưng)

      Nhạc Việt, bài boléro đầu tiên (Lê Hữu)

      Nhạc sĩ Y Vũ với bài ca “Tôi đưa em sang sông” (Trịnh Hưng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  Hoài An,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)