|
Trúc Phương(.0.1939 - 18.9.1995) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Văn Tế Trận Vong Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Cao Tiêu)
Tưởng Niệm Tướng LÊ VĂN HƯNG và NGUYỄN KHOA NAM (Trần Nguyên Anh)
Tứ Nguyệt Vọng Điếu NGUYỄN KHOA Tướng Quân (Nguyễn Quan Hà)
Tưởng Niệm Tướng PHẠM NGỌC SANG (Nguyễn Duy Ân)
Danh Thơm Ngũ Tướng (Phạm Cây Trâm)
Bài Tế Chiến Sĩ Quốc Gia Trận Vong (Việt Thần)
Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
Niệm Khúc 30 Tháng Tư (Phong Châu) Hẹn Anh Một Ngày Tái Ngộ (Ngô Minh Hằng
Văn Chiêu Hồn 30 Tháng Tư (Nguyễn Phú Ninh) Bài Ca Tháng Tư (Nguyễn Cố Nhân)
Thơ Tháng Tư (Nguyễn Quan Hà) Nhớ Mãi Tháng Tư 1975 (Ngứa Nhĩ)
Khắc Cốt Tháng Tư (Trần Nguyên Anh) Xin Lỗi Tháng Tư (Bình Ngọc)
Tự Sỉ (Nguyễn Quan Hà) Bài Thơ Không Tựa (Phạm Đức Nhì) Cảm Tạ Miền Nam (Phan Huy)
Nỗi buồn tháng 4 (Huy Uyên) Những tháng tư buồn (Nguyễn Thị Hằng)
Thắp lên muôn triệu nến hồng
Trước đến chiến sĩ trận vong nước nhà
Anh hùng trả nợ Quốc gia
Lòng son sử sách đậm đà chiến công
Đem máu đỏ tô hồng non Lạc
Ngăn giặc thù thành bại quản chi
Chiến trường từ biệt sinh ly
Non cao rừng thẳm thành trì non sông
Bao năm chiến trận mỏi mòn
Ngọn cờ Vàng vẫn hãy còn vươn cao
Đầu mũi đạn ngọn lau tấc sắt
Lỡ sa cơ bị đát thảm thương
Thân trai tử trận chiến trường
Quân thù bạo ngược trăm phương bạo tàn
Linh hồn đó nguyện làm chiến sĩ
Suốt nghìn thu trả hận non sông
Tạc bia kỷ niệm vô cùng
Ngọn cờ thành bại kiên trung vẫn còn
Dân đất Việt cúi đầu bái lạy
Bao linh hồn tan tác muôn nơi
Kỳ đài dựng bóng gương soi
Ghi công chiến sĩ vốn người Quốc gia
Kìa những kẻ thờ ma cộng sản
Lũ độc tài oán thán muôn dân
Thắp hương thơm trước mộ phần
Anh linh chiến sĩ hy sinh diệt thù
Hỡi nòi giống kiên trung bất khuất
Lập kỳ đài chiến sĩ trận vong
Hằng năm viếng cảnh mùa xuân
Thắp đèn hương khói thỏa lòng quê cha
Thương người chiến sĩ Quốc gia
Năm xưa lằn đạn xông pha kiêu hùng
Dù xác ngả tấm lòng còn đấy
Dù thân tàn, khí phách anh linh
Diệt loài Các Mác Lênin
Khua môi múa mỏ dập dình trống chiêng
Một hồi trống ơn đến nghĩa trá
Muôn vạn người quốc phá gia vong
Thương người chiến sĩ trận vong
Lập đền tử sĩ ghi công muôn đời
Hãy tìm đủ muôn loài hoa trắng
Màu tang thương trong trắng vô cùng
Vòng hoa trắng nén hương lòng
Thắp quanh đến sáng cầu vồng âm dương
Để tưởng niệm trăm đường đau khổ
Những mẹ già con trẻ hy sinh
Có đền tử sĩ quang minh
Tên người chiến sĩ khắc quanh bảng vàng
Đến cao vọi cờ vàng sọc đỏ
Cùng đất trời rạng rỡ ngàn thu
Chiến trường đã dứt từ lâu
Bia công kỷ niệm cao sâu dưới trời.
Nguồn: Tạp chí Tân Văn, số 11 Tháng 6, 2008
Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4
Như một ngày uất hận
Nếu ngày đó những người chiến thắng
Biết đối xử với nhân dân miền Nam bằng tình nghĩa đồng bào
Nếu ngày đó một giọt máu đào
Còn hơn ao nước lã của giặc Tàu phương Bắc
Nếu ngày đó đừng tập trung sĩ quan, công chức lên rừng thiêng nước độc
Đừng dửng dưng nhìn những thuyền nhân nữ vượt biên bị hãm hiếp dày vò
Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo
Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử
Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú
Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà
Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 tang tóc xót xa
Nếu nước chảy về nguồn, lá rụng về cội
Nếu biến thống nhất thành sức mạnh Rồng Tiên vượt trội
Sử dụng văn minh, dân chủ, tự do làm tiêu chí hòa bình
Một chữ “nếu” đã không bao giờ xảy ra khi “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”
Khi “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Khi Nguyễn Trãi có hồi sinh cũng ôm Đại Cáo Bình Ngô vô nhà đá
Khi kẻ sĩ ngoài kia còn bị hồn ma Nhân Văn Giai Phẩm ám cả đời
Tôi viết bài thơ tự khóc đất nước tôi
Cứ 30 tháng 4 là đất trời hừng hực
Cái nóng từ trong tim nóng ra, nóng như hỏa ngục
Biết đến bao giờ mới có cơn mưa dội xuống mát lành
Biết bao nhiêu năm rồi thiện ác vẫn phân tranh!
Bùi Chí Vinh
Nguồn: diendantheky.net
Ba mươi tháng tư. Úp mặt mà khóc
Chưa trăm năm. Mà nước mắt khô dòng
Hồn tôi ngơ ngác. Nhìn về phương đông
Đất nước của tôi. Thân yêu! Đã mất!
Ba mươi tháng tư. Lòng đau như cắt
Lưỡi dao cùn cứa mãi. Trái tim khô
Những sợi thần kinh. Mơ mơ hồ hồ
Thành phố chết non. Xóm làng cũng chết
Ba mươi tháng tư. Bọ hung rắn rết
Cắn nát thịt da. Tổ quốc im lìm
Bài quốc-tế-ca. Lưỡi hái gọng kiềm
Ô uế máu tanh. Hồn thiêng dân tộc
Ba mươi tháng tư. Đầu lao xuống dốc
Học thuyết oan khiên. Tư tưởng Mác Lê
Đường tới tương lai. Tăm tối. Ê chề
Ánh sáng tắt câm. Cuối đường nghiệt ngã
Ba mươi tháng tư. Quê hương xa lạ
Từ Bắc vô Nam. Nhung nhúc côn trùng
Non sông một dải. Chẳng phải của chung
Biển gần đảo xa. Tặng quân xâm lược
Ba mươi tháng tư. Không còn đất nước
Vĩnh biệt lâu rồi. Công Lý Tự Do
Xã nghĩa thiên đàng. Tráo trở quanh co
Đuốc đảng soi đường. Tối câm đường phố
Ba mươi tháng tư. Lọc lừa nở rộ
Đầu đường xó chợ. Ngơ ngác dân oan
Dân chủ đấu tranh. Tù tội xếp hàng
Nước mắt cạn cùng. Miền Nam nhỏ lệ!
Ba mươi tháng tư. Người đi ra bể
Trời nước mênh mông. Mù mịt bến bờ
Thân xác mẹ già. Phụ nữ em thơ
Thuyền bé mong manh. Mừng thay lũ cá
Ba mươi tháng tư. Thăng hoa dối trá
Bịt miệng nhân dân. Che mắt loài người
Miếng thịt dát vàng. Trộn với máu tươi
Ngu dốt leo thang. U mê cùng đảng
Ba mươi tháng tư. Quê hương một mảng
Cây cỏ cúi đầu. Dân tộc để tang
Tổ quốc thương đau. Lộn ngược thiên đàng
Và một mình tôi. Khô dòng lệ chảy...
Phong Châu
30 Tháng tư - 2022
Gặp anh trong chiều tiễn biệt
Dáng anh lặng lẽ trầm tư
Anh ơi, anh từ chiến tuyến
Về đây ngồi tự bao giờ???
Anh từ điạ đầu Bến Hải
Khe Sanh, An Lộc, Hạ Lào?
Pleiku, Tam Biên, Darlac?
Đông Hà, Quảng Trị? Chu Pao??
Hay từ Cà Mau, Đồng Tháp
Định Tường, Cái Nước, Năm Căn?
Hoàng Sa? U Minh? Rừng Sát?
Súng rơi giữa cuộc quân hành?
Anh về từ đâu chăng nữa
Cũng hồn trong mạch non sông
Anh về bao giờ chăng nữa
Cũng thân đẵm máu Lạc Hồng!!!
Tôi biết anh vì lý tưởng
Hào hùng, chiến trận xông pha
Chẳng mơ công hầu, khanh tướng
Chỉ mong mạnh nước, an nhà!
Anh đi vì yêu sông núi
Yêu đời Hải, Lục, Không Quân
Mong ngày ba miền vào hội
Mừng nhau quét sạch vô thần
Anh tự bao giờ, trầm lặng
Ngồi đây thương bạn, nhớ rừng?
Súng nằm ngang đùi, sưởi nắng
Ba lô thiếp ngủ triền lưng!
Mắt anh, dòng sông suy tưởng
Dưới vành nón sắt, xa xăm
Là anh ??? Anh là pho tượng???
Cho đời ngưỡng phục ngàn năm!
Cho đời vô cùng thương tiếc
Tinh hoa nòi giống Lạc Hồng
Tóc vừa xanh màu mây biếc
Mà hồn đã núi, đã sông!
Mà hồn hòa trong nhịp thở
Biển, rừng, hoa, lá, cỏ, cây
Ơn anh, sơn hà ghi nhớ
Thương anh mắt lệ vơi đầy!
Gặp anh chiều xưa tiễn biệt
Rồi xa, trăm nhánh sông đời
Quê hương, một ngày giặc chiếm
Và anh ngã xuống....Than ơi!!!
Người ta trả thù hèn hạ
Cả ngay bức tượng nữa sao?
Nghe tin, tôi đau đớn quá!
Thương anh khôn xiết nghẹn ngào!!!
Thế rồi một chiều bụi đỏ
Tìm anh, tôi đến chốn xưa
Anh ơi, chỉ còn đổ vỡ
Hoang tàn theo với nắng mưa...
Hỡi anh, những hồn Anh Kiệt!
Một đời tận hiến non sông
Hẳn nghe Bình Than hội kiến
Hẳn nghe trống giục Diên Hồng???
Hẹn anh một ngày tái ngộ
Là ngày quang phục quê ta
Có anh ngồi trên nền cũ
Có tôi dâng một vòng hoa.
Hỡi linh hồn trận vong chiến sĩ
Đã hiến dâng cái chết tại sa trưởng
Nam nhi da ngựa bọc xương
Tình nhà nghĩa nước một đường vẹn hai.
Tiếng súng nổ hình hài tan tác
Những linh hồn lìa xác bơ vơ
Quẩn quanh bám sát ngọn cở
Hồn thiêng phiêu bạt chẳng bờ bến đâu.
Hỡi uổng tử trên đường tỵ nạn
Lướt phong sương trên biển trên rừng
Bỏ thây xó núi ven đường
Nằm trong bụng cá bềnh bồng nổi trôi.
Hơn hai mươi năm còn hờn quốc hận
Tháng tư đen oán giận bầm gan
Chao ơi, nước mất nhà tan
Gia đình chia rẽ muôn vàn lệ tuôn.
Hình ảnh ấy gợi buồn tê tái
Cảnh biệt ly nhớ lại đau lòng
Người đi kẻ ở vời trông
Hai bên giới tuyến vợ mong chồng chờ.
Hương trời đất bàn thờ tưởng niệm
Xin hồn linh chứng kiến lòng thành
Về đây cho trọn nghĩa tình
Quân dân cán chính kết tình đồng hương.
Làn khói trắng tỏa bay nghi ngút
Tạo phúc lành tác động muôn phương
Cùng nhau đoàn kết tình thương
Một ngày rực rỡ trên đường quê cha.
Lời ước nguyện thiết tha kêu gọi
Nhờ ánh trời chiếu rọi nơi đây
Hoa thơm quả lạ mâm đầy
Cầu xin chứng giám từ mây hồn về.
Cẩn Cáo
Bảy lăm vận nước mạt rồi,
Gà nhà bôi mặt liên-hồi đá nhau
Sao chẳng biết nghĩ sau suy trước,
Giặc ngoài sân lại rước vô nhà,
Để rồi thương mả ông cha,
Đau con xót vợ hối mà kịp sao!
Ngoài mặt trận ra vào sanh-tử,
Người chiến-binh gìn-giữ nước-non,
Kiên-cường dạ sắt gan son
Nước đìa gạo sấy vẫn ngon tháng ngày.
Không kiêng mặn cũng chay mỗi bữa,
Lương gửi về chưa đủ nuôi con,
Thôi thì củ đắng lá non,
Cha ăn chắc bụng sớm còn tiến quân.
Cũng lắm lúc vừa ăn vừa chạy,
Biết bao lần đêm dậy vượt sông,
Lệnh trên truy-kích, tấn công,
Mạng chưa chắc giữ miếng ăn dám nài.
Tối đi ngủ biết mai có dậy,
Qua đêm nay còn thấy mặt trời?
Pháo thù chụp xuống khơi-khơi,
Đá còn nát bụi thân người cứng sao!
Sáng chốt địch Chu-Pao vừa bứng,
Chiều đã về cứu Tống-lê-chân,
Tử sinh qua lại mấy lần
Sức thù khôn cản bước chân anh hùng.
Ham muốn cũ cũng đành gạt bỏ,
Mong hậu phương con vợ yên-vui.
Tiếc thân mà giận cho đời,
Máu xương ngăn giặc
để người múa may!
Chốn hậu-phương hết Thày đến Cố,
Cộng một bầy ăn có theo đuôi,
Nhân danh nào đạo nào đời,
Nào kêu ngôn-luận nào đòi tự-do.
Đứa trùm chăn nằm co bỗng dậy,
Đứa câm mồm lại thấy bi-bô,
Đứa đạo-sĩ đứa ni cô,
Thừa cơ nước đục tha-hồ thả câu.
Vừa chặn vãi ở đâu Bình Triệu,
Lại Bến-Thành nghêu-nghểu quạ ra,
Có thanh-niên có đàn-bà,
Có áo vàng có áo dà áo đen
Có một lũ ăn xin bị gậy,
Miệng chửi thề trán nhẫy mồ-hôi,
Có Cầu Ông Lãnh góp lời,
Vỗ mông vỗ háng chửi người be-be.
Quý lãnh-đạo cười toe cười toét:
"Thiệu phen này phải chết với ông!"
Hỡi ôi! nếu chẳng phải khùng,
Thì quân Việt-Cộng nằm vùng chẳng sai
Lòng dân nản giặc ngoài thốc đánh,
Thế nguy này tài thánh cũng thua.
Hay là quỷ kế bạn xưa
Tao đâu phản bạn mày thua tại mày?!
Thơ viết Tháng Tư mãi cứ buồn,
Lần lần cất bút nét sầu vương.
Chìm gươm gẫy súng đau khôn kể,
Mất nước tan quân hận chẳng lường.
Rời-rã tiếng cu tê đất khách,
Lẻ-loi giọng Việt chạnh* quê-hương.
Lòng ai đòi-đoạn ai chia-sẻ,
Năm tháng ngày đêm ngợp chán-chường!
03.06.12
* ca dao:
1. Chạnh thương chạnh nhớ chạnh sầu
Vì ai nên nỗi cho trầu xa cau.
2. Đêm nằm nghe vạc trở canh
Nỗi lòng chạnh tưởng đến anh mà buồn.
Khởi Hành số 186, Tháng 4.2012
I.
Tháng Tư năm ấy đến năm này,
Hai-bảy năm rồi - Bao đắng cay
Nhớ lại vẫn còn đau đứt ruột
Muốn quên, chẳng được, phải cau mày.
Đầy đường súng đạn quăng như củi,
Khắp nẻo người dân ngó tợ cây.
Chết lịm nhìn nhau không khóc nổi,
Đất trời mờ mịt khói tàu-bay.
II.
Như thế là xong một vở tuồng,
Tương tàn Huynh Đệ chất đầy xương.
Sông kia uất hận giòng ô-nhục,
Núi nọ kêu gào - Ai bá vương?
Hà-Nội ăn mừng dân khốn khổ
Sài Gòn nuốt tủi nước tang thương
Kìn kìn di-tản, tàu đen biển,
Tướng bại, quân tàn giạt bốn phương.
III.
Nay đã nguôi-ngoai, túi nặng đô
Trở về... góp vốn, Cộng hoan hô
"Việt Kiều yêu nước", nghe xoang-xoảng,
"Cách mạng vì dân", khéo phỉnh phờ
"Chống Mỹ" van-nài xin Mỹ bỏ...!(*)
"Đánh Tây", lạy lục cõng Tây thờ...!
Miệng hùm, nọc rắn đầy nham hiểm
Cảnh giác đừng quên Ngày Tháng Tư.
(*) xin bỏ "cấm vận"
I.
Ai quên? Ai nhớ? Tháng Tư Tây?
Năm ấy Miền Nam tớ bỏ Thầy
Nhốn nháo Sài gòn ong vỡ tổ!
Kinh hoàng Gia định khỉ rung cây!
"Sao vàng" xiết cổ người vô tội!
"Cờ đỏ" vô nhà chó chết lây!
Cột điện vô-tri không biết chạy
Nên đành ngơ ngác đứng trơ dây.
II.
Trời Đất chung quanh chẳng thấy gì,
Một màu tang tóc nói năng chi?
Đầy đường súng vứt - Đời vinh nhục,
Khắp phố tăng càn - Kiếp thảm thê.
Nón cối nghênh ngang kêu mở cửa! (*)
Cán nô vênh váo bước qua lề.
Bấm tay thấp thoáng Xuân Thu đã,
Hai bảy năm rồi - dạ tái tê!
III.
Tái-tê không phải bị thua đau?
Mà bởi quân Hồ mưu chúng sâu.
Chiếm được Miền Nam vơ vét của,
Để đem về Bắc trả Nga-Tàu
Nợ bom, nợ đạn vay bằng máu,
Nợ nhớt, nợ xăng ngập lút đầu
Bắt đám dân đen làm mệt nghỉ,
"Thiên Đàng" hai chữ - đống phân trâu!
3.2002
(*) Kêu mở cửa: CS viết báo, sách,sử, rêu rao "đại quân giải phóng tiến vào Sài gòn được dân chúng tưng bừng đón tiếp! Thực tế kẻ ngu này là một trong hàng triệu dân Sài gòn lúc đó khi nghe tin quân giải phóng đã vào đến Ngã tư Hàng Xanh, Bảy Hiền, Ngã năm Chuồng Chó thì nhà nhà đóng cửa, phố xá vắng tanh, cán bộ CS phải tới từng nhà bắt mở cửa đón chúng. Sự thật là thế.
Ba mươi năm trước Tháng Tư sầu,
Ta mất Sài Gòn quá đớn đau!
Giận lão to đầu cam chịu nhục?
Hận phường phản chủ muốn đào sâu.
Bỏ cha, lìa mẹ, người theo Cộng,
Góc biển, chân mây, kẻ xuống tàu.
Phiêu giạt xứ người ôm hận tủi,
Ngàn năm vong quốc, "quốc" kêu thâu!
Surrey, Canada
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường "đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót, áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư": Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chễm chệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương... chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh... từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía...!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là: góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào...
Thậm Chí có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang ???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất?" để vào Nam chen lấn, đua đòi?
Riêng tôi
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời.
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm!" những năm, tháng... đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ...
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Xin lỗi! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng: Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "Tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.
(Nguồn: internet)
I.
Tướng Lê Văn Hưng
Một thời An-Lộc nổi danh ông
Chống cộng kiên cường một tiếng: Không!
Không: Sợ Hy sinh vì giặc mạnh
Không: Hề hèn nhát trước thù đông
Không: Hàng - thà chết trong Danh Dự
Không: Sống như thừa với Núi sông.
Quyết lấy máu tô bờ cõi Việt
Ngàn năm sử-sách sáng tên ông.
II.
Nguyễn Khoa Nam! Nguyễn Khoa Nam!
Làm Tướng như Ông thật mới làm
Giặc ép ra hàng - Thôi! Tự xử
Thù chưa trả được - Sống? Không ham
Hồn theo sông núi đành ân hận
Xác trả sơn hà chết cũng cam
Như Cụ Phan xưa liều tuẫn-tiết
Sáng ngời sĩ khí Đất phương Nam.
Canada, 3.2002
Tướng Nguyễn Khoa Nam
Y hi đại chí công vô đạt,
Tuẫn quốc anh hùng bất tích thân.
Bi Trường Sơn thạch tồn công nghiệp,
Lệ Hậu Giang ba vĩnh khấp quân.
Bản dịch nôm:
Chí lớn Tướng-quân thôi chẳng đạt,
Anh-hùng theo nước tiếc gì thân.
Đá Trường-Sơn nọ ghi công-nghiệp,
Sóng Hậu-Giang kia mãi khóc ông.
Tướng Phạm Ngọc Sang
Lý tưởng vì dân trọn nghĩa tình
Tận trung báo quốc buổi điêu linh
Kiên gan chiến đấu trong nguy biến
Tiết tháo không phai giữa ngục hình
Tướng chết theo thành là hiển hách
Tướng tù với lính đáng tôn vinh
Sáng ngời tên tuổi, dù thua bại
Bán nước, quân Hồ thắng cũng khinh.
Thơ làm dịp Ba Mươi Tháng Tư 2007 đế tưởng nhớ các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Phạm văn Phú, Lê Văn Hưng, và Trần Văn Hai đã vị quốc vong thân trên ba mươi năm trước. Có lẽ trong Thế kỷ Hai Mươi không có một nước nào, - lại là một nước nhỏ bé như Việt Nam Cộng Hoà - có nhiều vị tướng tuẫn tiết như thế khi chính khí tan vỡ. Thành mất, tướng tuẩn tiết tưởng như là một truyền thống trong anh hùng ca thiên cổ, lại xảy ra tại Miền Nam Việt Nam cách đây không lâu. Hay thực ra, chuyện ấy, đã là chuyện thần thoại rồi? Trước đó khá lâu và từ sau 1975 cho tới bây giờ, có bao nhiêu tướng quân mất thành mà chết theo thành, trên thế giới? Hình như là không thấy một ai...
Cảm ơn nhà thơ họ Phạm đã cảm tác những bài thơ chính khí cho trang sử miền Nam thêm rạng rỡ, một trang sử mà không những tướng chết theo thành, còn cả những cấp nhỏ hơn cũng đã tự xử một cách hào hùng, xứng danh tuấn kiệt. [Ghi nhận của Viên Linh.]
Xả thân vị quốc nợ đền xong
Năm tướng hào quang tỏa núi sông.
NAM, VỸ anh hùng thời vận mạt
PHÚ, HƯNG hào kiệt tấm lòng son.
Tướng HAI gương sáng trang hùng sử
Nước Việt hồn thiêng giống Lạc Hồng.
Quốc sử nghìn thu danh rạng rỡ
Muôn đời tưởng niệm ý dân mong.
TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM
Không đội trời chung Cọng sói lang
Khoa Nam danh tướng chẳng qui hàng
Ung dung tự sát tròn danh tiết
Uy dũng nêu gương đẹp sử vàng.
Hào kiệt khí thiêng - tâm diệt giặc
Anh hùng truyền thống - chí trừ gian
Sáng ngời vị quốc lòng trung nghĩa
Bia tạc nghìn thu toả ánh quang.
TƯỚNG Lê VĂN HƯNG
Một thời An Lộc nổi danh trai
Làm tướng như ông quả tướng tài
Chống giặc kiên cường luôn thế thắng
Giữ thành vững chắc chẳng ly sai.
Bỗng dưng bỏ cuộc - đồng minh phản
Rồi chốc hàng tan - hoạ hại dài
Quê phố hoang mang đành nước mất
Theo thành tuẫn tiết chết vinh ai.
Tướng Phạm Văn Phú
TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ
Vì nước vì dân trọng nghĩa tình
Hận lòng phản bội (bạn đồng minh?)
Cao nguyên triệt thoái tan cơ nghiệp
Làng phố đau thương thẹn phận mình.
Thành mất sống thêm nhơ đất nước
Nhà tan tuẫn tiết rạng tiên linh
Một liều độc dược an phần số
Dũng tướng lưu danh nước hiển vinh.
TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ
Tướng Lê Nguyên Vỹ
Sinh vi danh tướng, tử vi thần
Quả thực phi thường, Vỹ tướng quân
Tự sát tôn vinh lòng ái quốc
Xả thân trách nhiệm nghĩa quân dân.
Một thời chinh chiến không thua trận
Muôn thủa tâm hùng chẳng tiếc thân
Đất nước vẻ vang đời dũng tướng
Anh hùng trang sử mãi thơm danh.
TƯỚNG TRẦN VĂN HAI
Tướng Trần Văn Hai
Tư lệnh sư đoàn bảy bộ binh
Vang danh bắn tướng Cọng hy sinh
Giữ tròn danh tiết không thua chạy
Tỏ sáng hùng tâm chẳng nể kinh
Một dạ xả thân vì đất nước
Trọn đời trách nhiệm với dân sinh
Sáng ngời sĩ khí non sông Việt
Vạn thuở anh hùng rạng sử xanh.
Texas, 2007
Thương mình ấu trĩ bấy lâu nay,
Cứ tưởng anh hùng cứ tưởng hay.
Bất-trí nghe người nên mất nước,
Ngây-thơ tin giặc hóa sa lầy.
Chiến-trường đã tiếc thân cơm-áo,
Tù-ngục còn than kiếp đọa-đầy!
Kìa Cẩn Hưng Nam kìa Vỹ Phú
Oanh-oanh liệt-liệt đáng râu mày.
Tự do như muối
Hạnh phúc như đường
Khi còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon
Khó thấy giá trị của hạt đường hạt muối
tôi sống ở miền Nam
nhìn dòng đời trôi nổi
nở lại tàn
bao nhiêu mùa hoa
hai nền Cộng Hòa
một cuộc chiến tranh dài đẫm máu
tôi đã dốc lòng chiến đấu
bảo vệ tự do
dưới lá cờ
nền vàng ba sọc đỏ
tiếc thay trong đội ngũ
chúng tôi có ít những Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam
mà lại khá nhiều Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Toàn
nên lính mất niềm tin
dân chán nản
những kẻ có lòng
lắc đầu ngao ngán
rồi nước Mỹ đồng minh, xưa là bạn
nay trở mặt lọc lừa
quên lời hứa năm xưa
bỏ mặc “tiền đồn của thế giới tự do“
thất thủ
kẻ thù đưa tôi lưu đày biệt xứ
rồi khua chiêng gióng trống ăn mừng
đám trí thức, sinh viên, học sinh
xưa trốn vô bưng
mơ một thiên đường trên trái đất
nay ngồi trên khán đài nghếch mặt
“Thiên đường đang ở trong tầm tay“
Má Hai
xưa đào hầm nuôi cán bộ
nay hớn hở
“Tụi nó dzià mình chắc có tương lai“
bà Tám con chết trận Đồng Xoài
hãnh diện lãnh bằng gia đình liệt sĩ
những nhà văn, nhà thơ, xưa chống “cuộc chiến tranh phi lý“
(đâm sau lưng người lính Cộng Hòa)
nay chìa bút ra
xin viết bài ngợi ca chế độ mới
đám thanh niên xưa trốn chui trốn nhủi
ở hậu phương
xanh mặt khi nghe nhắc tới chiến trường
nay tự nhận đã yêu thầm cách mạng
những người dân bình thường
xưa gặp lính khi ghét khi thương
lúc buồn ngồi chửi đổng
“Tao chửi cả thằng Tổng Thống
xá gì lính tráng tụi bay“
nay cũng ngập ngừng vỗ tay
nhưng mắt nhìn quanh lấm lét
họ chưa có câu trả lời dứt khoát
muốn đợi một thời gian
sau vài năm
cuộc hôn nhân qua tuần trăng mật
đã đầy nước mắt
và những tiếng nấc nghẹn ngào
đám trí thức vô bưng năm nào
tức giận thấy mình bị bội phản
buông lời phản kháng
kẻ vô khám Chí Hòa
người bị quản thúc tại gia
đưổi gà cho vợ
thiên đường ước mơ sụp đổ
má Hai
đã quen dần với bo bo, với sắn với khoai
như người dân miền Bắc
những cán bộ xưa má nuôi trong hầm bí mật
đã ra lệnh bắt má mấy lần
má không đủ ăn
lấy đâu đóng thuế
bà Tám ôm tấm bằng Gia Đình Liệt Sĩ
bụng đói meo
làng trên xóm dưới ai cũng nghèo
tình người hiếm hơn hồi đó
bà ra mộ con ngồi nhổ cỏ
khóc thầm
những văn nhân
một thời phản chiến
“ngộ biến tòng quyền“
cố bẻ cong ngòi bút
nhưng với văn thơ, với nhạc
quen phóng túng tự do
sao chịu nổi gông xiềng
lại tiếc những ngày trời rộng thênh thang
múa bút
đám thanh niên hèn, khoác lác
tưởng được chế độ mới tin dùng
bị đi lao động quốc phòng
thanh niên xung phong
làm việc không công nơi rừng sâu nước độc
cháy da vàng mắt
đói lòng
những người dân
xưa chửi vung chửi vít
nay im thin thít
chẳng dám hé môi
một số kẻ lỡ lời
bị đi “tù không án“
khi cán bộ xưng tụng bác Hồ, ca ngợi Đảng
họ cao giọng hoan hô
vỗ tay thật to
nhưng bụng thầm ao ước được sống lại những ngày xưa cũ
sau ba mươi tháng tư, đớn đau tủi hổ
là gia đình người lính Cộng Hòa
kẻ bị cướp nhà
người bị cướp đất
con bị đuổi học
vợ mất sở làm
chồng đi tù biệt tăm
đi họp, cán bộ Cộng Sản mỉa mai nhiếc móc
ra đường bị lườm dọc nguýt ngang
đến khi ruộng vô tập đoàn
gạo vải sữa đường bán theo tiêu chuẩn
nhà máy công ty hãng xưởng
trở thành quốc doanh
công an khu vực đầy quyền hành
thực thi chính sách nhân hộ khẩu
người dân chịu đời không thấu
mà chẳng dám than vãn kêu ca
bấy giờ gia đình người lính Cộng Hòa
mới nhận được những tia nhìn thiện cảm
nghĩ đến con, đến chồng, đến cha
trong nhà tù Cộng Sản
họ hãnh diện ngẩng đầu
hôm nay giữa trời cao
được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ
phất phới bay trong gió
tôi muốn khóc thật to
tôi muốn hét lên
“Đây hạnh phúc! Đây tự do!“
Mà thuở nào tôi đã buông tay đánh mất
để phải chôn tháng năm tươi đẹp nhất
của cuộc đời
trong các trại tù rải rác khắp nơi
trên đất nước
họ hàng tôi, đồng bào tôi
những ai không đi được
mấy chục năm trường
gánh chịu đau thương
uất hận tủi hờn
nhìn quê hương tan nát
mẹ Việt Nam ơi! Những đứa con lưu lạc
đã nhận rõ lỗi lầm
đang đấu tranh âm thầm
cho một ngày quang phục
sẽ còn nhiều khó nhọc
để dành lại giang san
từ tay bọn Cộng Sản tham tàn
nhưng kìa! Phất phới bay trong gió
vẫn như ngày nào
lá cờ vàng ba sọc đỏ
mà sao hôm nay chính nghĩa sáng ngời
chẳng cần một lời luận bàn lý giải
tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái
lá cờ vẫn còn đây
thì quê hương ơi! Sẽ có một ngày.
Viết tại San Leon sau một lần dự lễ dựng kỳ đài tại Houston.
Nguồn: Internet
Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với Miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của Miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
Tôi còn nhớ sau cái ngày “thống nhất”
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một Miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt.
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt.
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh.
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản.”
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.
Cảm tạ Miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.
Cảm tạ Miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.
Cảm tạ Miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung quốc và Liên xô đại vĩ
Cảm tạ Miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại Cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành nhân.
Phan Huy, Hanoi
Đóng cửa nỗi buồn tháng 4 trong tim
Bốn mươi hai năm xót đau Tổ-Quốc
Mới ngày nào lăn trào nước mắt
Sông suối quê-hương xiết chảy tuôn.
Mới tháng 4 năm 75
Mặt người bôi tro quỉ dữ
Đốt cháy quê làng xóm chợ
Đạn bom, mìn súng lọc lừa.
Bầu trời xám, cờ màu đỏ bay cao
Từ đây chôn triệu người miền Nam khốn khổ
Thây người biển đông chìm xác
Những thân còm đói ốm lầm than.
Bỏ lại nỗi buồn Việt-Nam
Lất lây biển rừng, đầu đường xó chợ
Triệu ngã ba, ngã tư đứng ngó
Linh-hồn mang vết sẹo suốt đời.
Đã câm nín ngày đó tháng 4
Ngửa mặt nhìn trời la thét
Quê hương ngập chìm cùng cực
Một bầy người đã hóa kiếp thây ma.
Tháng 4 không cửa không nhà
Ngọn đèn mù cạn dầu tăm tối
Trùng dương bao vây bốn lối
Thôi đâu trời thấy ánh sao sa.
Lặng thầm làm đám giỗ tháng 4
Lấp đầy nghĩa-trang trăm ngàn thây xác …
(tháng 4-1975/4-2017)
sao là tháng tư hỡi em
ngày anh chạm vào những thiên đường mù
không lối thoát
ngày anh đành làm người thua cuộc
đi trong đất nước mình
mà lạ lẫm những bước chân
sao là tháng tư vong thân
anh mang ba lô biến thành người cải tạo
những người tù không số
què quặt ngồi nhìn mình
sau hàng rào kẽm gai
sao là tháng tư không có ngày mai
chiều anh chôn xác tù xấu số
để rồi lòng tự hỏi
bao giờ đây
bao giờ đây sẽ đến lượt mình
sao là tháng tư lênh đênh
sáng mót củ khoai
chiều bắt từng con cóc nhái
đêm nằm không ngủ được vì bụng đói
chút nhân phẩm cuối cùng đành đổi miếng ăn
ôi những tháng tư buồn tênh
từng đứa bạn nghe tin
vợ bỏ đi lấy chồng xứ khác
mà không trách người ta yêu bội bạc
nỗi sợ nào bằng nỗi sợ cô đơn
những tháng tư hờn căm
trên mặt người biến sắc
từng chiếc tàu ra đi rồi biến mất
xác rã nằm giữa biển cả mênh mông
những tháng tư ngủ đông
đến bao giờ mới tỉnh
đến bao giờ dân ta cùng nắm tay lên tiếng
đòi tự do cơm áo hòa bình…
đến bao giờ đất nước mới hồi sinh…
tháng 4/2017
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |