1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chương Dân Thi Thoại (Phan Khôi) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-10-2017 | THƠ

      Chương Dân Thi Thoại

        PHAN KHÔI
      Share File.php Share File
          

       

      TIỂU DẪN



          Nhà văn Phan Khôi
            (1887 - 1959)

      Thi là gì ? Thi thoại là gì?


      Thi là một lối văn có vần theo thanh âm từ điệu của một thứ tiếng mà làm ra. Thi thoại là một lối trứ thuật chuyên nói về chuyện làm thi. Trong một quyển Thi thoại thương góp nhặt những bài những câu thi hay và thường có kèm theo ít nhiều lòi bình phẩm, cốt để cho lưu truyền nhũng câu đắc ý của tao khách phong nhân mà mong rằng thi giới nhờ đây cũng có phần phát đạt.


      Tôi vốn không hay làm thi, gần đây mới bắt đầu nghiên cứu về nghề thi. Tôi vẫn cho lối ca lục bát là bản âm của nước ta, chính 1à thi của nước ta. Bao nhiêu nhũng câu hát ru em, chèo dò, hái dâu, tình tứ biết ngần nào, lý thú biết ngần nào, đều là quốc phong của mấy ngàn năm trước để lại. Đến ông Hàn Thuyên du nhập từ điệu của Tàu làm ra thi bằng chữ nôm, từ đấy lối thi của ta biến hẳn đi: nào là ngũ ngôn, thất ngôn, nào là trường thiên, đoản luật, không thiếu một thể nào; mà rồi trong quốc văn ta mới chia hẳn ra lối "thi mới" này với lối lục bát xưa, tức gọi là thica hai lối.



             Nxb Đà Nẵng, 1996
             (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      Lối thi mới ấy du nhập đã lâu, đến bây giờ lại thành ra một cái thiên nhiên âm điệu của nước ta. Kể thi nhân nước ta xưa nay biết là bao nhiêu, mà bây giờ truyền đời còn được mấy? Ấy thật là một sự khuyết hám cho văn học giới nước ta!


      Mấy năm nay, chữ quốc ngữ thạnh hành, lối văn nôm mở rộng. Trong Nam ngoài Bắc, kẻ nhã, người phong. Cụ lớn ngâm thi, thầy nho họa thi, quan phấn sính thi, cô đào tục thi, cho đến cậu bé con mở quyển báo ra cũng tìm mục văn uyển mà xem thi. Cả nước như đã thành ra một cái "vô hình thi xã"!


      Tôi vẫn dốt thi, nhung có tính chầu vui, về hùa theo sự hướng chiều của xã hội, nên chép ra quyển Thi thoại này để giúp vui cho các ngài khi tửu hậu trà tiền, mà cũng trông rằng gọi là có phiến văn chích tự lưu truyền, không phụ lòng tác giả. Tôi dẫu dồ dại đến thế nào, nào có dám mộng tưởng rằng thi giới ta nhờ quyển Thi thoại này mà phát dật được đâu!


      PHAN KHÔI

      Hà Nội, tháng ba 1918


      I


      Thi hay có hai cách: một cách hay tự nhiên, một cách hay đúc đắn. Tự nhiên thì có phần lưu lọi, đúc đắn thì có vẻ trang nghiêm. Nhung trang nghiêm thì thường được bên văn từ, mất bên tình tính; mua lưu lợi thì có thể lưỡng toàn hơn. Quan Thượng thư Trần Chỉ Tín ở Huế có một bài "Tự thuật" rằng:

      Tuổi tác nay đà ngoài sáu mười,

      Hơn ai không dám, dám thua ai.

      Hai bàn tay trắng làm nên nỗi,

      Một tấm lòng son ở vớii đời.

      Lấy phúc mà đong, lo cũng mệt;

      Có duyên thì gặp dễ như chơi.

      Xưa nay con tạo xây vần lẹ,

      Hết đó rồi đây cũng thảnh thơi.

      Toàn thiên không dùng một cái điển cố nào, cực kỳ minh sướng, cực kỳ thanh tao mà cực kỳ đôn hậu. Dẫu người không thuộc lịch sử của ngài nữa, đọc qua cũng đủ biết ngài là một vị quan lớn thanh bần. Thi như thế, thật đã vào cảnh tự nhiên.


      II


      Ông Tôn Thọ Tường ở Nam Kỳ, người đời Tự Đức, ra làm quan với chánh phủ Pháp sau khi Nam Kỳ cắt làm nhượng địa. Nghe truyền lại lúc ngài trí sĩ có làm một bài thi đầu đề là "Đĩ già đi tu", thi rằng:

      Chày kình dóng tỉnh giấc Vu san,

      Mái tóc kim sanh nửa trắng vàng.

      Đài cánh biếng soi màu phấn lạt,

      Của không dành gởi cái xuân tàn.

      Chạnh niềm hoa liễu vài câu kệ.

      An giấc tang du một chữ nhàn.

      Ngảnh lại lầu xanh thương những kẻ

      Trầm luân chưa khỏi kiếp hồng nhan!

      III


      Nghe truyền tụng có câu:


      Ngọn nước chảy xuôi trời lật ngửa,

      Mảnh gương úp sấp đất nằm nghiêng.


      Ngài Tuy Lý Vương cũng có câu:


      Đất e biển cạn bù thêm nước,

      Núi sợ trời nghiêng đỡ lấy mây.


      Hai câu ấy một câu thì rặt vẻ tiểu xảo, một câu thì ngụ ý trầm hùng, mà đều là khắc hoạch cả. Đức Dục Tôn ngự chế điệu một bà phi, có câu rằng:


      Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại để dành hơi,


      cũng là khắc hoạch, nhung có cái chí tình.


      IV


      Núi Ngũ Hành ở Quảng Nam, cảnh rất kỳ mà đẹp. Xưa nay những bài thi chữ nho đề ở đó cũng nhiều nhưng ai cũng chịu bài của quan Thượng Bùi An Niên là tuyệt xướng. Còn thi nôm thì tôi nghe có hai bài.


      Một bài của bà Bang Nhãn:

      Cảnh trí nào hơn cảnh trí nầy?

      Bồng Lai thôi cũng hẳn là đây.

      Núi chen sắc đá màu phơi gấm,

      Chùa nực hơi hương khói lộn mây.

      Ngư phủ gác cần ngơ mặt nước,

      Tiều phu chống búa dựa lưng cây.

      Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,

      Khen bấy thợ trời khéo đắp xây!

      Còn một bài nữa của ông Thái Duy Thanh:

      Hay là ông Lý Khổng Lồ xây,

      Mới có non non nước nưóc nầy?

      Ngó lại ngó qua năm đống đá,

      Tu lên tu xuống mấy ông thầy.

      Lên dài Vọng Hải trông xa tít,

      Vào động Huyền Không ngó trống quầy.

      Lếu láo ngầm đưa đôi chén rượu,

      Cõi trần khi cũng có tiên dây.

      Tự con mắt của tác giả xem thì núi Ngũ Hành chỉ là năm đống đá ở giữa chốn trần biêu, có thể tự nhân công làm ra được. Tiên đâu chẳng thấy, chỉ có mình bầu rượu túi thơ lên chơi đấy thì thật là tiên. Theo lối bình thi thì bài này đáng gọi là "phiên trần xuất tân", nghĩa là vứt đi những tứ cũ mà nẩy ra nhũng tứ mới. - Ông Thái hiệu là Tùng Phong, ở phố Hội An, là một nhà danh sĩ hay rượu hay thơ, ẩn chốn thành thị, mới chết cách độ mười năm nay (l). Ngũ Hành Son, tục kêu là "Hòn Non Nước"


      V


      Bà Bang Nhãn vợ ông Phan Quì tục gọi là ông Bang Nhãn, ở Quảng Nam, về làng Hà Nha, nay thuộc huyện Đại Lộc. ông Phan là một tay thi nhân chữ nho. Lúc ông mất rồi, bà hốt nhiên trổ ra nghề thơ nôm, hay dong chơi ngâm vịnh. Người ta bảo rằng cái hồn thơ của ông ấy nhập vào bà. Ấy cũng là một câu giai thoại trong từ lâm vậy.


      Bà còn có một bài "Đi chơi cửa Hàn (Tourana)" cũng được truyền tụng mà tôi không nhớ cả bài:

      Rầm rầm ngựa lại với xe qua,

      Nhượng địa là đây có phải a?

      Liếc mắt nhìn xem phong cảnh lạ,

      Ôm lòng chạnh tưởng nước non ta.

      ....

      Nghĩ cuộc tang thương bực lắm mà!

      ....

      Người ta nói lúc bà nổi tiếng hay thơ, có người không tin, đến thử tài bà, ra đầu đề rằng: "Phụng hoàng đua chíp bịp cũng đua; mâm thau nhịp mâm nan cũng nhịp". Bà làm đủ toàn thiên, có câu này truyền tụng:


      Vuốt ve lông cánh theo ngàn nhẫn;

      Chung chạ thanh âm đủ tám nghề.


      Bà Bang Nhãn bây giờ hãy còn mà đã già lắm. Nhân tiện nhắc đến chồng bà, ông Phan Quì hiệu là "Nhất trượng hồng tiểu viên" có những câu tho chữ Hán còn truyền lại, rất hay. Như một câu trong bài "Nhạn tự":


       

      Lại câu trong bài "Châu hành", đi thuyền từ Hà Nha xuống phố Hội An:

       


      VI


      Ông Tú Qùi, người Quảng Nam, có tiếng hay thơ. Thơ ông thường dặm hơi khôi hài mà trong khôi hài có ngụ ý châm biếm. Ông làm thơ thật lanh và có tài ứng biến, cho nên ở đời loạn mà vẫn được tự toàn.


      Sau khi Kinh thành thất thủ, ông Nguyễn Duy Hiệu khởi binh ở Quảng Nam, lấy quan chức mà lung lạc bọn đồng sự. Nhiều người đương tú tài, học trò, được lên làm quan lớn. Ông Tú Quì mới làm một bài "Vịnh hát bội" rằng:

      Nhỏ mà không học lớn làm ngang,

      Trống đánh ba hồi đã thấy quan.

      Ra rạp ngồi trên ba đứa hiệu.

      Vô buồng đứng dưới mấy ông làng.

      Mượn màu son phấn ông kia nọ,

      Cởi lốt cân đai chú điếm đàng.

      Tuy chẳng ra chi nhung cũng sướng:

      Đã tùng trợn mắt lại phùng mang.

      Ông Hiệu nghe bài ấy, giận, muốn tra cho ông Quì tội phỉ báng, đòi vào dinh. Ông Hiệu chỉ con dế đuổi bên đèn mà mạng đề và bảo rằng: "Ông hay thơ lắm, thử đọc lên một bài nghe, mau!" Ông Quì ứng khẩu đọc:

      Kiến chẳng phải kiến, voi chẳng voi,

      Trời sinh dế duỗi cũng choi choi.

      Ngắn cách lên trời bay chẳng thấu,

      Co tay vạch đất cũng khoe tài.

      Mưa sa nước cháy lên cao ở,

      Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi.

      Quân tử có thưong xin chớ phụ,

      Lăm xăm ấy nhảy để mà coi!

      Đọc đến câu nào, ông Hiệu cũng rung đùi câu ấy, rồi hòa nhau lại, rượu chè, trò chuyện, giờ lâu tha về.


      Ông Quì có một người bạn là ông tú Trần Đỉnh, ở làng Gia Cốc, làm Thương Biện, có danh tiếng trong đám làm "nghĩa hội" lúc bấy giờ. Một hôm ông Đỉnh mời ông Quì đến uống rượu. Say, ông Đỉnh nói: "Ma mà bắt anh đi! Bảo làm không làm, cứ ở nhà thơ từ xó lá mãi! Nào, anh tức tịch tặng tôi một bài, nếu cạn chén này mà không xong thì xin anh phải biết rằng ở đây việc gì cũng cứ lấy "quân pháp tòng sự".


      Ông Quì vâng mệnh đọc mới được hai câu:


      Bình Tây sát Tả thiếu chi người,

      Nhắm lại anh hùng có một ngươi.


      Ông Đỉnh nói: "'Đã lại xỏ'! Thôi, xin bác đừng đọc nữa!" - Vì ông Đỉnh chột, có một mắt nên trong câu 2 ông Quì nói như vậy. Tả là tả dạo, chỉ những người theo đạo Thiên chúa lúc bấy giờ.


      VII


      Cách hai mươi năm nay tôi có ông dượng tên là Nguyễn Lâm, Ấm sinh, con quan Phụ đạo Nguyễn Thành Ý, đi đàng trong về, đọc cho tôi nghe một bài thơ "Tống biệt" của người bạn ở Bình Thuận:

      Trái mù u trên núi,

      Chảy xuống cửa Phan Rang.

      Ông đi về ngoài nớ,

      Trong lòng tôi chẳng an.

      Bao giờ ông trở vô,

      Gặp tôi ở giữa đàng,

      Nắm tay nói chuyện chơi,

      Uống rượu cười nghênh ngang!

      Ông dượng tôi đọc bài ấy cốt để làm trò cười, ý ông cho là thơ gì mà nói như nói chuyện vậy. Bấy giờ tôi còn bé, thấy ông cười cũng cười. Sau tôi tỉnh ngộ ra, biết là hay, thì ông Lâm đã chết! - Bài ấy mới nghe dường như quê, nhung tôi đã từng đọc cho mấy tay rành thơ nghe, ai cũng chịu. Hai câu đầu là thể hứng, mà cái ý hứng rất kỳ! Câu thứ sáu trông lại gặp nhau mà ba chữ "Ở giữa đàng" thì lại có cái biệt thú. Toàn bài nhất khí quán hạ, thật cũng có cái cảnh tượng "Trái mù u trên núi chảy xuống cửa Phan Rang"!


      VIII


      Gần đèo Hải Vân có hai hòn núi kề nhau, lúc chua có con đường mới thì bộ hành ở Quảng ra Huế, ở Huế vào Quảng phải đi ngang qua dãy. Ở trong đi ra thì phải leo lên một hòn, kế đến hòn khác lại phải ù chạy xuống. Từ ngoài vào cũng vậy. Cho nên tục gọi là "Hòn Vay, Hòn Trả". Xưa có người vịnh Hòn Vay Hòn Trả một bài hay lắm, tiếc tôi chỉ nhớ hai câu:


      Hen hò ngày tháng chim năn nỉ,

      Tờ khế năm mùa lá đổi thay


      Hai câu đó đáng gọi là công thiếp, nghĩa là dùng lời khéo léo mà ý sát với đề. Nhưng dù vậy cũng chưa thoát khuôn sáo lối thơ cử tử.


      IX


      Thơ nôm mà dùng điển cố chữ Hán, là không phải một sự dễ. Tôi tưởng nhũng cái điển cổ lớn lao ai nấy đọc đến đều biết thì mới nên dùng. Mới rồi ở Nam Phong số 3, nơi mục văn uyển bài "Mừng Nam Phong" của ông Viên ngoại Võ Hoành có câu:

      Ước đặng Ngu thời mừng mấy khúc,

      May ra Sở cạnh thỏa muôn lòng!

      Trăm năm còn có người hưng khởi,

      Ngàn dặm nào lo thói bất đồng.

      Hai câu trên sát vào chữ nam phong, hai câu dưới cũng không ròi chữ phong, thật có công phu lắm. Nhung hay thì vẫn hay, mà nếu ngộ kẻ đọc không cầm trí thì tiếc cho cái hay của ông cũng mất hết!


      Quan Hoàng giáp Phạm Như Xương đương cơn quốc biến năm Ất Dậu có bài "Cảm sự" rằng:

      Võng lọng nghênh ngang giữa cõi trần,

      Biết ai là chúa biết ai thần?

      Ngu thiều tâu hết chưa nghe phụng,

      Lỗ sứ tu rồi chẳng thấy lân.

      Mỏi mắt Hy di trời Ngũ quí,

      Nhọc lòng Gia cát đất tam phân.

      Thôi thôi đã thế thì hyy thế,

      Nhờ lượng cao dày cứu lấy dân.~

      Cũng là dùng điển chữ hán mà những điển dùng trong bài này nhắm chừng nhũng người đã có hán học thì ai cũng hiểu, ai cũng biết là hay...


      (Trích từ trang 35 - 45)

      Phan Khôi

      Nguồn: Chương Dân Thi Thoại
      Nxb Đà Nẵng, 1996

      (1) Vào thời điểm tác giả viết sách 1936. Các mốc tính thời gian ở đây đều như vậy. - BT.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Cuốn “Nho Giáo” Của Ông Trần Trọng Kim Phan Khôi Nhận định

      - Chương Dân Thi Thoại Phan Khôi Biên khảo

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)

      Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)

      Bài Thơ Tài Tình (Ngu Yên)

      Câu Hỏi Về Bài Thơ (Ngu Yên)

      Buổi Trưa Ấy (Trần Yên Hòa)

      Nhớ Một Mùa Xuân (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Trường ca Ngày Về (Trầm Kha)

       

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

       

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)

      Bài Tế Chiến Sĩ Quốc Gia Trận Vong (Việt Thần)

      Sám Hối (Trần Đức Thạch)

      Niệm Khúc 30 Tháng Tư (Phong Châu)


       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)