1. Head_

    Phan Lạc Phúc

    (.0.1928 - 28.4.2016)

    Trần Tấn Quốc

    (..1914 - 28.4.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nước Mắt Tuổi Thơ (Trần Hoài Thư) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      01-06-2012 | TRUYỆN

      Nước mắt tuổi thơ

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       

          Tặng các em bé lạc quê hương

      Tôi không bao giờ mơ ước thành nhà văn. Nhưng chiều hôm ấy, tôi đã bỏ vào phong bì, và liều mạng gởi về tòa soạn báo tạp chí Bách Khoa. Bởi lẻ nó là tạp chí độc nhất mà tôi có thể tìm được tại thư viện Xavier này. Tôi muốn mang nước mắt ấy cho người đọc khắp nơi. Tôi xin làm tiếng khóc để khóc cho em bé trên trang báo này.

      Nước mắt ấy đôi khi trở thành định mệnh.

      1.


      Trận đánh bắt đầu từ sáng sớm, mãi đến trưa vẫn còn ác liệt. Làng An Hòa hầu như chìm trong biển lửa. Cuộc đụng độ đầu tiên khi đoàn quân vào làng. Địch cố thủ trong những hầm cá nhân và trên những cây dừa, nã súng vào đoàn quân. Những tiếng kèn thúc quân nổi lên, kèm với những tiếng thét "sát! sát!", cùng với những tiếng nổ rầm trời của những quả đạn bích-kích-pháo làm bé Ngọc rung cả thân thể. Em hoảng sợ nép sát vào người mẹ, cố bám chặt lấy người bà. Hầm rung chuyển dưới những tiếng nổ như xé cả không gian. Hai hàng nước mắt đẫm cả má, em run lên, răng đánh cầm cập. Em nhìn không rõ mặt mẹ vì trong hầm trời tối đen như mực. Nhưng em cảm thấy nước mắt của mẹ đẫm xuống áo vải và ướt thấm cả người em.


      Bây giờ, sức nóng nung cả lớp đất hầm làm Ngọc muốn ngạt.

      Mẹ thì thào:

      - Con ơi, nhà mình cháy rồi!

      Mẹ vừa nói, vừa khóc. Ngọc cũng òa khóc theo. Khói đã tràn vào hầm. Ngọc ngạt thở, ho lên sù sụ. Em thì thào:

      - Lên hầm, mẹ, lên hầm, mẹ! Con chịu không nổi...

      Em ho. Nước mắt, nước mũi chảy dầm dề. Tay bíu chặt lấy người mẹ, em cố gắng thét to:

      - Con chết mất, mẹ! Cho con lên hầm.

      Nói xong, em gục đầu xuống lòng mẹ, thiếp đi…

      Bà Tư mếu máo, ôm con:

      - Con ơi, con ơi! Hu hu...


      Bà khóc òa. Ðôi mắt bà bỗng sáng lên, bà đứng dậy quờ quạng tới nắp hầm. Bà đẩy lên và trườn mình ra. Bà cố gắng xích nắp hầm sang một bên để không khí lọt vào trong hầm, rồi bà đứng dậy, hét:

      - Các ông ơi, cứu dùm con tôi, con tôi chết ngạt trong hầm!

      Tiếng đạn hòa với tiếng hét của bà và của những kẻ chiến đấu bên ngoài. Bà Tư không nghe gì hết, không thấy gì hết, mặc đạn, mặc lửa, mặc tiếng rung chuyển từ lòng đất, bà tiến ra khỏi nhà, la lên cầu cứu:

      - Con tôi chết ngạt rồi, các ông cứu nó với!

      Mắt bà chỉ thấy được chiếc môi cười thơ ngây của con, mái tóc cúp bông-bê, đôi má phúng phính. Mắt bà chỉ thấy những nét cười nhí nhảnh của con trong những buổi trưa thanh vắng, đôi mắt to đen giống như người chồng đã khuất. Bà còn nghe được những tràng cười giòn tan, những tiếng dồn dập của bước chân đang nhảy cò cò.

      Bà đứng đó và hét to:

      - Các ông, cứu con tôi với...

      Một viên đạn từ trong hào bắn ra, kết thúc cuộc đời của một người mẹ.


      Buổi chiều, Ngọc thức giấc. Em không còn nghe tiếng súng nữa. Em quờ quạng tìm mẹ nhưng không thấy mẹ. Em gọi:

      - Mẹ đâu rồi, mẹ đâu rồi…

      Một chút ánh sáng len qua nắp hầm chiếu vào, em biết chắc mẹ đã lên. Em càng la lớn:

      - Mẹ đâu rồi, mẹ ơi!

      Nhưng không có tiếng đáp lại. Sợ hãi, em vội chui ra khỏi hầm. Trước mắt em, căn nhà yêu quí của em đã thành tro bụi. Những cột nhà cháy đen nằm dài, bên những lu nước nóng như đun sôi. Em không thấy gì cả, mẹ đi đâu rồi. Em sợ hãi và ra khỏi sân. Một người đàn bà nằm dài ở đường làng trước ngõ. Em chạy ùa ra và ôm lấy thây người đàn bà rồi khóc òa. Mẹ em đã chết. Máu đỏ còn ướt thấm cả vải áo. Em ôm chặt lấy mẹ, nức nở. Máu thấm cả áo quần, cả mặt em.

      - Mẹ tôi chết rồi, người ta giết mẹ tôi rồi...

      Em gào trong tiếng khóc.

      Bỗng em nghe đằng sau tiếng giày dồn dập. Những áo hoa dù xuất hiện. Những mũi súng chĩa ra. Em run rẩy, muốn chạy trốn. Nhưng em không thể đứng dậy. Hai bàn chân em bị phỏng vì đã giẫm trên nền nhà còn cháy. Em ôm mình mẹ, không dám nhìn lên.

      - Em bé, đứng dậy để anh băng chân cho!

      Tiếng vỗ nhẹ vào vai em làm em hoảng sợ. Em bấu chặt vào mẹ, khóc tức tưởi:

      - Mẹ con chết rồi. Ông tha cho con.

      - Các anh không làm gì em đâu. Chúng nó giết mẹ em đó.

      Người lính bảo thế, rồi ngước nhìn mấy người lính đồng đội đứng bên cạnh. Họ nhìn em với ánh mắt thương xót.

      Người lính bồng Ngọc lên, lấy bông và thuốc xoa trên những vết bỏng nơi chân Ngọc. Một anh lính khác tìm được một cây gậy trao cho Ngọc, và nói:

      - Em cầm lấy gậy này để chống, kẻo đau.

      Ngọc ngước mặt lên, đôi má bị tro bám đen, nhưng còn lộ được đôi mắt đen lay láy. Em chống gậy lết về phía nhà.

      Người lính hỏi:

      - Em đi đâu?

      - Em về nhà.

      - Nhà em đâu?

      Ngọc chỉ vào chiếc nhà tàn rụi bên đường.

      Người lính hỏi thêm:

      - Em còn cha không?

      Ngọc lắc đầu. Người lính thở dài và rồi quay mặt ra chỗ khác. Anh đã tham dự nhiều trận đánh, đã chứng kiến nhiều cảnh thương tâm, lòng tưởng như chai đá mà vẫn thấy bàng hoàng xúc động trước tấm hình hài nhỏ bé, bơ vơ, côi cút này. Anh thấy lại ngày xưa, khi anh còn nhỏ, những đêm nằm trong lòng mẹ núp trong hầm phân trâu để tránh Tây. Anh nhớ lại đôi mắt của mẹ anh, sao mà hiền dịu... Bây giờ, vùng khốn khổ vây bủa về đây, trước mặt anh.

      Một người phóng viên ngoại quốc đã sửa soạn ống kính màu, ngoắc Ngọc đứng lên. Em ngơ ngác nhìn vật màu đen mà người ta giơ ra trước mặt. Rồi em nghe tiếng tách nổi lên. Con Mực thấy bóng Ngọc vội lết về phía chủ. Lông nó cháy rụi, những vết đen thui chi chít trên lưng. Ngọc ôm nó, thì thầm:

      - Mẹ chết rồi. Mày biết không?

      Chiếc trực thăng nổ máy rầm rầm, quạt quay vùn vụt. Ngọc ngơ ngác nhìn chung quanh. Một vài người Mỹ đang cười với em, lại cho em bánh kẹo. Một tay em cầm cây gậy, một tay em cầm thỏi kẹo xanh đỏ. Em nhìn ra ngoài phi cơ: ở đầu kia là căn nhà thân yêu, hình bóng người mẹ nằm trên đường. Em thấy lẻ loi và nước mắt chảy dài trên má. Em vừa nhai kẹo vừa khóc. Một người Mỹ vội lấy khăn lau mắt em và đưa hai tay làm trò. Nhưng em như không thấy gì hết, quay cổ lại, gào lên:

      - Mẹ ơi, mẹ!


      2.


      Trời nhá nhem tối. Chiếc trực thăng đã đến thành phố. Em ngồi trong phi cơ, nắm chặt lấy giây buộc, cảm thấy gan ruột hình như đảo lộn.

      Em chẳng biết người ta đang làm gì. Em chỉ còn nhớ mang máng giọng nói của người lính:

      - Tội nghiệp em bé. Em đi về với chúng anh nhé!

      Bây giờ người ta đã đưa em lên xe và chở vào thành phố. Em nhìn được con đường nhựa đen dài, những nhà lầu cao ngất, đèn thắp sáng choang.

      Rồi người ta lại đưa em vào một căn lầu quét vôi trắng. Một vài bà mặc áo trắng đi ra. Sau đó, họ dẫn em vào một căn buồng lớn, kê giường mùng la liệt. Một bà nói với em:

      - Con ngủ ở đây nhé. Nhưng bây giờ phải đi tắm đã.

      Em nhìn xung quanh. Những đứa bé đồng lứa tuổi, mặc quần trắng, áo trắng, đang đứng nhìn em. Em cảm thấy xa lạ, ngại ngùng làm sao. Em nhìn sợ sệt và bỗng tủi, em rưng rưng nước mắt.

      Đến khi chị áo trắng nhỏ nhẹ bảo:

      - Đi tắm đi em.

      Ngọc mới cảm thấy yên tâm.


      Chị áo trắng thật dễ thương. Chị có mái tóc thật dài và đôi mắt thật hiền. Ngọc thấy mến chị. Em nói :

      - Ðây là đâu, hả chị?

      Chị cười:

      - Ðây là cô-nhi-viện.

      Ngọc ngạc nhiên, hỏi:

      - Cô-nhi-viện là gì, hả chị?

      - Là nhà nuôi trẻ mồ côi, không cha không mẹ. Ðến đây, Ngọc không hỏi thêm nữa. Em theo chị vào buồng tắm. Ðôi mắt em lim dim, nghĩ ngợi. Đột nhiên em nắm tay chị áo trắng, nắm thật chặt. Em sợ em lạc, như em đã lạc cha, lạc mẹ.


      Những gáo nước lạnh làm em nhăn nhó và thấy rát ở chân. Chị áo trắng xoa nhẹ nhàng và hỏi:

      - Em tên gì?

      - Em tên Ngọc. Nguyễn thị Ngọc, nhưng ở nhà mẹ em kêu là Út.

      - Sao em đến đây?

      - Mẹ em bị đạn, chết. Họ đưa em đến đây.

      Chị nhìn Ngọc trìu mến. Chị nói:

      - Em ở đây sẽ quen. Sẽ có búp bê nhắm mắt, mở mắt nè. Sẽ có bạn nhảy dây, nhảy cò cò nè. Sẽ có Chúa phù hộ để em mạnh khỏe nè…

      Ngọc đưa mắt đen lay láy, hỏi:

      - Nhà em thờ Phật mà, chị?

      Chị áo trắng cười:

      - Chúa cũng được. Phật cũng được. Các ngài đều phù hộ cho em.

      - Thế sao Ngài không phù hộ cho mẹ em, để mẹ em chết, hả chị?

      Chị áo trắng không trả lời. Chị chớp chớp mắt, tự bảo: “Con nhỏ nầy ngó bộ thông minh”. Rồi một nỗi xúc động sâu xa dâng lên trong lòng. Trong cô nhi viện này, chị đã gặp rất nhiều trường hợp thương tâm như vậy.

      Mà mỗi lần như vậy, chị thường bỏ cơm và quỳ xuống trước bàn thờ để cầu nguyện. Chị thấy như nỗi thê thảm của quê hương đầy dẫy cả trên các khuôn mặt các em. Chị xoa vội bàn tay Ngọc và nói:

      - Em tắm rồi về ăn cơm với các bạn. Mai có nhiều người đến thăm cho nhiều đồ chơi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3.


      - Các con ngừng chơi, nghe đây!

      Cả lũ trẻ vội nín lặng. Mẹ bề trên cùng với mẹ phụ trách cô nhi đang đứng giữa sân, bên cạnh là bốn năm người Mỹ. Mẹ nói tiếp:

      - Ai tên là Nguyễn thị Ngọc? Mẹ nhắc lại, ai tên là Nguyễn thị Ngọc?

      Ngọc đứng trong lớp trẻ góc sân, tiến ra thưa:

      - Dạ, con tên Nguyễn thị Ngọc.

      Mẹ bề trên dắt Ngọc đi. Ngọc sợ hãi. Em tưởng họ sẽ đuổi đi, như đuổi chị Lan. Em quay lại nhìn mấy con bạn như để cầu cứu. Bọn nó thật dễ thương và tốt với Ngọc. Trừ con Hậu, nó làm bộ nhất, Ngọc ghét.


      Em lầm lũi theo đoàn người vào phòng khách. Một vài ánh đèn lóe lên từ những máy ảnh. Mẹ bề trên vuốt nhẹ tóc em, nói:

      - Họ chụp hình con. Con cười đi chứ!

      Một người Mỹ hỏi viên thông ngôn, nhờ nói lại với Mẹ bề trên:

      - Em đây chính là em có hình này?

      - Phải.

      - Ồ, tôi nhìn không ra. Mẹ săn sóc các em thật khéo. Quả mẹ có lòng bao dung.

      Mẹ bề trên đáp:

      - Không, không dám. Chúng tôi nhờ các Ngài, các em nhờ các Ngài mới được đầy đủ như ngày hôm nay...

      Rồi mẹ âu yếm hỏi Ngọc:

      - Có phải hình con đăng ở báo này?

      - Thưa Mẹ, phải.


      Ngọc nhìn bức ảnh. Phải, hình nầy chính là hình em. Em thấy rõ ràng gương mặt lọ lem, chiếc gậy tre mà người lính cho em. Em thấy được đôi mắt đẫm lệ, miệng đang mếu máo khóc lóc. Đằng xa là xác mẹ. Mẹ mặc bộ áo quần đen. Mẹ chảy máu trên lưng và nằm dài trên đường làng. Tại sao họ chụp hình em và mẹ đăng trên báo? Tự nhiên em thấy lại cả quê hương, mái nhà xưa, đôi mắt mẹ hiền dịu, con chó mực thân thuộc. Nước mắt em chảy ra.

      Mẹ bề trên lấy khăn lau vội nước mắt.

      Một vài người ngoảnh mặt hay cúi đầu để giấu vẻ xúc động.

      Mẹ bề trên nói:

      - Ngọc, con yêu của mẹ. Bức ảnh của con đã làm cả thế giới cảm động. Những người này ở bên phương trời ấy đến thăm con. Ngọc, hãy cám ơn ông bà đi!

      Ngọc lau nước mắt, lắp bắp:

      - Con cám ơn ông bà.


      4.


      Một người đến xoa đầu em, nói những tiếng xa lạ và Mẹ bề trên nói lại:

      - Ngọc, con yêu của mẹ, ông này xin con làm con nuôi. Ông sẽ đem con về Mỹ, sẽ nuôi con ăn học. Con bằng lòng đi với ông không?

      Ngọc lặng người. Em nghe nói đến sự chia ly, em bỗng nao nao trong lòng. Em sẽ xa lũ bạn: con Hường hát hay, con Hồng biết thêu, con Lài hay cho bánh...

      Em sẽ xa không khí trẻ thơ của em, những buổi học bài, những giờ nhảy cò cò, đánh đũa, u mọi, đạp lon. Em thấy mến chúng quá. Tự nhiên em lắc đầu:

      - Thưa mẹ, con không đi.

      Mẹ bề trên đến bên người Mỹ, nói nhỏ:

      - Nó nhớ bè bạn, tôi hiểu lắm. Ðể tôi khuyên, sẽ được. Ông yên lòng.


      Ngọc trở vào sân chơi. Lũ bạn chạy ùa lại, rối rít. Con Lài hỏi:

      - Mẹ dắt mầy ra làm gì đấy?

      Ngọc suỵt, ngón tay để lên miệng. Lũ bạn thấy vậy cũng ngạc nhiên, linh cảm có sự gì xảy ra.

      Ngọc nói:

      - Họ xin tao đem về Mỹ nuôi.

      - Về Mỹ à? Sướng quá ta! - Con Tuyết la to.

      Con Hồng tát nhẹ vào má con Tuyết, nói:

      - Sướng con khỉ! Ở đó đâu có bạn. Mày nói tiếng Mỹ được đâu mà đi, hở Ngọc?

      Ngọc buồn rầu trả lời:

      - Mẹ bảo tao thế. Tao không muốn xa bọn bây. Xa bọn bây tao buồn tao chết.

      - Tao cũng buồn - Con Lài nói.

      Con Lan cầm tay Ngọc:

      - Mày ở đây với bọn tao, rồi hát, rồi chơi búp bê, rồi nhảy cò cò. Đứa nào ăn hiếp mầy, tao đánh bể đầu.

      Ngọc trả lời:

      - Ừ, tao ở với mầy.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      5.


      Ðêm Giáng sinh năm nay lạnh hơn mọi năm. Những trận mưa dai dẳng làm thành phố rét mướt càng rét mướt thêm. Năm nay mẹ bắt mấy chị vào phòng quần áo tặng, lục những chiếc áo len sặc sỡ cho đàn trẻ mặc. Những đứa bé hít hà chui rúc trong những chiếc áo len to lớn cười rúc rích.

      Căn phòng ngủ bỗng náo loạn. Mẹ bề trên cho phép được tự do ca hát chơi đùa tối nay. Mẹ nói: “Đêm Giáng sinh là đêm mà các Thiên Thần về với các con. Các con sẽ được nhiều bánh kẹo, đồ chơi. Ông già Nô-en sẽ trao tận tay các con những thứ đó, nhưng với điều kiện các con phải ngoan ngoãn. Hễ nghịch ngợm thì ông Nô-en sẽ cho một cái roi dài”. Ở giường con Tuyết nổi lên giọng hát trong trẻo:

      - Đêm đông lạnh lẽo, Chúa sinh ra đời...


      Bài làm của bé Nguyễn thị Ngọc, 10 tuổi


      1) Em thích nhất đêm Giáng sinh vì đêm Giáng sinh em được nhiều đồ chơi. Em được chị Phượng dạy em hát, lại cho em một cái hoa để em cài trên đầu. Em thích chị kể chuyện Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Nhưng em buồn vì ở đây mãi, không đi chơi được. Em nhớ đến mẹ em hay tụng kinh. Bữa ba em chết, mẹ cũng tụng kinh cả đêm. Mẹ nói ba em không còn tội nữa. Em ước muốn làm Bạch Tuyết để chơi cùng bảy chú lùn...


      2) Nhà em có nuôi một con chó. Tên nó là Mực. Mình nó đen, bốn chân cao. Nó rất dữ. Nhưng rất hiền với em. Mỗi lần em đi học về, nó theo em, đuôi nó nhảy lên nhảy xuống. Em thương nó vô cùng. Khi Mẹ em chết, nó đến bên em, em thấy nước mắt nó chảy. Nó bị cháy hết cả lông, nhưng còn bò được. Em đi mà vẫn nhớ nó...


      3) Em yêu mến làng em nhất. Làng em có rào tre nhọn, có vòng dây kẽm gai dài vô cùng. Lại có súng ở đồn, cứ bắn luôn. Nhưng làng em hay bị người ta phá. Cứ vài ngày nhà lại cháy và người khóc. Em buồn lắm và thương làng em lắm...


      6.


      Tôi biết bé Ngọc nhờ ba bài luận của bé. Tôi chú ý đến cô bé ngồi đầu bàn, thơ ngây nhìn vào quyển vở. Nhận chức thầy gõ đầu trẻ, tôi được Mẹ bề trên mời dạy lớp Nhì ở Cô nhi viện.

      Bé Ngọc học giỏi, hay đứng đầu lớp. Nhưng trong cái nhìn thơ dại của bé, tôi đã đếm được muôn sợi buồn. Ở đó tôi đã thấy một vùng trời quê hương của đau khổ, của chết chóc.

      Bé Ngọc ơi, quê hương của em là thế và của cả anh nữa. Ngày xưa anh cũng núp vào lòng mẹ, cũng nghe tiếng đạn nổ ở bên nhà, cũng thấy những cảnh thương tâm xảy ra trên mảnh đất quê hương 10, 15 năm trước, bây giờ lại đến lượt em. Bé cho anh kể quê hương tuổi nhỏ của bé nghe.


      BK số 234 năm 1966


      Trần Hoài Thư

      Nguồn: Thư Quán Bản Thảo tập 48 Tháng 9-2011
      (Chủ đề: Viết về tạp chí Bách Khoa)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Giai Phẩm Tân Phong (1959-1960) Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Pho Tượng Chac-Mool (Trần Hồng Văn)

      Ông Giáo Sư Dạy Sử (Vương Mộng Long)

      Người Tù Binh Trở Về (Thảo Ca)

      Đêm Đình Chiến (Vũ Thất)

      Chuyện nàng Feridah Challoner (Trần Hồng Văn)

      Bắn chậm thì chết (Lê Hữu)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Căn Nhà (Trần Hồng Văn)

      Dáng Mỏng (Trần Yên Hòa)

      Người Khách Lạ (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)