1. Head_

    Trúc Phương

    (.0.1939 - 18.9.1995)

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-11-2022 | VĂN HỌC

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ

        TRẦN HOÀI THƯ
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
           (Ảnh trích từ TQBT 102)

      1. Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ


      Dưới ngòi bút của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, dòng sông mang theo nỗi vui buồn của vận mệnh đất nước, của tình yêu lứa đôi, của triết lý nhân sinh Không thể thiếu dòng sông bởi vì sông là chứng nhân, là quê hương, cũng là nơi chốn mang dấu tích của lịch sử, vận nước nổi trôi…


      Trước hết là những dòng sông của thời kháng chiến. Ngày đầu sông hào hùng như bao trái tim rực lửa của tuổi trẻ lên đường. Đến khi chạm vào thực tế mới biết mình bị lừa gạt. Và dòng sông trở nên tha ma, âm u, lạnh lẽo:

      “Sao đã mọc rất nhiều trên vòm trời. Bãi Kiều mộc ngăn đôi dòng sông Hồng và dòng sông. Đã hiện lên lờ mờ đằng xa như một bãi tha ma trôi trên một con sông lạnh dưới âm phủ. Tiếng Kha ngâm cố làm vẻ đùa cợt nhưng nghe thật buồn, cũng chẳng khác gì tiếng than thầm tự âm phủ vẳng lên:


      Ai mang tôi đến chốn này

      Bên kia không óc bên này không tim”

      (Khu rừng lau – chương 6)

      Để rồi, những chuyến đào thoát với bao hiểm nguy chờ chực.

      Đàng sau là Cộng Sản, đằng trước là Tây, họng súng hai bờ hướng về dòng sông. Bắn!

      “Con thuyền đã ra tới giữa sông lướt đều theo nhịp chèo… Chỉ còn một lát nữa là cặp bến. Miên nhắm mắt lại, nàng tưởng tượng nếu thiu thiu ngủ nàng sẽ ngả đầu lên vai Kha… Chợt có tia chớp! Tiếng vang ầm! Đạn xiết không khí vòng đỉnh đầu. Tiếp theo tiếng ầm thứ hai phía bên kia sông, vùng kháng chiến. - Sao vậy? -

      Cái gì thế?” (trích Khu Rừng Lau).

      Sông chính là chứng nhân của lịch sử.


      oOo


      Trong hầu hết các tác phẩm của DQS dòng sông cũng là biểu tượng của tình yêu. Và một thứ tình yêu bất tuyệt. Nó vượt lên cả tôn giáo. Tôn giáo chỉ là cái đập. Tình yêu không thể bị cái đập ngăn chặn:

      “Thanh luôn luôn tự nghĩ tình yêu bộc phát giữa trai gái là một tôn giáo đại đồng hơn cả, các tôn giáo khác chỉ nên là những bờ để hướng dòng sông ra biển theo đường thẳng. Các tôn giáo khác không bao giờ nên và cũng không bao giờ có thể là một cái đập ngăn chặn dòng sông tình ái. Một trai, một gái với mãnh lực yêu đương, với sức hút sinh thành của vũ trụ, hai người hòa hợp với sức hút đó mà thể hiện công cuộc sáng tạo nhân loại, tôn giáo nào mà ngăn chăn nổi!” (Tự do linh hồn – truyện ngắn)

      Dòng sông ấy – dòng sông tình ái – là ân điển của Thượng Đế ban cho nhân loại, cho mỗi đời người. Nó là quãng sông đẹp nhất:

      “Với sự đam mê kỳ lạ và ngay thẳng của hai người, Huy cả quyết nghĩ rằng quãng sông đẹp nhất của đời Crys chính là quãng sông gặp gỡ mảnh đất tâm hồn của chàng. Sự gặp gỡ đồng điệu của hai tâm hồn làm cho dòng sông chảy tuy mải miết mà vẫn ra chiều hiền hòa…” (tr. 233, Sầu Mây, 1970)

      Con sông như một huyền thoại. Chúng ta được học, nghe chuyện nhà thơ Lý Bạch chết vì nhào xuống sông mà ôm lấy vầng trăng. Ở đây cũng có một vầng trăng khỏa thân xuống gặp dòng sông:

      - Vẫn ngồi nguyên trên phiến đá vệ đường, Tân co chân và tì cằm lên đầu gối. Và trong trạng thái nửa ngủ chàng thả hồn quyện lấy hình ảnh người con gái có nước da trắng mát với điểm nốt ruồi đen trên gò má bên trái. Tân tưởng tượng thấy nàng lên theo đường hẻm xuống bãi cát thoai thoải, nàng cởi để quần áo trên bờ, khỏa thân xuống gặp dòng sông. Nước sông có ướp muôn thứ hoa rừng, mùi thơm tuy hoang dại ngây ngô nhưng cũng biết quấn lấy thân hình có nước da trắng mát kia, lưu luyến mãi trên đó, rồi thấm vào mạch máu hồng. Tân tưởng tượng thấy mình cũng lên theo xuống, cầm gọn quần áo của nàng - thứ quần áo bằng lụa bạch - trong hai bàn tay, quần áo vừa trút xuống còn ấm hơi da thịt người đẹp... (Khu rừng lau – chương 10)

      Ngay cả ở Saigon, sông cũng chảy qua, ẩn dụ:

      “Ra đến ngoài đường nắng vàng phơi phới. Thiệu có cảm tưởng quanh mình có hàng ngàn vạn những cánh hoa vàng vô hình rơi rụng, Thiệu cho xe theo đường qua Cầu Quay sang Khánh Hội mặc dầu chàng chẳng có việc gì phải sang Khánh Hội. Nhìn con đường nhựa mịn màng chui qua cầu Mống, Thiệu nghĩ Yến mai đây cũng sẽ nằm nép dưới cánh tay chàng. Khi xe trở về trung tâm điểm chợ Bến Thành, nhìn các ngả đường song song gặp nhau, Thiệu nghĩ đến những dòng sông đã phân ngành rồi những ngành sông chợt tìm được nhau cất tiếng reo vui trước khi lao mình ôm quyện lấy nhau để hợp vào làm một.” (Dòng sông định mệnh)

      Nhưng không phải lúc nào sông cũng êm đềm. Nó cũng lắm đoạn trường:


      - Ôi con sông dài

      Con sông dài làm sao!

      Con sông dài như chẳng bao giờ gặp biển!

      (Dòng sông định mệnh)


      - Còn gì buồn hơn khi xuôi dòng con sông còn phải ngoái cổ thắc mắc về một khúc quanh

      (chương 8, Dòng sông định mệnh)


      Nhưng cuối cùng hết cơn mưa trời lại sáng. Những dòng sông lại gặp nhau ở biển:


      - Chả việc gì mà phải xao xuyến! Dòng sông định mệnh đến đây sắp đổ ra biển rồi, sông đã mở rộng đôi cánh tay nhỏ bé để ôm lấy Mẹ là biển cả, có còn khúc quanh nào đâu. (DSĐM).


      Trong các nhà văn VN, có lẽ nhà văn Doãn Quốc Sỹ là một người đặt cao vai trò nghệ thuật trong các sáng tác, và dòng sông là dòng sông được nhà văn dành cho một chỗ đứng rất trân trọng:

      “Ôi, dòng sông, cánh đồng năm ngàn năm của chúng ta, mênh mông thanh thản dưới mắt nhân loại kẻ nào mà làm hoen ố nổi?”

      (Tiền Kiếp – truyện ngắn)


      2. Con thuyền trong những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ


      Mở đầu xin trích một đoạn trong truyện cổ tích Sợ Lửa.

      “… Chợt gió đổi chiều, mây từ phía biển ùa tới, mưa rơi nặng hạt, phút chốc cả vũ trụ như bị chìm đắm trong màn nước trắng đục mênh mông. Ánh lửa huy hoàng của đám cháy rừng chỉ còn để lại nơi võng mạc Nhà Vua một ấn tượng mơ hồ. Bóng một con thuyền xuôi nhanh như vội vã, mang theo ánh lửa nhỏ phản chiếu xuống dòng sông thành một vệt sáng dài chập chờn lay động vì mưa rơi, rồi phút chốc khuất hẳn. Lửa trong không gian như vụt tắt cả.” (Sợ Lửa)

      Đọc những dòng trên, ta nhận ra ngòi bút của nhà văn Doãn Quốc Sỹ chú trọng rất nhiều về nghệ thuật. Ông không kéo sợi dây thun chữ nghĩa, để cương như những nhà văn viết feuilleton. Trái lại ông phả vào câu văn những mảng màu rất văn chương nghệ thuật. Như trong truyện ngắn “Tình Yêu Thánh Hóa” kể về chuyện “con thuyền không bến” được trình diển ở Vienne và các thành phố Châu Âu:

      “Trở về Tây Bá Linh em phải đợi một tuần sau mới được xem dương bản ráp nối đoạn quay ở Vienne. Em đã không phụ nhà dàn cảnh cũng như nhà dàn cảnh đã không phụ em. Hình ảnh em từ lúc cất tiếng hát khi thì lấy toàn cảnh Long Shot – con sông Thương (mà là sông Danube) với con thuyền nan xuôi dòng, với quán tranh bên khóm chuối; khi lấy một phân cảnh – Mid Shot – con sông Thương với dáng những thiếu nữ Việt ríu rít xuống vò quần giặt áo, đập chiếu, hoặc hình ảnh một con thuyền có mui lướt qua với dáng cô gái Việt đầu đội nón lá, tay chèo nhịp nhàng. Em vẫn hát với điệu bộ nhuần nhã, với dáng nhìn xa xôi. Ống kính luôn luôn thay đổi vị trí, khi tiến thẳng về em, khi đi quanh em, khi đi theo em. Tới đây là phần kỹ thuật dàn cảnh cổ điển nhưng cũng không vì thế mà kém phần gợi cảm. Hình ảnh có lúc mờ đi nhường cho hình ảnh đám đông thính giả ăn mặc tề chỉnh ngồi chật hàng ghế, nét mặt nghiêm trang theo dõi bài ca, rồi vỗ tay nồng nhiệt. Tiếng hát của em vang theo hình ảnh chuyến xe tốc hành đưa em đi trình diễn tại Paris, tiếng hát của em vang theo con tàu bập bềnh vượt biển Manche đi Luân Đôn, tiếng hát của em vang theo cánh phi cơ đi vào vùng trời xanh Ý Đại Lợi…” (Tình Yêu Thánh Hóa)

      Con thuyền trong truyện của Doãn Quốc Sỹ, không mang ý niệm triết lý siêu hình nào. Trái lại nó thật giản dị, như cái nhìn của loài sóc:


      “Huy mến loài sóc chính vì chúng có cái nhìn như vậy, không bao giờ thoáng gợn lo sợ, hay thất vọng, hay khiêu khích, cái nhìn của một… con-thuyền-không-người mà vẫn biết xuôi theo dòng sông, biết tránh không va vào những con-thuyền-có-người hoặc những trở ngại thiên nhiên khác, cái nhìn thể hiện được sự hòa hợp kỳ diệu giữa trưởng thành và thơ ngây, giữa ý thức và vô thức, nếu Huy có thể nói được như vậy.” (Sầu Mây)


      Chỉ có một truyện đề cập đến con thuyền trong vấn đề giải thoát:

      “- Người ta bảo tôn giáo nào trên thế giới cũng hướng về giải thoát. Tôi chưa có dịp suy ngẫm thật kỹ câu nói trên, nhưng riêng với tôi khi xem tướng giúp ai, tôi có nghĩ mình đương lái con thuyền đời xuôi dòng giải thoát, lái thuyền bằng mái chèo, bằng cánh buồm, bằng những phương tiện mình có. Sự thực thì biết yêu giải thoát và biết nỗ lực trong việc này là quý, chính sự giải thoát đã nằm trong đó rồi! Ý hướng giải thoát nào mà chả chủ trương làm cho tinh thần thanh thản trước mọi khổ đau, bất mãn của cuộc đời. Tôi xem tướng cho người, chỉ đường giải thoát cho người, đồng thời cũng là một phương thức giải thoát cho mình.” (Người Vái Tứ Phương)

      Một số người đọc văn ông, hết lời tán tụng văn ông nhân hậu. Trải qua bao biến cố của lịch sử, ông vẫn trải lòng vị tha, với tình người và nghệ thuật với văn chương.


      Nhưng theo tôi, không phải vậy. Nhân vật dám thách thức với ý niệm siêu hình trong truyện ngắn “Con Thuyền Ma” bằng những cụm từ mĩa mai, hằn học. Chuyện kể về một nhóm người muốn đến hòn đảo Cực Lạc do lời hứa của viên thuyền trưởng. Nhưng Cực lạc đâu không thấy mà chỉ thấy hết cơn bão biển này đến cơn bão biển khác.

      “Chợt sóng gió lại nổi. Mặt biển như phân chia ra thành muôn ngàn luồng nước mãnh liệt, đổ dồn về phía thuyền, biến chỗ đó thành vực thẳm, hợp với vòm trời thành một khối tròn rùng rợn. Tiếng biển réo lên như muôn vàn thác đổ. Sóng biển cồn lên. Lắm khi thuyền như nhào lộn giữa một hầm dài bằng sóng. Lắm khi thuyền vút nhô lên chênh vênh trên đỉnh của một ngọn sóng. Lúc đó mọi người cùng thấy biển ngầu bọt. Mầu bọt thấp thoáng trắng giữa những khoảng đen lớn bóng loáng như bôi mỡ. Có lúc biển dựng đứng trên đầu như một bức thành vạn cổ. Sự quái đản cùng cực đó đã khiến đoàn người càng trở thành vô cùng bình tĩnh. Thuyền tránh sao khỏi đá ngầm. Thêm mấy người tử nạn. Xác nạn nhân lại được khiêng đắp vào chỗ thủng mới để viên thuyền trưởng niệm chú cho tan rữa ra và gắn vào thuyền. Sóng gió ngớt dần… Dưới vùng ánh sáng do chính con thuyền tỏa, viên thuyền trưởng nói mấy lời khích lệ: “Thuyền nhất định sẽ đến đảo Cực Lạc!”


      Số người càng ít, mối hận thù càng lớn, càng nặng. Họ mệt mỏi lắm rồi. Họ muốn quẳng mái chèo xông tới quyết sống mái với tên thuyền trưởng rồi có bỏ xác lại cũng cam. Nhưng chính những người ưa phiêu lưu đó lại sợ xác mình phiêu lưu trên biển. Bởi vậy họ bảo nhau cố chèo riết. Họ bảo nhau trìu mến lấy con thuyền, phương tiện độc nhất có thể đưa họ ngang qua bất cứ hòn đảo nào. Họ chỉ từng chỗ thuyền thủng và nhắc rành rọt từng tên người bạn xấu số. Nhắc như vậy họ thấy lòng nhẹ nhõm, bởi mỗi người trong họ đều nghĩ: - Mai đây không may đến lượt ta, chắc các bè bạn còn lại cũng sẽ nhắc luôn đến ta.” (Con Thuyền Ma)

      Với nghệ thuật dựng truyện, đặc biệt là cổ tích, nhà văn DQS là nói lên sự thật về Đảo Cực Lạc cũng như vạch trần tâm địa của viên thuyền trưởng! Không thể bắt bẻ nhà văn vì ông đụng chạm đến tôn giáo. Nó là cổ tích mà !


      Còn nữa. Trong truyện Cò Đùm, nhân vật Thánh Đế bị xem là người thất hứa, bịp bợm, trong khi đó nhân vật thi sĩ được vinh danh:

      Hoàng Hoa: Sao không thấy thuyền của Thánh Đế?


      Viên đội trưởng mặt đã dịu hiền, khi đó đương suy nghĩ không đâu, nghe câu hỏi vội tìm cách trả lời chống chế.


      Viên đội trưởng: Chắc là Thánh Đế chưa tới, chúng ta hãy ngồi đợi tạm đây!


      Hai người ngồi đơn giản xuống bờ cỏ. Tiếng gió đuổi nhau trên ngàn lau sậy phía dưới bờ sông gần sát mặt nước. Thi sĩ Hoàng Hoa cất ống tiêu lên miệng thổi khúc ca “Gọi đàn” êm ả. Viên đội trưởng nhìn những đàn cừu lông vàng đương theo tiếng tiêu mà ngoan ngoãn về chuồng, và nhà thơ đương thổi ống tiêu đây là một mục đồng của Thượng Đế. Thi sĩ Hoàng Hoa bỗng ngưng thổi ống tiêu, ngẩng lên hỏi Viên đội trưởng.


      Hoàng Hoa: Sao không thấy thuyền của Thánh Đế?

      Sao không thấy thuyền của Thánh Đế được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều ấy nói lên sự mỉa mai ngay cả ông Vua Thánh, bản chất là hứa, nhưng chỉ hứa mà không bao giờ làm.


      Từ hòn đảo Cực Lạc đến nhân vật Thánh Đế, đủ để chúng ta thấy DQS là ông thầy rất nghiêm khắc. Có phải vậy không ?


      3. SỢ LỬA, tác phẩm đầu lòng


      Trong hồi ức “Nhìn lại một thời” nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho biết “Sợ Lửa” là truyện ngắn đầu tay của ông. Bản thảo của nó là bản thảo duy nhất ông mang theo trong chuyến di cư vào Nam. Hai năm sau bản thảo mới xuất hiện trên đặc san mang tên là Chuyển Hướng của sinh viên di cư.


      Nhà văn Doãn Quốc Sỹ xem nó là một truyện cổ tích. Lý do nào để ông mang theo mình, một câu chuyện cổ chẳng dính dáng gì đến một biến cố lớn của lịch sử: Việt Nam bị chia đôi đất nước. Lúc ấy ông 31 tuổi. Há lẽ ông chỉ viết một truyện và một truyện mà thôi. Há lẽ con sông Đuống không cất tiếng gọi, kháng chiến bị tẩy xóa không còn dư âm, hay há lẽ chẳng có một người con gái thả tóc mây ngày chớm thu ở Hà Nội. Trong lòng máy bay giã biệt quê nhà, người thanh niên Doãn Quốc Sỹ chỉ mang theo một câu chuyện ở xứ Tiểu Á-Tế Á hoang đường, với một vị vua không được phép thấy lửa cho đến khi thấy được rồi thì đã muộn…


      Tôi thật sự không hiểu. Vì không hiểu mới ra công đọc và nghiền ngẫm “Sợ Lửa”.


      ….

      Sợ Lửa được xuất bản hai năm sau (1956). Xuất bản có nghĩa là ông bằng lòng. Khác với Mai Thảo tác phẩm đầu lòng: chỉ là những cái hỏng, những cái yếu, những cái non. Ta đó. Nhận là ta đó. Cố mà khá hơn.

      (Nhìn lại một đoạn đời)

      (nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 68)


      Sự bằng lòng ấy ông không hé lộ. Và ít ai nói về cuốn Sợ Lửa. Sợ Lửa chỉ chiếm một ngăn nhỏ, khiêm nhường trong tủ sách bề thế của Doãn Quốc Sỹ.


      Có lẽ vì họ xem đó là cuốn truyện cổ tích đọc để giải trí chăng?


      Nhưng với nhà văn Doãn Quốc Sỹ thì con đường đã vạch, và ta cứ tiếp tục. Ông vẫn viết về cổ tích thần thoại (Hồ Thùy Dương). Và lửa lại tiếp tục trên những trang sách của ông.


      Mai Thảo xem tác phẩm đầu tay là hỏng, và những nhà văn tiền chiến tập kết xem tác phẩm đầu lòng là đứa con hoang, tác phẩm đầu tay của Doãn Quốc Sỹ, cuối cùng, đã được tấn phong ngôi vị hàng đầu trong bộ sách về cổ tích mà trước đây mang tên là:


      TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA DOÃN QUỐC SỸ (Toàn tập). Bảng cũ hạ xuống để thay vào cái tên "Sợ Lửa" để kỷ niệm tập cổ tích đầu tiên của nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã cho xuất bản tại Sàigòn năm 1956.


      (theo Nguyễn Sỹ Tế trong Đề Từ - tựa Sợ Lửa)


      oOo


      Những trang đầu của “Sợ Lửa” là những trang viết về lý do tại sao triều đình ngăn cản không cho vua xứ Tiểu Á-Tế Á Na-Han đệ tứ trong cung điện để ngài khỏi thấy lửa. Và cách thức ngăn cấm. Từ cung điện ra nhà dân. Đó là hậu quả của lời sấm:


      “Nếu không cẩn thận, Ngài có thể chết vì hỏa hoạn.”


      Nhưng càng phong tỏa chừng nào, nhà vua càng tò mò muốn biết sự thật chừng nấy. Rồi cho đến một hôm, sau buổi yến tiệc linh đình, được một cung phi dìu về phòng. Trên đường, trong màn đêm, người cung phi ngây thơ đã không được huấn luyện kỹ càng cho lắm trước khi vào đây để biết những điều nào nên nói, điều nào cần tránh, nên vô tình đã hé cho Nhà Vua thấy những tục lệ trong chính nước Vua trị vì.


      Để ngài thêm một cuộc vi hành ra ngoại thành thăm dân, nhưng sự thật là nhìn cho được những đền lửa do người cung phi tiết lộ, khiến các quan phụ chính đại thần phải tức tốc ra lệnh:


      “Không một nhà nào được giữ lửa trong bếp; lập tức mọi nhà phải trữ thức ăn lạnh trong ba ngày, và đêm đến mỗi nhà chỉ được thắp một ngọn đèn lồng nhỏ. Những đền thờ lửa trong kinh thành đã được các đoàn ngự lâm quân tới canh giữ, mỗi vị chỉ huy mang theo chiếc đũa vàng có đính viên ngọc bích.”


      Cứ tưởng với cái lệnh khắc nghiệt như vậy, che được mắt vua với lửa, nhưng cái lệnh của trời đã không cho phép. Trên đường đi, bất ngờ một đám cháy rừng xảy ra.

      “Chợt đằng xa, tít đằng xa bên kia sông, một điểm lửa bừng sáng, điểm lửa loang dần theo chiều cao thoạt ngoằn ngoèo như con rắn lửa, phút chốc lan dài thành một đường lửa tưởng chừng có tới hàng vạn con người đương đi lên núi, mỗi người cầm một bó đuốc lớn.


      Nhà Vua hỏi cung-phi:

      - Thực là đẹp. Khanh có biết vì sao thế không?


      - Muôn tâu Thánh thượng, đó là khu rừng núi Tây Ninh. Có lẽ cháy rừng!


      - Lửa cháy như vậy thiệt hại lắm thì phải?

      - Muôn tâu Thánh thượng, trái lại có lợi nhiều. Những tàn tro rơi xuống làm khoảng cháy thêm mầu. Việc đốt rừng như vậy thường do chính dân chủ trương để làm mầu gieo giống.”

      ….

      Vị vua đến đây mới hiểu. Cái tai họa mà lửa mang đến do sự nhồi nhét của đám triều thần vào trí óc ngài bấy lâu là lừa bịp, giả dối. Giờ ngài mới ngộ sự thật về những ích lợi do lửa mang lại.


      Nhưng trong chuyến vi hành đó, ngài lại bị cảm nặng. Giờ phút cuối cùng, trên giường bệnh trong lúc các quan đại thần vây quanh, giấy mực triện son chờ chực ghi lại lời trăng trối của ngài thì từ trong cơn mê sảng, ngài hân hoan kể với quần thần:


      - Kìa các người trông ánh lửa đẹp biết là nhường nào. Thực là một biển lửa, một biển hào quang. A ha vũ trụ xém cong vì lửa.


      Rồi ngài ôm lấy một cung phi vào lòng. Cung phi là đốm lửa thân yêu và nồng ấm. Ôi vậy mà bấy lâu, ta không hề biết. Đó. Lửa. Nhưng lửa người. Ta đang ôm gọn lửa người. Lửa từ một người nữ. Dù là một đốm lửa nhỏ. Lửa từ hai giòng nhiệt lưu chảy rần rần qua hai thân thể.


      “Nép gọn trong tay Vua giờ phút này chỉ còn người cung phi, một khối lửa nhỏ thân yêu làm sao, nồng ấm làm sao!”


      Trong khi đó bên ngoài cung:

      “Chợt gió đổi chiều, mây từ phía biển ùa tới, mưa rơi nặng hạt, phút chốc cả vũ trụ như bị chìm đắm trong màn nước trắng đục mênh mông. Ánh lửa huy hoàng của đám cháy rừng chỉ còn để lại nơi võng mạc Nhà Vua một ấn tượng mơ hồ. Bóng một con thuyền xuôi nhanh như vội vã, mang theo ánh lửa nhỏ phản chiếu xuống dòng sông thành một vệt sáng dài chập chờn lay động vì mưa rơi, rồi phút chốc khuất hẳn. Lửa trong không gian như vụt tắt cả.”


      Cơn mưa làm đám cháy rừng tắt. Nhưng không tắt trong lòng vua, trái lại:

      “Ta chỉ tiếc không được sống cùng lửa để dù có chết với lửa cũng cam.”


      ***


      Ta thấy gì ở bức tranh thủy mạc ảm đạm trong lúc vua Na-Han đệ tứ sắp lìa cõi thế?


      Có phải cơn mưa, dòng sông, con thuyền, một cung phi nép gọn trong lòng vị vua, và đốm lửa nhỏ?


      Bốn yếu tố then chốt liên hệ, nối kết nhau, để làm tăng ánh sáng của đốm lửa. Mưa làm đám cháy rừng tắt, nhưng không tắt trong lòng vua. Mưa cũng làm cản tầm nhìn làm con thuyền ẩn hiện mập mờ, vật vã xuôi dòng. Mưa khiến dòng sông thành dòng sông ly biệt khi tiếng chuông đổ giòn giã báo tin vua đã băng hà. Rồi đến con thuyền. Thuyền là phương tiện đưa người qua sông, đưa hồn qua xứ chết. Xứ chết được gọi là Thiên Đàng, Cực Lạc, Vĩnh Hằng…


      Đó là những mẫu số chung của mỗi đời người. Ai cũng trải qua. Nhưng một thứ vua giữ làm của riêng: Đốm lửa của nàng cung phi.


      Thật đó là của riêng? Không. Hành động ấy đối với tôi là một ẩn dụ. Rằng chính tình yêu mới là vĩnh cửu. Đốm lửa của người cung phi mới là bất diệt. Cháy sáng từ người yêu dấu của ta.


      4. SỰ HIỂN LINH CỦA MỘT BUỔI RA MẮT SÁCH


      Tập truyện RA BIỂN GỌI THẦM được ra mắt vào tháng chạp 1995, đúng vào lúc trận bão tuyết thế kỷ George vẫn còn vần vũ suốt thềm lục địa miền Đông Bắc.


      Sau khi nhà văn Trần Bang Thạch nói xong, đến lượt nhà văn lão thành Doãn Quốc Sỹ lên nói về văn phong của THT. Ông đọc một đoạn trong bài Trưa Địa Ngục:

      Người vợ của thiếu úy Chấn thấy tôi kêu lên. Chị đi tìm xác chồng. Chị hỏi tôi: Xác anh ấy đem về đây chưa? Tôi nói: Có lẽ ngày hôm nay, chị Chấn à. Hôm qua khó lắm. Mình vào bị đánh bật ra liền. Tôi cũng kể lại trận đánh cho chị nghe. Tôi đứng trên mỏm đá vừa chiếm nhìn anh cõng một người lính bị thương chạy xuống rồi trở lên. Sau đó anh bị đạn. Bọn tôi ở phía trên cố ném lựu đạn nhưng chẳng ăn thua gì.


      Tôi rưng rưng kể. Người đàn bà mất hồn như một xác chết. Đôi mắt chị ráo khô, không còn một chút sinh khí. Rồi chị từ biệt tôi. Bóng chị khuất sau giàn hoa giấy trước cổng bệnh viện.”

      (Trích Trưa Địa Ngục/Về Hướng Mặt Trời Lặn)

      Khi ông đọc xong, thì một người đàn bà và một thiếu nữ đến bên tôi, ngấn lệ: “Chú Thư, chú biết ai không?”, và khi cháu gái mếu máo nói với tôi: “Ba cháu mất khi cháu mới 5 tuổi”, để tôi không cầm được cảm xúc. Thì ra mẹ con chị Chấn có mặt trong buổi ra mắt sách này, mà tôi không biết.


      Mẹ con chị đến không phải vì nhà văn DQS đọc về cái chết của chồng chị (làm sao chị biết trước được), mà đến vì tôi – người bạn đồng đội của anh Chấn. Tôi muốn rụng tim. Tôi không biết chị đã qua Mỹ. Nhà văn DQS cũng không quen chị để chọn cái đoạn văn bi tráng này. Nơi này không phải là bãi chiến trường, cớ sao hồn tử sĩ gió ù ù thổi. Có phải cơn gió lạ từ một cõi nào đã tách rời cơn bão George đang gầm gừ đe dọa thành phố Houston, để năm sắc cầu vồng in trên nền mây u ám, để những cơn mưa như thác phải tạnh lại, và bầu trời trở nên nắng ráo lạ lùng… Ai kêu thúc nhà văn với những dòng câm chữ nghĩa? Ai đánh động vào con tim của ông để ông chỉ nhắc đến một người góa phụ chung thủy giữa bao nhiêu nhân vật trong suốt 35 truyện ngắn mà ông không hề biết?


      Anh Chấn ơi! Cám ơn anh linh của anh đã tạo nên điều huyền nhiệm. Có nghĩa là, anh vẫn luôn luôn hiện diện bên bạn bè, đồng đội, và thân nhân của anh.


      Trần Hoài Thư

      Thư Quán bản Thảo số 102 "Hành Trình Của Dòng Sông", tháng 11-2022
      Mừng Sinh Nhật thứ 100 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Doãn Quốc Sỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh (Trùng Dương)

      Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Buổi gặp gỡ hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo (Phạm Xuân Đài)

      Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi (Việt Báo)

      Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ (Việt Báo)

      Hình ảnh SN 100 tuổi của Nhà văn Doãn Quốc Sỹ  (doanquocsy.com)

      Doãn Quốc Sỹ, văn chương và cái đói  (Viên Linh)

      Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn  (Du Tử Lê)

      Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính  (Nguyễn Mộng Giác)

      Một vài kỷ niệm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ  (Nhật Tiến)

      Doãn Quốc Sỹ, Kẻ Sĩ Thời Đại Chúng Ta  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nhà văn Doãn Quốc Sỹ,và hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975)  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Kinh Nghiệm Văn Chương Doãn Quốc Sỹ  (Nguyễn Vy Khanh)

      - Doãn Quốc Sỹ  (Hoàng Khởi Phong)

      Doãn Quốc Sỹ, một ngòi bút chân phương, cổ điển  (Mặc Lâm)

      Doãn Quốc Sỹ  (phannguyenartist.com)

      Tiểu sử  (doanquocsy.com)

       

      Tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ

      (Doãn Quốc Sỹ)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền

      (Doãn Quốc Sỹ)

      Nụ Cười Việt (Doãn Quốc Sỹ)

      Đi tìm dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam (Doãn Quốc Sỹ)

      - Trang nhà Doãn Quốc Sỹ

      - Vào Thiền

      Tác phẩm trên mạng:

      - isach.info   - vnthuquan.net

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)