1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hành trình tạp chí Chỉ Đạo (Trần Hoài Thư đúc kết) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-7-2022 | VĂN HỌC

      Hành trình tạp chí Chỉ Đạo

        TRẦN HOÀI THƯ đúc kết
      Share File.php Share File
          

       


      Tạp chí Chỉ Đạo là cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc Phòng VNCH. Các nhân viên tòa soạn là quân nhân. Ngay cả nhà văn Nguyễn Mạnh Côn muốn có chân trong tờ báo cũng phải chịu cấp bậc Thiếu úy đồng hóa.


      Báo ra mắt vào năm 1956, khổ nửa trang giấy nhật trình. Chủ nhiệm Trung tá Nguyễn Văn Châu. Riêng vai trò chủ bút có đến ba người: Thời kỳ đầu (1956-1957) là Đại úy Ngô Quân, thời kỳ hai từ 1958-1961 là Thiếu úy đồng hóa Nguyễn Mạnh Côn và cuối cùng năm 1962 là nhà văn Kỳ Văn Nguyên...


      Nhắc đến Chỉ Đạo, ta liên tưởng ngay đến nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông mới là người có công rất lớn trong việc khai dựng tạp chí Chỉ Đạo, biến tạp chí quân đội này thành một tạp chí có tầm vóc.


      Chỉ Đạo là tạp chí đăng sáng tác đầu tiên của Doãn Dân (truyện ngắn “Cái Vòng”, 1959), và Duyên Anh (truyện “Hoa Thiên Lý”, 1959).


      Hai người này về sau đều thành danh.


      Nhà văn Duyên Anh đã so sánh Chỉ Đạo với Sáng Tạo, và cho rằng chính tờ Chỉ Đạo đã giúp ông thành công trên con đường văn nghiệp. Ông kể lại trong hồi ký “Nhìn Lại Những Bên Bờ”, như sau:

      ... Vùng hoạt động của tôi mới chỉ là tạp chí Chỉ Đạo, tạp chí không bày bán, muốn mua không có, tạp chí của độc giả có trình độ thưởng ngoạn cao. Tôi được độc giả chú ý nhiều từ Khúc Rẽ Cuộc Đời. Trong cuốn Call It Experience, văn hào Erskine Caldwell truyền cho những người muốn trở thành nhà văn kinh nghiệm này: Bạn hãy gửi truyện ngắn của bạn cho một tạp chí văn chương giá trị. Chừng nào người ta đăng truyện của bạn, đó là lúc bạn biết bạn có thể viết văn được. Tôi đã, bất ngờ, rơi vào trường hợp này, rơi thật nhanh nhờ nhà văn Trúc Sĩ ném tôi đúng chỗ. May mắn hơn, tạp chí Chỉ Đạo đã đăng liên tục truyện ngắn của tôi. Nếu Trúc Sĩ ném tôi vào tạp chí khác, Sáng Tạo của Mai Thảo chẳng hạn, họ, có thể, sẽ đăng truyện của tôi, nhưng không đăng liên tục, chắc chắn tôi không được độc giả chú ý nhiều. Tôi phải biết ơn Trúc Sĩ và tạp chí Chỉ Đạo. Trúc Sĩ đẩy tôi đến Chỉ Đạo, Chỉ Đạo cho tôi cơ hội thực hiện ước mơ.


      Nhà văn Phan Nhật Nam kể lại về một bài thơ mà ông không bao giờ quên, bài thơ của Thủy Thủ đăng trên nguyệt san Chỉ Đạo được bạn ông, Phan Duy Nhân đọc trong căn phòng nhỏ Đà Nẵng lúc ông mới 16, 17 tuổi:

      Tìm tình thương

      Dựng nên đời

      Không tro tàn bếp lạnh

      Mỗi độ xuân sang rộn tiếng trẻ thơ cười

      (Thủy Thủ)


      Mắt anh rực sáng ánh lửa nhiệt tình, ngọn lửa chân thật mà người chỉ có được lúc đang tuổi trẻ – ngày chưa bị vướng bận bởi những hệ lụy, lo toan, mưu định bẩn chật của cuộc sống - khi đọc những lời thơ đằm đằm cảm xúc. Những câu thơ của Thủy Thủ (Trung úy Thái Trần Trọng Nghĩa, Binh chủng Biệt động quân, khóa 14 trường Võ Bị Đà Lạt, theo viên chỉ huy, Đại úy Phan Lạc Tuyên trốn vào mật khu cộng sản sau biến cố quân sự 11-11-1960 do Trung tá Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng cùng một nhóm sĩ quan sử dụng lực lượng Nhảy dù đảo chính, lật đổ chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm), đăng ở trang đầu số Xuân Nguyệt San Chỉ Đạo của Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH được Dinh ** đọc to thêm lần thứ hai, tóc anh xòa xuống trán, những ngón tay đưa lên, run rẩy cảm xúc, nhiều kịch tính... Đám chúng tôi, tuổi 16, 17 ngồi nghe, nhìn anh thán phục, chen lẫn tự hào.

      Phan Nhật Nam


      Chú thích:

      [*] Tựa của TOBT

      [**] Nhà thơ Phan Duy Nhân tên thật là Phan Chánh Dinh.

      Thơ Duyên Anh trên Chỉ Đạo


      Sáng tác thơ đầu tiên của Duyên Anh xuất hiện trên Tạp chí Chỉ Đạo vào năm 1960. Đó là bài Bà Mẹ Tây Ninh. Sau đó thơ Duyên Anh xuất hiện khá đều đặn như: Con Chim Xanh Tình Ái, Xuân Mình, Em Bé, Con Đường Bướm Xôn Xang...

      Bà Mẹ Tây Ninh


      Tôi về làng Trảng Sơn

      Thăm bà mẹ gặp ở Sài Gòn

      Dạo ấy hàng dừa bên bờ ao trái hãy còn non

      Và vú sữa chưa ngọt mùi vú sữa

      Đến chẳng hẹn hò

      Mẹ mừng vui hớn hở

      Mi rưng rưng chơm chớp, dạ xôn xang

      Thoáng ngập ngừng nhìn mái lá tàn hoang

      Chân dừng lại: Mắt già mắt trẻ

      Quê miền Đông sao mà nghèo nàn thế

      Rừng nối rừng đất liền đất xác xơ

      Đón mạ xanh không biết có bao giờ

      Bông lúa mẩy của Cà Mau, Đồng Tháp

      Đường gập ghềnh,

      con ngựa gầy mệt nhọc

      kéo lê xe thổ mộ vài người

      Ở đây ít nói

      ít cười

      Buồn như nắng hoàng hôn

      chầm chậm nhỏ


      xuống núi Bà

      mờ mịt phía trời xa

      Giàn mồng tơi gió lay sụp đổ

      Tiếng ru nức nở

      Nhịp võng sầu tênh

      Ù ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh

      Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

      Nghìn xưa trăm trứng phân ly

      Nghìn sau Rồng với Tiên chia hai bờ

      Ù ơ...


      Mẹ muôn thuở đẹp thơ

      Sừng sững Bà Đen, huy hoàng thánh địa

      Biển có khi nào lên nguồn không nhỉ?

      Mà máu đào xuôi ngược lại về tim

      Máu về tim, máu đoàn viên

      Anh em hận thù, anh em phiêu bạt

      Mẹ xoè đôi tay tưởng chừng mất mát

      Vẫn còn nguyên mười ngón

      Mẹ ơi!


      Đan nhau, mẹ bỗng bùi ngùi

      Đất nghèo quê khổ, đời đời héo hon

      Mẹ già thèm bát canh ngon

      Mải mê chém giết, bầy con tuyệt tình

      Mẹ Tây Ninh

      Ôi, bà mẹ Tây Ninh

      Con mẹ đây, người thợ gặt oan khiên

      Người thợ cấy mông mơ

      giữa nơi rừng hoang,

      đồng chua lầy lội


      Con mẹ đây

      tương lai chờ đợi

      Trầy bả vai cho những bát canh già

      Cuốc cày đâu, để con vỡ đất nhà

      Gieo mầm sống, mầm nhân sinh mãnh liệt

      Hỡi nhừng trăm năm trải dài oanh nghiệt

      Sẽ thăng hoa một hạnh phúc khôn cùng

      Sẽ núi hôn đồi

      biển gọi hồn sông

      Sẽ lời dừa non ru ngoan vú sữa

      Sẽ lục bát ngô,

      ca dao lúa

      Trống rộn đêm xuân ngây ngất hội đình

      Con nằm nghe nắng trách trời xanh

      Nghe cuộc đời hồi sinh phơi phới

      Cuộc đời bao la,

      nồng nàn hương mới

      Đá biết tương tư,

      sỏi vỡ môi cười

      Mẹ ơi, tha thiết lắm rồi

      Mất gì, không mất tình người Việt Nam


      Ấy ai khắc khoải dặm ngàn

      Về vun dân đạo, bắc giàn yêu thương

      Khi hoa nhân ái rợp đường

      Người quê hương với quê hương rộn ràng

      Mẹ thôi buồn

      Con quên mưa gió

      Cửa bốn phương bỏ ngỏ

      Hỏi nhau chuyện tình yêu

      Con lại về thăm Trảng Lớn

      Thấy mẹ nằm ngủ thiu thiu


      Ruộng nhà con gái xanh mơn mởn

      Bầy cháu tung tăng chạy thả diều

      1960

      Trần Hoài Thư đúc kết

      (Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 99, tháng 7-2022)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lữ Quỳnh, Bạn Tôi Trần Hoài Thư Nhận định

      - Bức Tranh Quyên Sinh Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Ân Tạ Của Một Người Vừa Thoát Chết Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ Trần Hoài Thư Nhận định

      - Nguyễn Phương Loan Người thi sĩ có tâm hồn vô lượng Trần Hoài Thư Hồi ức

      - Hành trình tạp chí Chỉ Đạo Trần Hoài Thư Giới thiệu

      - Sự Mầu Nhiệm của Nghệ Thuật Trần Hoài Thư Tản mạn

      - Hành trình của ký giả Lô Răng Trần Hoài Thư Nhận định

      - Thăm vợ vào ngày giáng sinh Trần Hoài Thư Thơ

      - Quà Giáng Sinh 2021 của Blog THT: Thêm 72 số báo Văn của năm 1969, 1970, 1971... Trần Hoài Thư Giới thiệu

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)