|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
ANAHEIM, California (NV) – “Thơ của Cung Trầm Tưởng là những cảm nghiệm phong phú trong đời. Khi mới vào tuổi đôi mươi, ông đã có cơ hội sống ở kinh thành ánh sáng Ba Lê vào những năm giữa của thế kỷ trước để viết ra những bài thơ tình còn vang vọng trong lòng người cho đến hôm nay: ‘Lên xe tiễn em đi/ Chưa bao giờ buồn thế/ Trời mùa Đông Paris/ Muôn đời làm chia ly…’”
Ông Nguyễn Văn Liêm, đại diện ban tổ chức, giới thiệu như vậy trong buổi ra mắt sách “Cung Trầm Tưởng Một Hành Trình Thơ 1948-2018” do Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Diễn Đàn Giáo Dân, và Bạn Già Không Quân Nam California tổ chức vào sáng Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một, tại nhà hàng Golden Sea, Anaheim.
Ông Nguyễn Văn Liêm, đại diện ban tổ chức, phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Nói về nét thơ của tác giả, ông Liêm chia sẻ: “Như Cung Trầm Tưởng nói, thi sĩ với tư cách một nghệ sĩ dụng ngôn sành điệu, và ông gọi những lời thơ là ‘con chữ’ chớ không phải ‘cái chữ,’ vì nó được khai sinh từ trí tuệ, tư tưởng, con người của thi nhân. Thơ ông được chiết ra những trải nghiệm của hạnh phúc lẫn đớn đau, như bài thơ ông viết tại trại tù Hà Tây: ‘Chuyện đời một pho sách/ Mầu mực vẫn còn tươi/ Phải trăm thương nghìn khó/ Mới nên một nụ cười.’”
“Nhưng cho dù sống trong hoàn cảnh khó khăn đầy gian nan thử thách, ông vẫn luôn hy vọng ở ngày mai, như trong bài thơ ‘Đường Lên Xứ Lào’: ‘Chính em hy vọng là tên/ Thuốc thoa thương tích lửa tin cho đời.’ Rồi cuộc đời nổi trôi dẫn đưa ông đến cuộc sống bình yên, an hòa như bao nhiêu quý vị hiện diện nơi đây, như lời kết của tập thơ: ‘Vượn ríu rít gọi nhau chờ nắng tới/ Trời ngoài từng bước ló dạng vừng đông/ Khí ngào ngạt hương thơm, đời xởi lởi/ Nức nô theo phơi phơi ánh trời hồng,’” ông thêm.
Diễn giả nhà văn Trần Phong Vũ cảm nhận về nhân cách và con người qua hành trình 70 năm sống chết với thơ của tác giả rằng: “Tháng Hai sang năm, nhà thơ họ Cung 88 tuổi, hơn tôi chẵn 15 ngày. Với một người bị Cộng Sản cầm tù 10 năm, qua Mỹ năm 1993 lúc đã 61 tuổi, quý vị thừa hiểu đời sống khó khăn đến mức nào. Nhưng nhìn mái tóc bạch kim, thần thái ung dung, diện mạo sáng rỡ, toát ra một vẻ an nhiên, phiêu hốt của một tâm hồn bình an khác thường, tôi hiểu tại sao trong cảnh ngộ cay nghiệt nhất, nhà thơ vẫn giữ được một nhân cách hơn người.”
“Thế hệ tác giả và tôi, sinh sáu, bảy con không phải chuyện lạ. Điều lạ với một nhà thơ lừng lẫy như ông. Qua những lần gặp gỡ riêng tư, tôi nhận ra ông là một người chồng, người cha rất có tinh thần trách nhiệm, ngay cả trong lúc ở tù. Nó không chỉ gói ghém trong những vần thơ tặng mẹ các cháu, như những bài ‘Vô Vàn,’ ‘Mùa Chay,’ ‘Đường Vào Thiên Thu.’ Mà ngay cả những dịp họa hiếm khi có cơ hội nhắn tin cho vợ con. Những lần thế, ông đều lập lại điều ông từng thủ thỉ bên tai người bạn đời trước ngày ông đi tù, ‘Dù sống trong cảnh ngộ nào, mẹ ở đâu thì con ở đó.’ Không ngờ, sau khi ra tù và được gọi đi phỏng vấn để qua Mỹ, cả bảy người con ông đều trót lọt. Chúng đáp ứng được tất cả những điều kiện, mà khó nhất là phải có chung ‘hộ khẩu,’” nhà văn nói tiếp.
“Trong 10 năm khổ sai, ngoài nỗi đau mất nước, điều thi sĩ hận nhất là đã bị cướp mất 10 năm để dạy dỗ các con. Cho nên sau ngày ra tù; lúc kẹt trong nước và thời gian ở Mỹ, ông luôn gần gũi, hướng dẫn các con trong đạo làm người. Đấy là tinh thần trách nhiệm của người cha, và cũng là nhân cách phi phàm của một nhà thơ lớn,” ông nhấn mạnh.
Nhận xét về Cung Trầm Tưởng, theo diễn giả Giáo Sư Trần Huy Bích thì sau giai đoạn làm thơ trữ tình ở tuổi 20-22, sang phần “quá độ” trong giai đoạn 1958-1975, ông gợi lên những tình cảm xót xa, khơi dậy ở người đọc một nỗi buồn thấm thía trước những đau thương của đất nước giữa một cuộc chiến thảm khốc.
Năm 1962, ông viết: “Đêm về thành phố tha ma/ Giới nghiêm tiếng súng từ xa vọng về.” Năm 1968: “Mới đêm nao con vòi khóc với mẹ cha/ Sớm hôm sau pháo rót chết cả nhà/ Núi đứng câm, sông cũng không ngùi nước mắt.” Cũng năm 1968: “Khi thấy mỗi chúng ta đang đánh mướn/ Trận chiến phá quê hương, giết tình người.”
“Ngày sinh nhật năm 29 tuổi của ông, 1961, ông buồn: ‘Mưa rơi. Đêm lạnh. Sài Gòn/ Mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi?’ của bài ‘Đêm Sinh Nhật,’ 1961. Ít ai viết như thế trong ngày sinh của mình. Nhưng Cung Trầm Tưởng viết. Ông là nhà thơ của ‘trầm tư mặc tưởng,’” Giáo Sư Bích nhận xét.
Cũng theo Giáo Sư Bích, sau biến cố 1975, đất nước bị một tập đoàn tham lam, độc đoán, và tàn ác thống trị, nhiều giá trị tốt lành của dân tộc bị chà đạp, đày ải, giam hãm. Cung Trầm Tưởng khẳng khái chỉ trích chế độ bạo ngược ấy. Những vần thơ bất bình, phẫn nộ của ông, mà ông gọi chung là “tiếng khóc Việt Nam,” là kết quả của tình cảm tự nhiên, nhưng cũng của lý trí, suy tư, rất đáng được chúng ta đọc với lòng trân trọng.
Nhận xét thứ hai của Giáo Sư Bích: “Cung Trầm Tưởng giàu tình cảm, nặng tình nghĩa, và có một tâm hồn đôn hậu. Chúng ta đều biết ở tuổi 22-24 trên đất Pháp trong những năm 1954-1956, ông có một người yêu ‘tóc vàng sợi nhỏ,’ một ‘người em gác trọ’ đã nhiều lần ‘sang anh gót nhỏ thầm thì.’ Chúng ta cùng biết rằng, những khi đợi ở công viên, khi nàng không đến hay chưa kịp đến, ông rất buồn: ‘Mùa thu âm thầm/ Bên vườn Lục Xâm/ Ngồi quen ghế đá/ Không em buốt giá từ tâm.’”
“Năm 1957, khi về Việt Nam để nhận nhiệm vụ một sĩ quan kỹ sư của Không Quân VNCH, vì ông học ở Pháp trong chương trình đào tạo kỹ sư của trường Võ Bị Không Quân Pháp. Ông đã không đem người yêu ấy theo. Khi trở lại Paris sau gần nửa thế kỷ, ông nói với nhà biên khảo Thụy Khuê, ‘Càng sang Paris, tôi thấy rằng tôi không thể là người Pháp nổi. Tôi là người Việt Nam. Tôi phải tìm đủ mọi cách để trở về nguồn.’ Ông cũng đã viết những câu như: ‘Non sông bóng mẹ sầu u/ Mòn trông ngưỡng cửa, chiều lu mái đầu,’” giáo sư kể.
“Không thể đem người yêu trời Âu về Việt Nam, hai người bắt buộc phải chia tay, ông bù đắp bằng cách để ra một tháng sống với nàng trên một căn gác sát nóc một cao ốc, một sinh viên không có nhiều tiền, hết sức chiều ý nàng qua bài ‘Bù Em Một Tháng Thiên Đường,’ trong khung cảnh gần sát với trời qua bài ‘Sao Châm Nghìn Nến.’ Rồi ông viết hai bài thơ với những tình cảm chan chứa ‘Kiếp Sau’ và ‘Kiếp Sau Nữa,’” ông dẫn chứng.
Ông Nguyễn Văn Liêm, đại diện ban tổ chức, phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Sau đó, Giáo Sư Bích đọc bài “Kiếp Sau” mà tác giả cho ra đời năm 1956:
“Bù em một tháng trời gần
Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi
Bù em góp núi chung đồi
Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ
Bù em phơi phới buồm thơ
Vẫn e trở gió ngược bờ sông thương
Bù em một tháng thiên đường
Mà xưa tiếng gọi nghe dường thiên thu
Non sông bóng mẹ sầu u
Mòn trông ngưỡng cửa, chiều lu mái đầu
Thôi em xanh mắt bồ câu
Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau.”
Giáo sư nói: “Sau này khi phổ nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy đã đổi hai tiếng ‘bù em’ sang ‘đền em.’ Bài ‘Kiếp Sau Nữa’ làm năm 1957, cũng có ý tương tự. Tôi xin đọc ít câu: ‘Bù em một tháng tình gần/ Trăng thêu gối mộng cũng ngần ấy thôi/ Bù em gác vắt lưng trời/ Sao châm nghìn nến sáng rồi bơ vơ/ Mẫu hình yểu điệu xin hầu kiếp sau.’”
“Trong hoàn cảnh như thế mà nói lên những lời từ biệt như thế, là cốt cách của những người không coi chữ tình là nhẹ,” giáo sư kết luận.
Một diễn giả hãy còn trẻ, đó là Nguyễn Diễm Nga, cô tâm tình rằng: “Trước hành trình bảy mươi năm ‘Thơ tỷ lệ xuôi với vóc đời’ của thi nhân và đúc kết trong bảy tập thơ tầm cỡ, cháu cảm thấy mình thật nhỏ nhoi. Mỗi một tập thơ của Cung Trầm Tưởng đều chứa đựng những tư tưởng lớn, thâm thúy và trầm mặc như thi danh của ông. Một nhà thơ người Mỹ, ông Carl Sandburg ví von: ‘Poetry is like an echo asking a shadow to dance’, và Cung Trầm Tưởng đã diễn dịch rằng ‘Thơ như một hồi vang mời một bóng hình nhảy múa với.’ Vì vậy, mỗi tập thơ của ông đều có những ‘bóng hình’ ẩn hiện lung linh. Cháu trộm nghĩ, chắc chắn không thể thiếu những ‘bóng hồng.’”
“Tuy nhiên, để bắt được những cái ‘bóng,’ những ‘shadow’ tư tưởng trong thơ Cung Trầm Tưởng không phải là điều dễ dàng. Cháu rất ngưỡng mộ những ngòi bút tiền bối tên tuổi đã có những cảm nhận và phân tích rất độc đáo góp trong mỗi chương của quyển thơ này mà cháu tin khi đọc quý vị sẽ rất thích thú,” cô nói tiếp.
“Phần cháu ‘sinh sau đẻ muộn’ nên mãi mới tìm được một hình bóng khá ngộ nghĩnh, thú vị và dường như có khả năng lẫn trốn rất kỹ nên hình như chưa ai nhắc đến. Đó chính là ‘Con Tắc Kè’ trong tập thơ thứ năm mang tên ‘Thi Bá Con Tắc Kè và Bà Góa Phụ.’ Dường như hình bóng ‘Con Tắc Kè’ đã thấp thoáng trong Cung Trầm Tưởng từ những năm 1965. Nhà thơ từng tự sự trong bài thơ mang tên ‘Lẩn Thẩn’ như sau ‘Tặng em một gã lo xa/ Vành trăng tươm tất bình hoa bày bàn,’ hoặc ‘Chi li tính toán đủ điều/ Còn trời, còn đất, còn kêu tắc kè,’” cô dẫn chứng.
“Thế nhưng phải đến cả chục năm sau cái tiếng kêu tắc kè ấy mới hiển hiện rõ nét: ‘Có lúc ngôn từ ta bất cập/ Trước điều mắt thấy và tai nghe/ Nỗi niềm nghẹn nghịu đầu ùn tắc/ Ta gửi lời trong tiếng tắc kè,’” cô nói thêm.
Trong lời tri ân, nhà thơ Cung Trầm Tưởng nói: “Tôi trân quý và ghi tâm sự hỗ trợ tinh thần và những đóng góp tích cực của các văn, thi, thân hữu khi nghe tôi bày tỏ ý định tập hợp toàn bộ sáng tác của mình thành một hành trình thơ như một tặng phẩm cuối đời gửi biếu những ai nặng tình với thi ca.”
Nữ điện ảnh Kiều Chinh tâm tình: “Đối với tôi, thơ Cung Trầm Tưởng có len lén sự cao vọng, không phải vì danh lợi mà là chữ tình nằm trong quê hương, yêu và tình người.”
Nhà văn Phạm Tín An Ninh thố lộ: “Tôi rất mê thơ Cung Trầm Tưởng. Đối với tôi, ông là bậc thầy. Vì thế, tôi không thể mạo muội để phê bình thơ của ông!”
Buổi ra mắt sách có phần văn nghệ phụ diễn của Ban Tù Ca Xuân Điềm, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Hội Phố Núi Pleiku, ca sĩ Thu Vàng, Thúy Anh, và nhạc sĩ Lâm Đằng. Với sự điều hợp của MC Bích Trâm và Không Quân Võ
Ý.
- TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- Nhạc sĩ Vũ Thành An hội ngộ khán giả tại SBTN qua ‘tác giả, tác phẩm’ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- Cung Trầm Tưởng ra mắt ‘tặng phẩm cuối đời’ biếu người yêu thơ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- Hội chợ sách Tiếng Quê Hương: 17 năm giữ gìn tiếng Việt Lâm Hoài Thạch Tường thuật
- 15 nghệ sĩ tham gia triển lãm tranh, tượng ‘Mầu Thời Gian’ Lâm Hoài Thạch Tường thuật
• Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90 (Khôi Nguyên)
• Lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp lớn cho văn học (Du Tử Lê)
• Cung Trầm Tưởng ra mắt ‘tặng phẩm cuối đời’ biếu người yêu thơ (Lâm Hoài Thạch)
• Lục Bát Sinh Nhật (Viên Linh)
• Cung Trầm Tưởng – Tình sâu nghĩa nặng (Bùi Ngọc Tuấn)
• Cung Trầm Tưởng, Sự Thăng Hoa (Nguyễn Đức Tùng)
• Nguyên văn bài thơ “KHOÁC KÍN” của Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam)
• Cung Trầm Tưởng - tiếng Việt, lời thơ (Bùi Ngọc Tuấn)
• Bài Phát Biểu Nhân Dịp Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng Ra Mắt Sách Ở Quận Cam (Trần Văn Nam)
• Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam)
- Nói chuyện với nhà thơ Cung Trầm Tưởng (Thụy Khuê)
- Cổ dao Cung Trầm Tưởng (Thụy Khuê)
- Cung Trầm Tưởng (RFA)
- Hành Trình Vào Thế Giới Thơ Cung Trầm Tưởng (Tản văn của Phan Ni Tấn)
- Lục bát Cung Trầm Tưởng (Du Tử Lê)
- Phỏng vấn Cung Trầm Tưởng (VIETHOME:)
- Lần đầu đọc thơ Cung Trầm Tưởng (Viên Linh)
• Đọc Sách "Tragedy From A War Off Design" của Văn Nguyên Dưỡng (Cung Trầm Tưởng)
- Ngôn Ngữ Và Không Gian Thơ Du Tử Lê
- Thơ Cung Trầm Tưởng (thivien.net)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |