|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Hoài Khanh
(1933 - 2016)
Nhà thơ Hoài Khanh qua đời ngày 23.3.2016 tại Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam, thọ 83 tuổi. Học Xá đăng lại bài của nhà văn Trần Phong Giao viết về tác phẩm "Thân Phận" của ông như một nén nhang tưởng niệm.
Thân Phận là thi phẩm thứ hai của nhà thơ trẻ tuổi Hoài Khanh. Sách do tác giả xuất bản, dày 100 trang, khổ 13x19. Kiểu chữ Romain, thân 10, in trên giấy vergé. Bìa do Đinh Cường vẽ, in một mầu trên giấy Ingtes, khá đẹp. Các hiệu sách bày bán với giá 32 đồng. Tuyển tập gồm tất cả 50 bài thơ ngắn mà gần nửa viết theo thơ lục bát. Phần nửa khác, viết theo nhiều thể thơ mới, có khá nhiều bài là thơ tự do.
Trong thơ của những người trẻ tuổi hôm nay, có nhiều hình ảnh đã trở thành khuôn sáo. Điển hình nhất là cái không khí ngột ngạt, của đô thành với những ghế đá công viên, cột đèn đại lộ, những vòng khói thuốc, những ly cà phê đen, những cung thanh êm ái của điệu kèn trompette... những hình ảnh ấy phản ảnh một cách sâu đậm cái tâm trạng rã rời của những anh hùng thấm mệt.
Hoài Khanh cũng là một nhà thơ trẻ. Hơn thế nữa, anh còn được Phạm Công Thiện, người viết bài đề tựa, giới thiệu như một hình ảnh bi đát của cuộc đời, của con người, của một kẻ bị đầy giữa bãi đất hoang tàn của nghĩa địa trần gian. Vì vậy, chúng ta không ngỡ ngàng gì khi gặp người thơ qua:
"Một ly cà phê đen nói về Van Gogh
Một ly cà phê đen nói về tương lai".
Nhưng không vì thế mà chúng ta tránh khỏi ngạc nhiên khi được nghe nhà thơ tâm sự.
"tôi đi vào dưỡng trí viện Biên Hòa học hạ uy cầm để tìm mầu Van Gogh" (Trọn, trang 26)
Kể từ ngày cuốn phim La Vie Passionnée De Van Gogh được trình diễn trên màn ảnh Sàigon - cuốn phim quay phỏng theo tác phẩm Lust For Life của nhà văn chuyên viết tiểu sử danh nhân tăm tiếng Pierre La Mure - thì hình ảnh của nhà danh họa Van Gogh tưởng lởn vởn trong thơ văn của các bạn trẻ chúng ta như biểu hiệu của một thần tượng, hay hơn thế nữa như ẩn dụ của lòng ham mê cái đẹp được thúc đẩy tới cao độ để trở thành điên cuồng...
Cũng như nhà thơ trẻ khác, Hoài Khanh cũng bị lòng đam mê này dằn vặt, hành hạ đủ điều. Giữa đêm dài, anh đốt đèn "ngó vào hư vô qua bóng sáng" (DÒNG, trang 31). Đối diện với bóng đêm, anh càng cảm thấy bơ vơ. Mòn gối liêu trai, anh vẫn chưa vươn nổi đôi tay mà ghì lấy thi thần nên đành đem:
"Tâm tư gởi trọn vào trang giấy".
Song sau bao ngày tháng "múa bút làm mưa gió", sau bao đêm trường khắc khoải nguyện cầu, lệ anh vẫn ướt canh tàn, và
"Lòng vẫn chưa nguôi vạn cổ sầu". (Trở Gối, trang 46)
Sau những khóc than, những nôn mửa, và ngay cả "những lần toan hủy hoại" không thành, Hoài Khanh đành an phận tự lưu đày (se séquestrer) trong một dưỡng trí viện dành cho những
"Thiên tài cất kỹ để dành mai sau". (An ủi, trang 98)
Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc vừa kể, còn có một hình ảnh sâu đậm khác được Hoài Khanh tận dụng trong hầu khắp thi tập Thân Phận: Những giòng sông.
Những giòng sông của Hoài Khanh không phải là những giòng trường giang đã làm nên lịch sử của đất nước quê hương cũng không phải là những giòng sông được chọn làm biểu tượng quen thuộc trong thơ văn và cũng không phải là những giòng sông trong mát luân lưu (*)... chảy trôi về biển cuốn theo những rác rưởi, bọt bèo.
Qua những giòng sông ấy, Hoài Khanh đã gởi gấm rất nhiều suy tư về cuộc sống về thân phận con người. Tuy những con sông ấy chưa tạo cho tác phẩm, một chứa đựng triết lý(portée philosophique) nào đáng kể, song ít nhất những điều băn khuăn ray rứt của tác giả cũng đủ để cho người đọc tạm gấp sách lại mà suy nghĩ - dù chỉ suy nghĩ trong một mẫu thời gian rất ngắn, trong một phút, trong một giây.
Nửa đêm thức giấc, nhà thơ băn khoăn tự hỏi:
"Còn chi chăng hỡi thanh xuân
Tình yêu tuổi trẻ với ngần ấy sao
Vai mang thế kỷ buồn đau
Ngàn xưa đã mất nghìn sau có còn" (trang 47)
Một nhân vật của Jean Paul Sartre (Frantz von Gerlach trong kịch bản Les Séquestrés d'Altona) cũng đã chìa vai ra vác những thế kỷ nặng nề tạo hợp thành lịch sử ("J'ai pris les siècles sur mes épaules et j'en répondrai"). Trong mấy vần thơ lục bát vừa dẫn, dấu vết đầu tiên của triết thuyết Hiện Sinh được thể hiện một cách khá lộ liễu.
Thức giấc, nhà thơ lại đi trên thành phố phai nhầu bước chân xiêu vẹo... vì
"Vai mình mang một quê hương Còn mang nặng cả nỗi buồn tử sinh"
(Đổi thay, trang 86)
Bất giác, tôi chợt nhớ tới nỗi niềm cô độc chế ngự trong tâm hồn thầy giáo Daru, nhân vật chính của L'Hôte ( Albert Camus - L'Exil et le Royaume). Vẫn trong những vần lục bát, thi điệu cố hữu của dân tộc, tôi đã tìm thấy dấu vết thứ hai của existentialisme, in hẳn trên tâm hồn Hoài Khanh.
Chịu ảnh hưởng sâu đậm của triết thuyết Hiện Sinh, Hoài Khanh đã nhìn đời một cách vô cùng lệch lạc. Một sa mạc mênh mông, một tinh cầu giá lạnh, một giòng sông bơ vơ, một nghĩa trang sầu thảm; đó là thế giới dưới mắt nhà thơ. Trong cái thế giới đó, chẳng trách gì nhà thơ lại đã
"Đập vỡ kính những lần soi thấy mặt
Quên là mình chắp bàn tay nhắm mắt"
(Ngày tháng trôi qua, trang 14)
Và chúng ta cũng chẳng ngạc nhiên chút nào khi thấy con người bơ vơ đó thở than
"Lạnh không tìm thấy mặt trời
nửa đêm thắp đuốc gõ hồi sinh ca"
(Hao mòn, trang 15)
Trong mấy năm gần đây, chúng ta được nghe nhắc nhở nhiều tới triết thuyết hiện sinh. Không phải hiện sinh của Heidegger hoặc Kierkegaard, mà gần gũi hơn, của Sartre và Camus. Và nói tới sartre là chúng ta thường liên tưởng ngay tới vai trò "triết gia vô thần" của ông (!). Hoài Khanh chịu ảnh hưởng Sartre rất nhiều. Phải chăng anh là một nhà thơ vô thần?
Trước hết, chúng ta thấy Hoài Khanh nói nhiều Thượng Đế! Hai chữ Thượng Đế viết hoa song lại không xác định rõ là Jésus, là Mahomet, hay là Thích Ca Mâu Ni. Hãy đọc:
"Ôi ngày xưa hôm nay ngày mai
Bí mật lạ lùng như Thượng Đế"
(Tự Vấn, trang 93)
Hoặc là:
"tôi cứ vẫn là tôi với hiện diện dại khờ
phơi tấm lòng lên trọn mấy vần thơ
nói đạo đức với những phường giả trá
rồi trở về cô đơn thường trực
với bơ vơ ấm ức tự nhân nào
cái qủa này sao lại lắm thương đau
tôi hỏi vậy
những lần toan hủy hoại"
(Tự Vấn, trang 94)
và cũng bởi vì "ta hiểu vô thường nhưng lòng thắc mắc" (trang 73) cho nên
"ngàn tâm sự dư huyền nghe trách móc
nếu Thượng Đế hữu hình người sẽ khóc"
(Rồi tôi lại đi, trang 95)
Cách đây mấy năm, Sartre có tâm sự với Léo Gabriel, giảng sư Đại học đường thành Vienné: "Voyez vous, mon athéisme est provisoire. Il est lié au fait que Dieu ne c'est pas encore révélé moi" (2). Căn cứ vào lời nói đó, nhiều người đã phê bình Sartre là một triết gia agnostique chứ không phải là một athée. Về phía Hoài Khanh, anh có thể rên la than van, hay nguyền rủa nữa, song sau chót, anh không thể là người vô thần. Tôi đoán chắc như thế vì không thể nghi ngờ lời tự thú chân thành này:
"Thượng Đế đành vắng mặt
Chân lý lại xa vời
Tôi dối lòng an ủi ngắm mây trôi
Tìm một chút bình yên khi vong hồn sôi sục"
(Tự vấn, trang 92-93)
Cũng như những người trai trẻ khác, Hoài Khanh cũng đi tìm an ủi trong tình yêu. Song dường như tình yêu không đem đến cho anh một chỗ trú ẩn nào thỏa đáng. Cái hăm hở của tuổi đôi mươi sớm biến thành chán chường, khi người thơ hãy còn xanh tóc:
(Mất 2 câu) (**)
tôi thắp đèn soi gương
thấy đời mình trên tóc
với bàn tay năm ngón trơ vơ
nắm không trọn tình em
trong tháng ngày luân lưu vũ bão
suốt một đời tôi chẳng có niềm vui..."
(trang 51-52)
Trên tình trường, chắc chắn Hoài Khanh đã gặp những "chuyện lòng" quen thuộc như lỡ làng, phản trắc, chia ly... Gọn có một câu:
"tình yêu ư cũng một phương lận đận"
(trang 72)
nhưng cũng đủ não lòng để mà:
"đưa tay tìm bóng xa xôi
biết mình vẫn sống một đời khói sương"
(trang 70, Sương khói trên sông).
Ngay trong tình yêu, những giòng sông vẫn là nguồn thi tứ chính.
Vẫn theo người đề tựa, Hoài Khanh là một người ít nói. Đó là chuyện ngoài đời. Còn trong thơ, anh nói rất nhiều. Tiếng nói của anh đượm nhiều vẻ chân thành và cũng dễ nghe. Điều đáng tiếc là anh đã lảm nhảm quá nhiều về một điều dễ làm cho người nghe bắt ngán: sự suy tư về thân phận làm người.
"thành phố như không có một ngưòi
ta lầm lũi tựa án mây trôi
chơi vơi trong tháng ngàn hư ảo
xiềng xích nào giam một kiếp đời"
(Nước mắt, trang 67)
Những xiềng xích do chính bàn tay người tạo ra không những chỉ giam hãm cuộc đời hẩm phận của anh mà chúng còn cột chặt tác phẩm vào một cái cọc nhờn rêu. Có phải tại anh thuộc vào hạng người "tự thân tác nghiệp"? hay anh cũng chỉ là "nạn nhân" của những mớ tư tưởng trừu tượng tiêu hóa khó khăn? Nhưng dẫu cho là gì đi nữa, những câu thơ dài tới 36 chữ như câu thơ mở đầu bài "GIỌT SƯƠNG" (trang 18) cũng là một trở ngại rất nhiều ngăn cách. Cho những người muốn thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm. Cho cả chính anh, những người làm ra tác phẩm.
Rời xa những phù phiếm, kênh kiệu của lớp sơn hình thức là anh (không đọc được vì lu) những rác rưởi sô dạt theo giòng. Nếu như anh có được 1 sự nghiệp thi ca, và nếu ta có thể ví sự nghiệp đó với một giòng sông, thì chắc chắn là trước khi đổ về biển cả, giòng sông đó sẽ cuốn theo một giòng nước trong lành thơm ngọt. Dáng trong vị ngọt đó, trong thơ Hoài Khanh, đã, sẽ và chỉ là những vần lục bát hiền lành, những điệu thất ngôn đôn hậu.
Chính những câu thơ như:
tay tôi bóp những chiều tà
với cồn phố cũ với ga ven rừng"
(Những chiều tiếng súng, trang 37)
và:
"rồi em lại ra đi như đã đến
dòng sông kia cứ vẫn chảy xa mù
ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu."
(Ngồi lại bên cầu, trang 17)
không những đã minh chứng được rằng Hoài Khanh không phải chỉ là một ngòi bút muốn "chơi thơ" mà còn tạo được Thân Phận một sắc thái riêng, khiến cho tác phẩm khỏi bị chìm giữa đám đông các thi tập đang ồn ào xuất hiện trên thi đàn trong mấy tháng gần đây.
Phong Nhã (***)
(Nhật báo Tự Do, số 1579. Chủ nhật 24-6-1962)
(1) Như nhận định của giáo sư Lê Thành Trị trong bài điểm sách Les Séquesirés D Altona, đăng trên báo Tự Do số 15-4- 1962
(2) Quan niệm vô thần của tôi chỉ là tạm thời. Bỡi lẽ Thượng Đế chưa hiện ra nơi lòng tôi.
(*) Theo lời anh Hoài Khanh cho biết vì tờ báo quá cũ và giấy mủn quá, nên có những chỗ mất câu và không đọc được.
(Những câu sau (khoảng 2 giòng) không đọc được vì anh Hoài Khanh copy không rõ, mực nhòe)
(***) Phong Nhã là bút hiệu của Trần Phong Giao
- Một Tiếng Thở Dài Trần Phong Giao Hồi ức
- Thân Phận Thi Phẩm Của Hoài Khanh Trần Phong Giao Nhận định
- Đóa Hồng Trắng Không Gai Trần Phong Giao Tùy bút
- Độc giả và những người làm một tạp chí văn chương Trần Phong Giao Thư Ngỏ
- Nhớ Y Uyên Trần Phong Giao Tạp bút
• Thân Phận Thi Phẩm Của Hoài Khanh (Trần Phong Giao)
• Đi Vào Cõi Thơ Hoài Khanh (Bùi Giáng)
• Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng và Dế, khúc hát nao lòng (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hoài Khanh, "Một Đời Nghe Gió Thổi Hoài" (Hải Phương)
• Hoài Khanh và Thân Phận (Phạm Ngọc Lư)
• Văn Nghệ Đất Sống, Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt: Hoài Khanh (T.H.L)
Nỗi Cô Đơn của Hoài Khanh (Phạm Công Thiện)
Đọc Thân Phận của Hoài Khanh (Đặng Tiến)
Thơ Lực Bát Hoài Khanh (Tuệ Sỹ)
Người thi sĩ đi tìm lại nguồn cội của một dòng sông
(Thích Phước An)
Gặp lại Hoài Khanh (Đỗ Hồng Ngọc)
Hoài Khanh, từ “Thân Phận” đến “Lục Bát”
(Nguyễn Mạnh Trinh)
Tiểu sử và tác phẩm (sachxua.net)
Chủ Đề Đặc Biệt: Viết Về Hoài Khanh (TQBT tập 24)
• Vài Dòng Về Từ Thế Mộng (Hoài Khanh)
Thơ Hoài Khanh (blog tranhoaithu)
30 bài thơ (luanhoan.net)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |