|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà ái quốc Nguyễn Bá Trác
(1881-1945)
Nguyễn Bá Trác bút hiệu Tiêu Đẩu, quê làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, thuở nhỏ học ở Quảng Nam, đậu cử nhân khoa thi Hương năm Bính Ngọ 1906 (Thành Thái thứ 18) nhưng không làm quan với triều Nguyễn. Ra Hà Nội tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục, học tiếng Pháp. 1908 Nghĩa Thục đóng cửa, bị bắt và đày đi Côn Đảo. Khi được thả ông trốn đi Thái Lan, sang Tàu, rồi đến Nhật theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Được ít lâu, chính phủ Nhật toa rập với Pháp giải tán, trục xuất sinh viên và các nhà ái quốc, ông lưu vong sang Tàu.
Năm 1914 trở về Hà Nội cộng tác với Pháp vào làm phòng báo chí Phủ Toàn Quyền với chức vụ chủ bút Cộng Thị Báo bằng chữ Nho nhằm thuyết phục Nho gia hợp tác với Pháp. Năm 1917, chủ bút phần Nho văn của Nam Phong Tạp Chí, viết những bài tán tụng Pháp dưới bút hiệu Tiêu Đẩu.
Năm 1922 vào Huế làm Tá Lý bộ Học, ít lâu thăng Tuần Phủ Quảng Ngãi, rồi Tổng Đốc Thanh Hóa, Bình Định. Tháng 08, 1945 bị Việt Minh Cộng Sản xử bắn ở Bình Định (Quy Nhơn), hưởng thọ 64 tuổi.
Căn bản, Nguyễn Bá Trác là một nhà ái quốc nhưng sau những năm bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước thất bại, khi trở về ông đã chọn con đường phục vụ dân tộc theo cách riêng của ông nên bị giới sĩ phu chủ trường bất hợp tác với triều Nguyễn vô quyền chê bai. Cách phục vụ quê hương của ông không mang tính tích cực so với những người chủ trương chống Pháp bằng vũ lực để giành lại nên độc lập cho xứ sở, nhưng không phải vì thế mà những người phản bội tổ quốc lại có thể nhân danh yêu nước sát hại ông.
Tác phẩm:
Bàn Về Học Thuật Nước Tàu (Nam Phong, 1918),
Bàn Về Hán Học (Nho văn, Nam Phong 1920),
Hương Giang Mộng (Nam Phong, 1920),
Hạn Mạn Du Ký (1921),
Cổ Học Viện Thư Tịch Thủ Sách (1921),
Mấy Lời Chung Cáo Với Các Bạn Nhà Nho (Nam Phong 1921),
Ngã An Nam Dân Tộc Nam Tiến Chi Lịch Sử (Nam Phong, 1921),
Nguyễn Bá Học Tiên Sinh Chi LưỢC Sử Cập Kỳ Di Ngôn (1921),
Lĩnh Nam Dật Sử Nghi Án (Nam Phong, 1921),
Du Thanh Hòa Ký (Nam Phong, 1921),
Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu (1925),
Hán Học Văn Học Khảo và một số thơ văn đăng trên Nam Phong Tạp Chí (1917-1932).
HỒ TRƯỜNG
Bài Hồ Trường được sáng tác trong thời gian Nguyễn Bá Trác lưu lạc tìm đường cứu nước thất bại, bị chính quyền Nhật Bản xua đuổi, trải qua bao gian lao, cay đắng, tủi nhục trong lúc bôn ba nơi xứ người. Khi làm Chủ Bút Nam Phong phần chữ Nho ông cho đăng thiên ký sự Hạn Mạn Du Ký trong có bài Hồ Trường, Thiên du ký này sau được dịch ra Việt ngữ và đăng lại trên Nam Phong từ số 38 đến 43 trong năm 1920, rồi in thành sách (Hạn Mạn Du Ký, nxb Đông Kinh ấn quán, Hà Nội, 1921). Hồ Trường với lời thơ bi tráng kiêu bạc là tâm cảnh kẻ sĩ xa xứ, khắc khoải nỗi sầu vong quốc.
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột [01] phù cương thường [02]
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương?
Trời Nam nghìn dậm thẳm
Mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập
Trai trẻ bao lâu mà đâu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi
Trời đất mang mang, ai là tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường [03].
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương
Nước bể đông chảy xiết sinh cuồng lan [04]
Rót về tây phương
Mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương
Ngọn bắc phong vì vụt đá chạy cát dương
Rót về nam phương
Trời nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai say?
Chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Nguyễn Bá Trác
Chú Giải
[01] Xé gan, bẻ cột: xé gan là hành động của Tỷ Can, chú vua Trụ vì can gián nên bị Đắc Kỷ xin vua cho trái tim bảy lỗ của ông để trị bệnh.
Bẻ cột là hành động của Chu Văn dưới triều Hán Thành Đế. Chu Văn tâu vua xin giết Trương Vũ, vua nổi giận sai chém Chu Văn. Khi bị giải đi Chu Văn uất ức bám tay vặn cây cột trong cung điện, nhân lúc ấy được Tân Khánh Kỵ giải cứu. Sau Thành Đế tha tội vì biết Chu Văn xin giết Trương Vũ là vì lòng trung.
Xé gan, bẻ cột chỉ việc dùng lời ngay thẳng can gián vua.
[02] Cương thường: tam cương (vua tôi, cha con, chồng Vợ), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) của đạo Nho..
[03] Hồ trường: bầu rượu, nậm rượu.
[04] Cuồng lan: sóng dữ.
- Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) Trần Bích San Khảo luận
- Các Nhà Văn Nữ Chữ Việt (Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ) Trần Bích San Khảo luận
- Bài "Tựa" trong Việt Nam Văn Học Sử Trần Bích San Khảo luận
- Nguyễn Bá Trác (1881-1945) Trần Bích San Khảo luận
- Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ Trần Bích San Khảo luận
• Nguyễn Bá Trác (1881-1945) (Trần Bích San)
• Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
- Bài thơ Hồ Trường (Mặc Lý)
- Nguyễn Bá Trác có phải là tác giả bài "Hồ Trường"? (Mặc Lâm/RFA)
- Nguyễn Bá Trác và bài thơ Hồ Trường (Vương Trùng Dương)
- Chung quanh cái chết của Nguyễn Bá Trác (Nguyễn Lý Tưởng)
- Khát vọng Canh Tân Đất Nước của Nguyễn Bá Trác trong HẠN MẠN DU KÍ (Võ Thị Thanh Tùng...)
- Nguyễn Bá Trác và bài Hồ Trường (Hoáng Yên Lưu)
- Nghe Lại “Hồ Trường” Trên Đất Mỹ (Phùng Annie Kim)
• Trang Thơ & Văn Nguyễn Bá Trác (Nguyễn Bá-Trác)
• Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm) (Nguyễn Bá-Trác)
• Quanh đường vượt biển ra khơi (Nguyễn Bá-Trác)
- Hồ Trường (Tôn Nữ Lệ Ba ngâm)
- Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu (tusachtiengviet.com)
- Bài trên mạng (thivien.net)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |