1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn (Phạm Cao Hoàng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-06-2014 | VĂN HỌC

      Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn

        PHẠM CAO HOÀNG
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

      Đầu thập niên 90, thỉnh thoảng Nguyễn Đức Sơn đi xe đạp từ Bảo Lộc về Đà Lạt. Khó mà hình dung nổi làm sao anh có thể đạp xe trên một đoạn đường dài như vậy, một đoạn đường mà nếu đi xe đò cũng phải mất khoảng 3 tiếng. Thế mà anh vẫn đi một cách bình thường. Hỏi anh đạp xe có mệt không thì anh cười hì hì, “Không mệt, mà còn khỏe ra”.


      Nhà tôi ở Đức Trọng, trước khi đến Đà Lạt phải qua chỗ tôi ở, nên trên đường đi anh thường ghé lại thăm tôi. Lần nào ghé lại anh cũng mang cho tôi một ít trà do anh trồng . Tôi quí những gói trà đó lắm, vì đó là tấm lòng của anh. Có khi anh ở lại với tôi một bữa, nhưng phần lớn là chỉ trò chuyện năm mười phút hoặc nửa tiếng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình bằng chiếc xe đạp mini cọc cạch của mình. Anh ghé lại chỗ tôi có lẽ là do thuận đường chứ không phải vì mối thân tình, vì anh thuộc lớp đàn anh cả về tuổi đời lẫn tài năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực văn chương.


      Tôi từng nghe nhiều giai thoại về anh nên mỗi lần gặp anh tôi chú ý quan sát và lắng nghe để có một cách nhìn riêng của mình về con người thuộc loại controversial này. Có nhiều ý kiến trái ngược về cá tính và cách sống của Nguyễn Đức Sơn. Riêng tôi, tôi tôn trọng cá tính và sự chọn lựa trong cách sống của anh, quí trọng tài năng của anh. Từ những lần tiếp xúc ấy, tôi có thể biết một chút vế anh: hiền lành, thông minh, đọc nhiều, hiểu rộng, có một trí nhớ rất tốt, mê đạo Phật, ăn chay trường. Hầu như anh có rất ít nhu cầu gì về vật chất. Anh ăn uống rất ít, số giờ ngủ mỗi ngày cũng rất ít, ít đến mức nếu hôm nào anh ở lại chơi là Cúc Hoa nói đùa với tôi, “Chuẩn bị đêm nay thức cùng Nguyễn Đức Sơn”.


      Những đêm thức cùng Nguyễn Đức Sơn ấy, tôi nghe anh đọc một số bài thơ anh viết sau 1975, nghe anh say mê nói về triết lý Phật Giáo, về Ernest Hemingway, về John Steinbeck. Anh chê John Steinbeck là kẻ bất tài. Anh kể chuyện về các con của anh, trong đó có một đứa đã ăn lá cây rừng độc và chết như thế nào. Anh ca ngợi chị Phượng, hiền thê của anh, như một người phụ nữ tuyệt vời, và anh thường nhắc đến người cha của mình với sự ngưỡng mộ đặc biệt. Anh kể chuyện anh trồng thông, chuyện anh chống lại những kẻ lấn chiếm rừng thông của anh. Càng về khuya, anh càng sôi nổi. Hai ba giờ sáng mà vẫn thấy anh tỉnh táo, không có dấu hiệu gì là mệt mỏi hay buồn ngủ. Khuya quá, tôi nhắc anh cần phải đi ngủ để có sức ngày mai đạp xe tiếp, và anh vui vẻ dừng câu chuyện ngay. Sáng ra, chia tay, nhìn bóng anh lầm lũi đạp xe đi, lòng tôi gợn một nỗi buồn mà tôi cũng không hiểu vì sao mình lại buồn. Bóng dáng anh và chiếc xe đạp mini cũ kỹ sau này ám ảnh tôi trong nhiều năm.


      Bẵng đi một thời gian lâu tôi không thấy anh ghé lại, cho đến ngày tôi đi Mỹ định cư cũng không có dịp chào anh. Tôi vẫn nhớ về anh với những đêm gần như thức trắng và những gói trà tình nghĩa của anh, nhưng không biết cách nào liên lạc.


      Gần đây, qua anh Đinh Cường, tôi có được số điện thoại cầm tay của Nguyễn Đức Sơn. Tôi chọn một tối thứ sáu, để bên quê nhà là sáng thứ bảy, gọi về thăm anh.


      Điện thoại bên kia đường dây đổ chuông.

      - Vui lòng cho tôi nói chuyện với anh Nguyễn Đức Sơn.


      Một giọng đàn ông trả lời cộc lốc:

      - Lão đang ngồi trên núi đây.


      Đúng là chàng rồi. Tôi vừa mừng, vừa buồn cười. Vẫn là cái cách nói chuyện rất Nguyễn Đức Sơn ấy.

      - Phạm Cao Hoàng đây anh Sơn ơi.

      - Đ.M. Hôm trước có người quen cho tôi số điện thoại của ông, tôi gọi hoài mà không liên lạc được.

      - Chắc là trục trặc sao đó.


      Tôi trò chuyện với anh gần một tiếng đồng hồ. Đúng ra, tôi nghe anh nói là chính. Vẫn là chuyện trồng thông, chuyện mấy đứa con. Tôi rất muốn nghe anh đọc thơ nên đề nghị:


      - Anh đọc cho nghe một bài thơ của anh đi. Cũ mới gì cũng được.

      - Tôi đọc ông nghe bài này, không nhớ là cũ hay mới.


      Anh bắt đầu đọc một bài lục bát nói về tình cảm của anh đối với người cha đã qua đời. Nghe xong bài thơ, tôi bàng hoàng... Những bài thơ viết về mẹ thì nhiều, nhưng viết về cha lại quá ít. Trong số ít ỏi này, theo tôi, bài thơ Nguyễn Đức Sơn vừa đọc là một tuyệt tác ở đề tài này.


      Tôi đề nghị anh đọc lại để tôi chép. Anh vui vẻ đồng ý, đọc chậm từng câu.


      xưa ông nội đến nơi này

      sóng xanh mơ mộng những ngày thanh niên

      sáng chiều bơi lội như điên

      tập cha vào cõi vô biên một mình

      nước vô mặt mũi lềnh bềnh

      cha gần ngộp thở nên kình lại luôn

      bây giờ biển cũ mênh mông

      dẫu con về thở cũng không kịp rồi

      một ngàn tư tưởng xa xôi

      rừng cao một khoảnh cha ngồi ru con.


      Tôi hỏi anh tựa đề bài thơ là gì và viết năm nào. Anh nói không nhớ viết năm nào và cũng không đặt tựa đề cho bài thơ.


      Tâm trạng của Nguyễn Đức Sơn trong bài thơ cũng là tâm trạng của nhiều người trong chúng ta.


      Hình ảnh người cha trong bài thơ là một người cha nghiêm khắc, thương con, bắt con phải khổ công rèn luyện để sau này có thể vững vàng bước chân vào đời.


      sáng chiều bơi lội như điên

      tập cha vào cõi vô biên một mình


      “Bơi lội như điên”“vào cõi vô biên một mình” là những ẩn dụ, nói đến cái cách người cha chuẩn bị cho con bước chân vào cuộc đời.


      Nhưng con thì không nhận ra tình thương đó.


      nước vô mặt mũi lềnh bềnh

      cha gần ngộp thở nên kình lại luôn


      Trong hai câu này anh tiếp tục dùng ẩn dụ để mô tả sự vất vả của anh trong thời kỳ đi học. “Kình” là một từ địa phương thường dùng ở Trung bộ và Nam Trung bộ, đồng nghĩa với “cự”. Đại khái là cha bắt học nhiều, mệt quá, nên anh cự lại luôn. Thật ra, tôi không nghĩ là Nguyễn Đức Sơn đã từng kình/cự lại người cha của mình về việc này, nhưng đây chỉ là một cách để nói rằng khi còn nhỏ anh đã không hiểu được tình thương của cha. Chữ “kình” anh đưa vào câu thơ này thật ngộ nghĩnh và dễ thương.


      Lớn lên, nên người, hiểu được, ân hận, thì lúc đó muộn rồi, cha đã không còn nữa.


      bây giờ biển cũ mênh mông

      dẫu con về thở cũng không kịp rồi


      Đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. “Biển cũ mênh mông”“thở” là những ẩn dụ tuyệt vời. Chỉ có những thi sĩ tài hoa như Nguyễn Đức Sơn mới viết được những câu thơ xuất thần như vậy.


      Bài chỉ có 10 câu, chặt chẽ và điêu luyện từng câu, từng chữ.


      Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao những lần Nguyễn Đức Sơn nhắc đến người cha của anh thì anh luôn dành cho ông sự ngưỡng mộ đặc biệt.


      Virginia, December 2011

      Phạm Cao Hoàng

      Tạp chí THƯ QUÁN BẢN THẢO số 50, tháng 2.2012
      (Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới thiệu tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên Phạm Cao Hoàng Nhận định

      - Trang Thơ Phạm Cao Hoàng Phạm Cao Hoàng Thơ

      - Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn Phạm Cao Hoàng Nhận định

      - Chu Trầm Nguyên Minh, Tác Giả Bài Thơ Lời Tình Buồn Phạm Cao Hoàng Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Đức Sơn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc (Huỳnh Hữu Ủy)

      Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao (Lê Văn Trung)

      Bi Khúc Chia Biệt Thi Sĩ Nguyễn Đức Sơn (Huy Tưởng)

      Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối (Ban Mai)

      Nguyễn Đức Sơn, Nhà thơ (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn (Phạm Cao Hoàng)

      Thư Quán Bản Thảo số 50, 2.2012 - chủ đề Nguyễn Đức Sơn (tranhoaithu42.com)

      Sơn Núi (Tuệ Sỹ)

      Nguyễn Đức Sơn: Vòng Quay Sinh Tử (Đinh Từ Bích Thúy)

      Thơ và Đá (Việt Báo)

      Bộ Tranh Chân Dung Nguyễn Đức Sơn (dutule.com)

      Tiểu Sử (wikipedia.org)

      Nhà Thơ Kiệt Xuất Nguyễn Đức Sơn (Tâm Nhiên)

      Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (Mặc Lâm)

      Thi sỹ Nguyễn Đức Sơn (Nguyễn Miên Thảo)

      Nhà thơ kiệt xuất Nguyễn Đức Sơn (Tâm Nhiên)

      Thầy Tuệ Sĩ và nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

        (Thu Nguyệt)

      Sự thật về “Người trồng thông quái dị”

        (Nguyễn Đạt)

      Nguyễn Đức Sơn, Riêng Một Cõi

        (Bùi Ngọc Tuấn)

      Sơn Là Núi, Vân Là Mây, Và Phượng Như Bùa Hộ Mệnh (Nguyên Minh)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thơ Nguyễn Đức Sơn (thivien.net)

      Cái chuồng khỉ (talawas.org)

      Xóm Chuồng Ngựa (talawas.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con (Lê Hữu)

      Xúc động đọc "Thưa Mẹ" của Phương Tấn (Thiếu Khanh)

      Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)

      TS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt sách ‘Bức Tử VNCH-Kissinger và 8 Thủ Đoạn Nham Hiểm’ (Lâm Hoài Thạch)

      Hiệu Ứng Của Âm Và Thanh Trong Thơ Qua Lăng Kính Của Nhà Phê Bình Văn Học Bùi Vĩnh Phúc (Trần C. Trí)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)