1. Head_

    Anh Bằng

    (5.5.1926 - 12.11.2015)

    Cao Xuân Huy

    (.9.1947 - 12.11.2010)

    Trần Thái Đỉnh

    (14.11.1922 - 12.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao (Lê Văn Trung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-06-2020 | VĂN HỌC

      Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao

        LÊ VĂN TRUNG
      Share File.php Share File
          

       

      Thư Quán Bản Thảo số 50, 2.2012 - chủ đề Nguyễn Đức Sơn

       

      Nguyễn Đức Sơn trong thập niên 1970 (ảnh Cao Lĩnh)

      (1937 - 11.6.2020)


      Khoảng năm 1968, 1969 gì đó, tôi từ Qui Nhơn lên Blao thăm Hoàng Ngọc Châu và anh Nguyễn Đức Sơn. Trước đó Hoàng Ngọc Châu (HNC) là một chủ tiệm vàng nho nhỏ ở đường Gia Long, thành phố Qui Nhơn. Không rõ vì một lý lo nào đó, HNC bỏ Qui Nhơn, vợ con, hiệu vàng, lên tận Blao làm công cho hiệu vàng Kim Ngọc. Thuở HNC còn ở Qui Nhơn, chúng tôi (có anh THT, anh PVN, PCH và tôi) thỉnh thoảng ghé chỗ HNC lúc anh rảnh việc để đi uống café, nói chuyện văn chương báo chí.


      Biết anh lên Blao, tôi quyết định lên thăm luôn tiện thăm nhà thơ Nguyễn Đức Sơn.


      Tôi đi máy bay từ Qui Nhơn lên Liên Khương, nghỉ một đêm tại một khách sạn nhỏ nằm ở đường Phan Đình Phùng Dalat (nay không biết là đường gì). Hôm sau đón xe đò về Blao. Tôi đến chỗ HNC làm. Anh em gặp nhau mừng rỡ. Anh đưa tôi về nghỉ tạm ở một căn nhà gỗ gần chỗ anh làm.


      Trưa hôm đó anh và tôi đến nơi ở của Nguyễn Đức Sơn. (Lúc đó anh Sơn đã cưới chị Phượng). Đó là một ngôi biệt thự nhỏ nằm trong khuôn viên trường Nông Lâm Súc - Bảo Lộc. Căn hộ này là của gia đình anh chị Trần Xuân Kiêm và Phùng Thăng (người dịch La nausée của Jean-Paul Sartre). Lúc đó anh chị PT và TXK lên ở đường Bùi Thị Xuân, Dalat.


      Tôi gặp Nguyễn Đức Sơn ở đây. Tuy lần đầu gặp nhau, nhưng trước đó tôi và nhà thơ Nguyễn Đức Sơn có đôi lần thư đi tin lại, nên sau khi HNC giới thiệu tên, anh ồ lên vui vẻ và tỏ thái độ thân tình.


      Những ngày sau đó tôi ở lại chỗ anh. Và từ đó tôi có dịp gần gũi anh và thấy nhiều điều thú vị.


      Anh là người có cá tính đặc biệt, không giống bất cứ ai, nhất là trong giới anh em văn nghệ.


      Nói về ai, dầu lạ hay quen, dù lớn hay nhỏ (lớn nhỏ gồm hai nghĩa: tuổi tác và chỗ đứng trong xã hội hay trong văn giới), anh luôn không bằng lòng với họ, thậm chí trong vài trường hợp anh tỏ ra xem thường.


      Những giai thoại về chất ngông nghênh về anh, nhiều người đã nghe, đã thấy, và không ít người ngày nay đã viết đi viết lại trên mạng rất nhiều; trong bài này, thiết nghĩ ta không cần nhắc lại nữa.


      Có người cho anh là kẻ kiêu ngạo, một tên vô chính phủ, một kẻ ngông nghênh, một người nổi loạn... Thực ra tùy theo cái nhìn của từng người - rất chủ quan - có thể không phải là không đúng một phần nhỏ nào, nhưng thực ra như thế là chúng ta chưa hiểu rõ về anh (và sẽ không bao giờ hiểu rõ về anh). Có một bài viết về anh trên mạng mà tôi rất tâm đắc. Đó là bài: NGUYỄN ĐỨC SƠN: VÒNG QUAY SINH TỬ của tác giả Đinh Từ Bích Thúy. Và tôi nghĩ, Nguyễn Đức Sơn cũng không ngờ lại có một người hiểu được mình như vậy, dù đó là một phụ nữ còn rất trẻ. Rất mong là chị sẽ đi rộng, đi sâu vào sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đức Sơn nhiều hơn.


      Anh là một người rất độc lập, anh không để bất cứ thế lực nào chi phối, nhất là trong tư tưởng và trong văn chương của anh... Con đường anh đi không cần phải có sự phân vân chọn lựa nào mà tự nhiên con đường đó nó là như thế, và anh bước đi riêng rẽ, đơn độc một mình. Không những anh không bị chi phối hay ảnh hưởng ai mà ngược lại, anh đã tạo nên một hiện tượng độc đáo trên văn đàn miền Nam trong suốt thời kỳ SAO TRÊN RỪNG đến thời kỳ NGUYỄN ĐỨC SƠN với những tác phẩm thơ văn vô cùng độc đáo, đậm tính triết học, trăn trở về một sự giải phóng và giải thoát con người.


      Anh là người có cái ngoại hình cũng hơi đặc biệt. Nhìn vào anh, ta chợt thấy một cái gì đó không bình thường. Từ khuôn mặt đến dáng dấp gây cho ta một ấn tượng vừa gần gũi vừa xa xôi (xin nhắc lại xa xôi chứ không phải xa lạ).


      Anh đi rất nhanh và có cái nhìn rất sắc. Có lẽ hai yếu tố này tác dụng tốt nhất cho anh trong việc kịp thời phát hiện ra quân cảnh cảnh sát (vì thời chiến tranh anh trốn lính). Việc này đôi khi mang lại tình huống vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Có lần tôi từ nhà xuất bản An Tiêm về, thầy Thanh Tuệ có gửi cho anh ít tiền (theo anh đó là tiền tác quyền) anh rủ tôi đi uống nước ở gần chợ Blao, chưa kịp uống, loay hoay tôi không thấy anh đâu, thì ra có một toán lính đang vào quán. Nhìn thấy bộ đồ nhà binh là anh tránh mặt ngay, ám ảnh về những ngày trong nhà giam Tổng nha Cảnh Sát làm anh luôn luôn giật mình khi thấy lính tráng cảnh sát quân cảnh.


      Anh viết rất khỏe. Mỗi ngày, từ thật sớm, anh và chị Phượng loay hoay với mấy vồng rau khoai đến chín mười giờ anh vào viết. Với một cái máy chữ nhỏ hình như loại Olympia, đôi lúc chị Phượng cũng giúp anh đọc hoặc gõ máy. Lúc tôi ở đó thì anh chị chưa có con. Chị Phượng còn rất trẻ và rất đẹp. Ít nói, nhu mì, khiêm tốn.


      Thời gian này anh làm tờ MẶT ĐẤT, một mình anh bao xuyên hết tất cả công việc, từ nhận bài, đọc bài, chọn đăng đến dàn trang, trả lời bạn đọc, trả lời các tác giả có bài gửi... Bài nào anh nhận đăng thì không nói làm gì. Bài không nhận đăng anh trả lời lên mặt báo với những lời lẽ “rất ư là Nguyễn Đức Sơn”, dễ gây ra sự xúc phạm.


      Mặt Đất là một tờ báo văn học khổ to cỡ như tờ Khởi Hành của Viên Linh nhưng ít trang hơn, bài vở chọn rất kỹ.


      Anh là người rất thông minh và có trí nhớ siêu phàm. Khi đã nói đến vấn đề gì là anh nói tận ngọn nguồn, sự phát triển qua từng giai đoạn đến mãi hiện tại. Không những trong lãnh vực văn học, triết học, nghệ thuật Đông Tây, ngay trong những việc rất nhỏ của đời sống, khi đã đề cập tới là anh nói thao thao bất tuyệt.


      Chưa gần gũi anh, nhiều người chỉ biết anh qua những giai thoại được kể về anh hay chứng kiến được những chất ngông nghênh của anh, hoặc qua cách thể hiện trong văn thơ anh, thấy anh là người khó gần gũi. Thực ra anh là người rất cởi mở và dễ nói chuyện, nếu chấp nhận được chất ngang tàng trong ngôn ngữ và đôi khi dung tục của anh. Anh là một nhà thơ, một thi sĩ đích thực, một nhà tư tưởng, nhưng anh đứng ngoài ảnh hưởng chính trị. Anh chỉ nói điều anh thích hoặc không thích. Đại loại, anh không ưa chủ nghĩa tư bản và ghét Mỹ, cũng chẳng rao truyền gì cho chủ nghĩa Cộng Sản nhưng yêu thích Liên Xô.


      Lúc đó anh cũng tiên đoán trước tình hình chiến sự ở hai miền Nam Bắc. Anh bảo tôi CS miền Bắc sẽ thắng, sẽ chiếm miền Nam. Cũng từ tiên đoán đó mà có lần anh nói với tôi: “Chúng ta chuẩn bị tinh thần để đối thoại với giới văn học miền Bắc (!)”. Bởi thế mà anh chủ trương tờ Mặt Đất. Nhưng rất tiếc là tờ Mặt Đất khó có thể sống lâu trong hoàn cảnh của anh lúc bấy giờ. Khát vọng của anh là có một tác phẩm vĩ đại để đời, cho dù, với tôi, thơ và truyện ngắn của anh đã là những tác phẩm kiệt xuất.


      Khi sống ở Blao vợ chồng anh thiếu thốn trăm bề, ăn uống rất kham khổ. Tôi cảm phục chị Phượng, vợ anh, theo anh sống một đời khổ hạnh. Từ thời kỳ đó anh đã ăn chay trường. Bữa cơm của chúng tôi thường là rau rừng, rau khoai và chén nước muối hòa với bột ngọt.


      Nhiều buổi sáng mấy anh em rủ nhau vô rừng hái nấm (tôi nhớ lúc đó có cả Hạ Đình Thao), bữa nào có nấm là bữa ăn sang nhất của chúng tôi. Có một điều là tôi chưa hề thấy hai anh chị than van về sự thiếu thốn của mình. Anh cho rằng đời sống nó như thế và nó như thế thôi.


      Lúc đó tôi cũng ở vào độ tuổi bị động viên, nhưng không đủ can đảm trốn như anh. Tôi đi trình diện và sau đó được về đi dạy lại.

      Sống với anh mấy tháng, từ đó tôi không còn gặp anh cho mãi tận sau biến cố 1975.



          Vợ và con Nguyễn Đức Sơn

      Năm 1985 tôi ghé thăm Hạ Đình Thao (HĐT) ở Phương Lâm, biết Nguyễn Đức Sơn vẫn còn và đang ở Đại Lào, nơi Phương Bối Am của Thiền Sư Nhất Hạnh. Tôi cũng được biết sau 30.04.1975 anh đưa cả vợ con vào rừng, cách ly xã hội và chế độ đương thời, không giao tiếp, không cho con đi học... Gia đình anh trở thành một bộ tộc nhỏ lạc loài trong rừng sâu. Rất khổ. Rất đói. Bệnh tật luôn. Thập tử nhất sinh. Chị Phượng may mắn thoát khỏi tử thần trong một cơn bịnh hiểm nghèo. Một đứa con trai của anh chết vì ngộ độc rau rừng... Anh thì năm lần bảy lượt chết hụt giữa rừng thông.


      Năm 2004, tôi và HĐT nhờ một người quen của anh dẫn đường, về tới Đại Lào thăm anh. Hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mắt tôi là một người đàn bà gầy đét, đen đúa, đầu đội cái nón lá rách, cầm cuốc đứng giữa trời nắng chang chang. Không thể nào đó là chị Phượng. Tôi tưởng mình gặp một người thiểu số nào. Chị không nhận ra tôi, tôi cũng không tin đó là chị. Sau một hồi chào hỏi truy nguyên, chị chợt hỏi tôi: “Còn đi dạy không?" Tội vô cùng. Chị bảo chúng tôi lên nhà “Ông ở trên đó” rồi chị tiếp tục cuốc cào. “Phải đốt cỏ khô không thì cháy hết thông”.


      Chúng tôi leo lên đồi. Cơ ngơi Phương Bối Am tiêu điều. Nguyễn Đức Sơn đang làm gì đó, thấy chúng tôi lên, anh bảo vào nhà, anh nói huyên thuyên đủ chuyện. Chúng tôi chỉ ậm ừ nhìn anh, quá ngậm ngùi. Anh pha mấy ly café đen. Anh khoe đã trồng non 30 hecta thông và dẫn chúng tôi đi thăm. Thông bạt ngàn, lớn có nhỏ có. Tôi không thể tưởng tượng nổi với thân thể gầy gò ốm yếu của anh và chị Phượng mà tạo được một rừng thông thế này. Đúng là máu và nước mắt của anh chị đã tưới lên. Chỉ có máu và nước mắt của một thi sĩ và một thánh nữ mới đủ để làm cho hàng ngàn cây thông vươn lên xanh ngát.


      Năm 2006, HĐT đưa anh về nhà tôi ở Đồng Nai chơi. Gặp anh, tôi quên mất chuyện anh chỉ dùng chay, vội chạy ra chợ nhờ bà xã mua ít đồ nhắm, khi về thì thấy anh đang lui cui ngoài vườn. Mời anh vào, anh cầm trên tay nắm rau dền hoang bảo luộc lên chấm với xì dầu. Chúng tôi uống mấy chai bia, anh chỉ ăn rau luộc chấm nước tương uống bia.


      Anh đem tặng tôi một trang báo chụp lại, báo nước ngoài, đăng nguyên trang thơ anh. Anh đề tặng và ký tên cùng với hai cái đĩa VCD phóng sự về anh của hai đài truyền hình trong nước, một của VTV và một của HTV. Anh không bằng lòng mấy về hai cái phóng sự này vì họ chẳng đá động gì đến sự nghiệp thơ văn của anh, chỉ lướt qua, chủ yếu tôn vinh một lão nông “trồng cây gây rừng” (!!!)


      Năm anh Từ Thể Mộng bịnh nặng, chúng tôi tổ chức một chuyến về Phan Thiết để thăm, nửa đường thì hay tin anh TTM đang nằm điều trị ở Sài Gòn. Chuyến ra Phan Thiết không thành và chúng tôi từ đó đã mất vĩnh viễn Từ Thế Mộng!


      Chuyến đi này có vợ chồng Uyên Hà, vợ chồng Hạ Đình Thao và vợ chồng tôi, chúng tôi quyết định lên Đại Lào thăm anh Nguyễn Đức Sơn.


      Lúc này anh khoe với tôi anh em xa gần có góp làm cho anh một căn nhà gỗ. Tôi bước vào căn nhà còn mới tinh nhưng nồng mùi nước đái. Anh bảo, mối nhiều lắm, phải đái lên khắp nhà để xua chúng đi, không thể phun thuốc diệt chúng chết được (!)


      Khi nhận cái mail của anh Trần Hoài Thư bảo sẽ có số Thư Quán Bản Thảo về Nguyễn Đức Sơn, tôi định chạy lên Đại Lào gặp nhà thơ Nguyễn Đức Sơn để viết bài cho phong phú hơn, nhưng dự tính không thành.


      Hôm 6.12.2011 tôi gọi cho anh:


      - A-lô!

      - Anh Sơn hả? Khỏe không?

      - Ai đó?

      - Lê Văn Trung đây.

      - Trung nào hè, nghe quen quen.

      - Anh nhớ hồi ở Blao không? Trong nhà của PT đó.

      - À, à. Đang ở đâu?

      - Đồng Nai

      - Ở đâu?

      - Nơi anh và HĐT có ghé một lần.

      - À, à. Khỏe không? Tôi đang bịnh mà có điện thoại gắng dậy nghe đây.

      - Bịnh gì?

      - Bịnh chúng sinh. Chúng sinh còn bịnh là tôi còn bịnh. Chúng sinh hết bịnh tôi mới hết bệnh.

      - Anh cố giữ gìn sức khỏe.

      - À, à. Tôi không chết đâu.

      - Sẽ lên anh chơi.

      - Ờ lên chơi... có nhiều chuyện để nói lắm, gửi lời thăm bà xã. Anh em mới xây cho cái nhà, nhà gạch, không phải nhà gỗ trước kia đâu.


      LÊ VĂN TRUNG

      (Quê nhà cuối năm con cọp)

      Lê Văn Trung

      Tạp chí THƯ QUÁN BẢN THẢO số 50, tháng 2.2012
      (Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Huế Của Phương, Một Phương Tình Viễn Mộng Lê Văn Trung Nhận định

      - Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao Lê Văn Trung Hồi ức

      - Từ Thế Mộng: Thơ và Thơ Lê Văn Trung Tạp bút

      - Trang Thơ Lê Văn Trung Lê Văn Trung Thơ

      - Ngồi "Quán" Với Trần Hoài Thư Lê Văn Trung Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Đức Sơn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nguyễn Đức Sơn: Một Đỉnh Thơ Kỳ Dị Và Cô Độc (Huỳnh Hữu Ủy)

      Những ngày tháng ngắn ngủi với Nguyễn Đức Sơn ở Blao (Lê Văn Trung)

      Bi Khúc Chia Biệt Thi Sĩ Nguyễn Đức Sơn (Huy Tưởng)

      Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối (Ban Mai)

      Nguyễn Đức Sơn, Nhà thơ (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn (Phạm Cao Hoàng)

      Thư Quán Bản Thảo số 50, 2.2012 - chủ đề Nguyễn Đức Sơn (tranhoaithu42.com)

      Sơn Núi (Tuệ Sỹ)

      Nguyễn Đức Sơn: Vòng Quay Sinh Tử (Đinh Từ Bích Thúy)

      Thơ và Đá (Việt Báo)

      Bộ Tranh Chân Dung Nguyễn Đức Sơn (dutule.com)

      Tiểu Sử (wikipedia.org)

      Nhà Thơ Kiệt Xuất Nguyễn Đức Sơn (Tâm Nhiên)

      Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (Mặc Lâm)

      Thi sỹ Nguyễn Đức Sơn (Nguyễn Miên Thảo)

      Nhà thơ kiệt xuất Nguyễn Đức Sơn (Tâm Nhiên)

      Thầy Tuệ Sĩ và nhà thơ Nguyễn Đức Sơn

        (Thu Nguyệt)

      Sự thật về “Người trồng thông quái dị”

        (Nguyễn Đạt)

      Nguyễn Đức Sơn, Riêng Một Cõi

        (Bùi Ngọc Tuấn)

      Sơn Là Núi, Vân Là Mây, Và Phượng Như Bùa Hộ Mệnh (Nguyên Minh)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thơ Nguyễn Đức Sơn (thivien.net)

      Cái chuồng khỉ (talawas.org)

      Xóm Chuồng Ngựa (talawas.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)