1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào? (Nguyễn Mạnh Côn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-02-2012 | VĂN HỌC

      Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào?

        NGUYỄN MẠNH CÔN
      Share File.php Share File
          

       

      Sinh thời các tác giả Vương Hồng Sển, Nguyễn Mạnh Côn, Trần Trọng San, tôi có đặt câu hỏi "Ta nên hiểu những chuyện trong tác phẩm Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh như thế nào?"; cả ba đã trả lời cho câu hỏi ấy, và những câu trả lời đã đăng trên Nguyệt san Thời Tập do tôi chủ trương hồi đó. Ý kiên mỗi người một khác, tới nay đọc lại vẫn còn giá trị. Mặt khác, khi chúng ta đọc những dòng dưới đây, các tác giả ấy đều đã về trời: đọc, như thế, cũng là một cách nói chuyện với người xưa trong cảnh 'dàn dưa lái phát... V.L.

      NGUYỄN MẠNH CÔN


      "Trong thân thể và linh hồn (người ta) có thành phần của cỏ cây, muông thú. Vì thế, không ai lấy làm lạ rằng muông thú có thể biến thành người..."


      Nói láo mà chơi, nghe láo chơi ..." Khi viết câu thơ này, hẳn nhiên tác giả (Bồ Tùng Linh) có ý nghĩ ngược lại: tác giả không hề coi truyện kể trong Liêu Trai như nhlững câu truyện (chuyện) láo lếu. Nhưng tác giả có thể nào coi những truyện hồ ly yêu người, lấy người, báo ân, báo oán.... là những câu truyện (ch) hoàn toàn có thật không? Chắc hẳn cũng không. Như vậy, người đọc nên hiểu về chủ ý của Bồ Tùng Linh như thế nào?


      Tôi đọc Liêu Trai từ cái tuổi chưa biết để ý đến tên tác giả, cũng chưa biết thế nào là văn chương. Truyện của Bồ Tùng Linh, từ thời xa xưa ấy, đối với tôi, là một thứ truyện kỳ lạ, nhưng mà tôi tin là có thật: một cách tự nhiên. Ma quỷ có thật, dù không ai thấy chúng. Hồ ly cũng có thật, dù không ai thấy chúng. Người phương Đông tự cảm thấy mình rất gần gụi với cây cô, với súc vật. Không đợi đến khoa học ngày nay, người phương Đông đã hiểu trong thân thể và linh hồn họ có thành phần của cỏ cây, muông thú. Vì thế, không ai lấy làm lạ rằng muông thú có thể biến thành người.


      (Dịch giả) Đào Trinh Nhất suốt đời nghèo khổ. Không biết bao nhiêu thất vọng não nề đã đến với ông. Không biết bao nhiêu bội bạc phụ phàng đã đến với ông. Tôi có cảm tưởng như Đào Trinh Nhất tìm thấy nhiều an ủi trong sự tưởng tượng ra những mối tình chung thủy, những ân nghĩa sâu xa mà ông "không thể nào gán cho người đời một cách hữu lý" nên phải gán cho những nhân vật không phải là người.


      Có thể đó là một sự trốn lánh sự thật, có thể đó là một cách thức tự giải thoát trong khoảnh khắc những bài viết - cũng có thể đó là sự hiển hiện của một thứ "mặc cảm bị tước đoạt" của tác giả. Nhưng có phải chăng là những công trình sáng tạo cao quý nhất, siêu việt nhất, mà nhân loại đã có được, đều là hậu quả của sự bất mãn đối với thực tại, và của những tưởng -kiến của những người trong cuộc đến những cuộc sống đẹp đẽ và thuần lương hơn?".


      TRẦN TRỌNG SAN


      "Liêu Trai Chí Dị đối với Bồ Tùng Linh cũng giống như Kinh Xuân Thu đối với Đức Khổng Tử vậy."... "Hiểu rõ ta là ở chốn rừng xanh, ải tối này..."


      1. Liêu Trai Chí Dị là một bộ tiểu thuyết tiếp tục con đường của các truyện "chí quái" đời Lục triều và "truyền kỳ" đời Đường, nhưng tiến bộ hơn về cả hai phương diện kết cấu và miêu tả. Các truyện quái dị đời trước thường dùng lối đơn tuyến tự thuật và trực tuyến phát triển: lấy một cá nhân làm chủ rồi trình bày ngay thẳng, hoàn toàn sự tích nhân vật. Còn trong Liêu Trai, nhiều truyện có mạch lạc khá phức tạp, khuất khúc.


      Cách miêu tả nhân vật trong các "truyền kỳ" thường có tính cách khái niệm quá, chứ không được công phu, tinh tế như trong truyện Liêu Trai. Thuở nhỏ, tôi đã say mê đọc Liêu Trai Chí Dị qua các bản dịch của Tản Đà và Đào Trinh Nhất. Sau này lại được đọc thêm nhiều truyện dịch giá trị của ông Nguyễn Hoạt. Với tài phiên dịch "mỗi người một vẻ" của các dịch giả này, Liêu Trai Chí Dị đã đem lại cho chúng ta những giây phút thích thú, phiêu diêu trong khung cảnh kỳ bí, huyền ảo đầy hồ ly yêu quái, khiến có lúc không khỏi có ý nghĩ như tác giả sách Đồng Âm Thanh Thoại: "Nếu có được chồn làm vợ, quỷ làm bạn, thì cũng là điều hay" (Đắcdác hổ vi thê, đắc quỷ vi hữu, diệc sự chi vận giả). Tuy nhiên các bản dịch trên đều là tuyển dịch, không cho ta thấy được toàn thể diện mạo, và tất nhiên vì là bản dịch - không khiến ta nhận ra được hết giá trị của bộ truyện này. Nếu đọc toàn bộ nguyên văn, ta sẽ thấy sự đa diện phong phú của nội dung tác phẩm, và văn tài của tác giả họ Bồ.


      Liêu Trai Chí Dị viết hoàn toàn bằng văn ngôn, có văn từ hàm súc, cẩn nghiêm, tỏ rõ kiến thức uyên bác của tác giả. Điển cố được sử dụng rất nhiều và rất tài tình, khiến cho các bản dịch thường là thoát, không tỏ rõ được cái hay về bút pháp trong nguyên văn. Xin kể một hai thí dụ trong truyện Liên Tỏa (Nguyễn Hoạt đổi đầu đề là Tiếng Thơ Trong Mộ), là một trong những truyện hay nhất trong Liêu Trai mà Vương Ngư Dương nói đến trong bài thơ tứ tuyệt Ái thính thu phần quỷ xướng thi (Thích nghe tiếng quỷ ngâm thơ trong nấm mồ thu).


      Nguyễn Hoạt dịch: "... thấy đầu vú y nguyên hãy còn là xử nữ". Nguyên văn là: "... tắc kê đầu chi nhục, y nhiên xử nữ". Mấy chữ "kê đầu nhục" (thịt đầu gà) mượn trong sách Thiên Bảo Di Sự: Vua Đường Minh Hoàng ngự' tại cung Hoa Thanh, cho Dương Quý Phi tắm trong ôn tuyền (suối ấm). Khi tắm xong, Quý Phi đứng trước gương, để hé lộ đầu vú. Minh Hoàng đùa bỡn nói: "Nhuyến ôn tân bác, kê đầu nhục" (Mềm ấm như miếng thịt đầu gà vừa mới lột da). An Lộc Sơn liền đọc theo: "Nhuận hoạt sơ lai tái thượng tô" (Mịn màng như váng sữa bò nơi biên ải vừa đưa tới). Dương Quý Phi cười: "Tên mọi kia chỉ biết có váng sữa bò mà thôi!".


      Một thí dụ khác: "Hai người vui vẻ với nhau như cá gặp nước. Dẫu không làm việc dâm loạn, nhưng trong khuê các, rõ rệt như tình vợ chồng". Nguyên văn là: "Lưỡng nhân hoan đồng ngư thủy; tuy bất chi loạn, nhi khuê các chi trung, thành hữu thậm ư họa mi". Hai chữ "họa mi" (vẽ lông mày) chỉ tình vợ chồng xuất xứ tử truyện Trương Xưởng trong sách Tiền Hán Thư: Đời Tiền Hán, Trương Xưởng làm chức Kinh Triệu Doãn, thường vẽ lông mày cho vợ. Quan hữu tư đem chuyện ấy tâu vua. Vua hỏi. Trương Xưởng thưa rằng: "Thần nghe nói trong chốn phòng khuê, chuyện vợ chồng riêng tư còn có điều quá hơn là việc vẽ lông mày" (Khuê phòng chi nội, phu phụ chi tư, hữu thậm ư họa mi giả).


      2. Chủ ý Của Bồ Tùng Linh được trình bày khá rõ trong lời Tự chí đặt trên đầu truyện Liêu Trai: "... Lúc nhỏ, ốm o nhiều bệnh tật; lớn lên, số mệnh chẳng vừa lòng. Sân nhà vắng vẻ, thì lạnh nhạt giống sư, bút mực cày bừa, thì sác sơ tựa bát. [...] Nửa đêm le lói đèn mờ sắp lu, nhà sách hắt hiu, án lạnh đọng giá. Góp da may áo, nối càn theo truyện u minh; phạt rượu chép văn, chỉ thành ra sách Cô phẫn. Gởi gắm như vậy, cũng đủ đau thương! Than ôi! Sẻ lạnh e sương, ôm cây không được ấm; sân thu viếng nguyệt, tựa hiên cho nóng minh. Hiểu rõ ta, là ở chốn rừng xanh, ải tối này!" (Thiếu lụy đa bệnh, trưởng mệnh bất do. Môn đình chi thê tịch, tắc lãnh đạm như tăng, bút mặc chi canh vận, tắc tiêu điều tự bát. Tý dạ dinh dinh, đăng hôn dục nhụy, tiêu trai tắc sắt, án lãnh ngưng băng. Tập dịch vi cừu, vọng tục u minh chi lục, phù bạch tái bút, cận thành Cô phẫn chi thư. Ký thác như thử, diệc túc bi hỹ! Ta hồ, kinh sương hàn tước, bão thu vô ôn; điếu nguyệt thu trùng, uy lan tự nhiệt. Tri ngã giả, kỳ tại thanh lâm, hắc tái gian hồ!"


      Liêu Trai Chí Di là một tập truyện ngụ ngôn được tác giả làm ra để ký thác tâm sự, tâm sự của một kẻ hàn nho bất đắc chí, phẫn khích trước những cảnh ngang tai trái mắt ở đời, tìm lạc thú cô độc trong cõi siêu nhiên diễm huyền, lý tưởng. Tứ trước đến nay, đọc truyện Liêu Trai, người khen thi bảo là "cảnh tỉnh thói đời đơn bạc, vun trồng đạo giáo" (Liễu Tuyền Bồ tiên sinh mộ biểu), kẻ chê thì trách là "miêu tả hồ ly, ma quỉ hoang huyễn phù hoa, chẳng ích gì cho hậu học" (Lãnh lư tạp thức). Nhưng dù khen hay chê, dù cho là hữu ích hay vô bổ, người đọc Liêu Trai, trong hơn ba trăm năm nay, vẫn không cảm thấy giảm bớt thú vị, "khoái trá nhân khẩu'.


      Theo ý tôi, thế cũng đủ chứng tỏ giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Còn như muốn hiểu Liêu Trai cho đúng ý tác giả, thì lời Tự chí đã nói rõ ràng: đó là kể truyện u minh để giải niềm cô phẫn. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, duy Xuân Thu hồ!". Ở đây Bồ Tùng Linh nói: "Thanh lâm, hắc tái". Liêu Trai Chí Dị đối với họ Bồ, cũng giống như Kinh Xuân Thu đối với đức Khổng vậy. Khổng Tử phản kháng "quái lực, loạn thần" cho nên đoán định thị phi bằng cách viết cuốn sử biên niên. Bồ Tùng Linh chịu ảnh hưởng Đạo gia, Phật giáo, vì thế giãi bày tâm sự bằng thể truyền kỳ, chí dị.


      VƯƠNG HỒNG SỂN


      "Nên hiểu Liêu Trại dưới khiá cạnh che đậy của tác giả là chống đối ngầm nhà Thanh... Truyện cắt đuôi con chồn là ngu ý cái đuôi sam người Tàu thuở ấy ..."


      1. Cảm nghĩ của tôi là phải hiểu cái phần ẩn ở trong truyện, nhất là với một người hiếu cổ như tôi, tôi thích đọc Liêu Trai không phải vì chuyên ma quỷ ở trong đó mà vì những chuyện do tư tưởng hiểu về người đẹp.


      2. Người đọc Liêu Tral nên hiểu Liên Trai dưới khía cạnh che đậy của tác giả là chống đối ngầm nhà Thanh. Có một truyện thuật về cắt đuôi con chồn là ngụ ý cái đuôi Sam của người Tàu thuở ấy vi Bồ Tùng Linh còn thương nhớ nhà Minh hơn là nhà Thanh là buổi ông đang sống.


      Một truyện nữa, về cái chân thỏ của một nàng nhân vật và nói chuyên một mỹ nhân rờ rẫm cái chân kia mà khiến cho chủ của nó có phần rối loạn tinh thần. Truyện này có ẩn ý nhiều, người đọc phải hiểu lấy.


      Đứng về mặt chơi sách, nếu ngày nay ta có hai bức tranh lụa vẽ một chàng Tú Tài hay một nhà văn bắc thang leo tường để bước sang vườn một nàng tiên tả trong truyện, nếu ta có hai bức tranh nhỏ ấy để làm bìa cho một bộ Liêu Trai do Đào Trinh Nhất dịch - thi đó là một điều thú vị tôi ao ước từ xưa. Đó là mộng đẹp của một người biết chơi sách mà chưa thực hiện được, vì năm đảo chánh 1945, tôi đã bị cướp mất một bộ Liêu Trai như vậy".

      (Trích Thời Tập)


      (Nguồn: Tập san Khởi Hành số 72, Tháng 10. 2002)

      (1) Lẽ tất nhiên trên đà sáng tác, BTL còn viết một số truyện mà trong đó, các nhân vật ma quái không có tâm sự tốt lành cho lắm. Người ta dễ hiểu điều đó xác nhân rằng một tác giả có tài không thể nào đặt một tâm đồng nhất cho tất cả các vai trò quan trọng, trong tất cả mọi truyện kể. Tôi muốn nói những điều tôi nghĩ về BTL, được trình bày trên đây, là những điều tự nhiên đến với tôi khi tôi nhớ lại tập Liêu Trai để trả lời tòa soạn. Và tôi chỉ nhớ, và nghe được có thế thôi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lời Nguyện Trong Không Nguyễn Mạnh Côn Truyện ngắn

      - Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung Nguyễn Mạnh Côn Tạp bút

      - Thương Đất, Nhớ Đất Nguyễn Mạnh Côn Truyện ngắn

      - Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào? Nguyễn Mạnh Côn Phỏng vấn

      - Vĩnh Quyết Nhất Linh Nguyễn Mạnh Côn Hồi ký

      - Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử Nguyễn Mạnh Côn Biên Khảo

      - Lời Nguyện Trong Không Nguyễn Mạnh Côn Truyện

    3. Bài Viết về nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Mạnh Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)

      Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Nguiễn Ng. Í)

      Cặp Kính Của Bác Côn (Phạm Long)

      Truyện về ba người lính nhảy dù lâm nạn của Nguyễn Mạnh Côn (Trần Văn Nam)

      Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)

      "Mạnh Côn", Cá Kình (Thế Uyên)

      Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn (Đỗ Quý Toàn)

      Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy)

      Chiêu niệm Nguyễn Mạnh Côn (Viên Linh)

      - Nguyễn Mạnh Côn, Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử

      (Nguyễn Mạnh Trinh, chinhnghia.com)

      - Kỷ Niệm Về Nguyễn Mạnh Côn (Nguyễn Triệu Nam)

      - Tiểu sử tóm tắt (vietmessenger.com)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Côn

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lời Nguyện Trong Không (Nguyễn Mạnh Côn)

      Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung

      (Nguyễn Mạnh Côn)

      Thương Đất, Nhớ Đất (Nguyễn Mạnh Côn)

      Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào?

      (Nguyễn Mạnh Côn)

      Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)

      - Vĩnh Quyết Nhất Linh (vietmessenger.com)

      - Giới thiệu "Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" (damau.org)

      - Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (vietmessenger.com)

      - Lời Nguyện Trong Không (vietmessenger.com)

      - Hình bìa các sách đã xuất bản (sachxua.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)