|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Những phức hợp trong "Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn":
Phức hợp, tức là có những cái không đồng chất quy tụ trong một truyện giả tưởng. Ta có ấn tượng như vậy, khi đọc tác phẩm Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn của Nguiyễn Mạnh Côn. Cuốn sách gồm nhiều truyện, nhưng truyện trên là chính và dài nhất, gồm hơn 100 trang (xuất bản tại Sài Gòn, 1960)
Tóm tắt truyện: Tháng 6 năm 1954, khi Việc Nam chưa chia đôi ở vỹ tuyến 17, có ba người lính binh chủng Nhảy Dù thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, gồm một nữ trợ tá quân đội, một bác sĩ, một hạ sĩ quan, đang thực hiện một phi vụ gần biên giới Trung Hoa. Phi cơ của họ bị bắn hạ ở vùng chiến khu Việt Minh cách Hà Nội độ 350 cây số. Phi cơ đâm nhào xuống, họ không biết gì nữa: đó là lúc họ lọt vào một vùng không khí năng lực phi thường (có lẽ là đạt tới tốc độ ánh sáng), nhờ vậy họ lọt vào vũ trụ thuộc kích thuớc thứ tư.
Tại đây họ diện kiến với Lưu Thần và Nguyễn Triệu, hai cổ nhân từ ngàn xưa cũng nhờ gặp một cơn bão tập trung sức mạnh khủng khiếp (ta cũng nên hiểu là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng) mà hai vị đã tới vùng kích thước thứ tư ẩy. Vậy đây chính là Thiên Thai với cảnh trí tuyệt vời, nước không chảy, hoa không tàn, thời gian hoàn toàn đình chỉ.
Nơi đây có nhiều bộ máy huyền vi, trong số có một trái cầu nhỏ mà rất kỳ diệu. Nó đưa con người tìm về quá khứ hay tương lai, chỉ cần tâm ý ra lệnh cho những dòng chữ hiện lên trên màn ảnh (có lẽ tác giả muốn nói đến loại phi thuyền vũ trụ điều khiển với các máy điện toán, mà vào năm 1960 những thứ trên còn rất xa vời). Bác sĩ Mai và nữ trợ tá Kiên Trinh ở lại với Thiên Thai, còn hạ sĩ Khang muốn tìm về quá khứ.
Khang ra lệnh cho dòng chữ hiện lên trong trái cấu trở về thế kỷ 18, và đã trở về Thăng Long vừa đúng lúc cứu sống vua Quang Trung. Khang cùng với vị anh hùng Tây Sơn thực hiện tham vọng đòi lại Lưỡng Quảng đã bị Trung Hoa sát nhập từ nhiều thế kỷ trước. Vua Quang Trung rất biết dùng người: mặc dù Khang chỉ là hạ sĩ quân đội nhưng đã là người tiến bộ của thế kỷ 20. Do đó Khang được thống lĩnh lực lượng tiền phương, tổ chức binh đội rất hiện đại thuộc thế kỷ 20, và dĩ nhiên đè bẹp quân nhà Thanh cổ lỗ thuộc thế kỷ 18, rồi thẳng đà định lật đổ chế độ phong kiến Trung Hoa để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nhưng quân Tây Sơn vấp phải sự chống cự của dân Trung Hoa bằng phương pháp tiêu thổ kháng chiến và trường kỳ du kích chiến. Đến đời vua cháu ba đời của Quang Trung đại đế thì cuộc tiến chiếm xứ Trung Hoa hoàn toàn thất bại vì đã bị dân Trung Hoa đông đảo làm Hán hóa tất cả. Đến bây giờ, Khang mới sực tỉnh biết mình đã có tham vọng mù quáng, làm tờ trình "xin nhà vua trả cho nước Việt Nam trở về vị trí cũ".
Tỉnh ra, Khang đã mấy đời sống nơi dương thế, trong khi đó chỉ là thời gian rất ngắn ở chốn Thiên Thai. Đã có lần Kiến Trinh cũng trở về trần, đi tìm người yêu là hạ sĩ Khang nơi chốn trận mạc, và đau khổ đền điên dại vì biết Khang đã là phò mã, phu nhân chính là Ngọc Chân Công Chúa, em gái của Ngọc Hân. Bác sĩ Mai trên Thiên Thai thì động lòng nhớ nhà nhớ quê hương: "Nào Hà Nội với Hàng Rèn, với bờ hồ Hoàn Kiềm; nào chiến khu Việt Bắc với đồng bào Thổ áo chàm...". Tóm lại cả ba đều là những con người thuộc thế gian trần lụy: Khang với tham vọng bành trướng lãnh thổ, Kiên Trinh vì tình duyên, bác sĩ Mai vì lòng nhớ quê hương. Lưu Thần và Nguyễn Triệu biết rằng: "Những người thường, hữu tình và hiếu động, không thế sông mãi được trong Thiên Thai mà họ mơ ước, bởi lẽ họ không biết Thiên Thai chỉ là nơi con người không còn tình dục" (trang 271).
Ta nhận ra có những cái không đồng chất trong truyện. Đầu tiên là có sự pha trộn giữa khoa học thật và khoa học thêu dệt. Đành rằng truyện giả tưởng là bịa đặt, nhưng là bịa đặt cốt truyện, không quá đà bịa đặt luôn cả về máy móc kỹ thuật hoang đường. Làm như vậy người đọc dễ bị hoang mang, nếu không biết qua về khoa học kỹ thuật sẽ khó phân biệt giữa những diều tác giả đã thực sự dựa vào nghiên cứu, và những cái hoàn toàn bịa thêm. Mà hoang mang thì thiếu sự thuyết phục rằng đây là sách "khoa học dự tri và giả thiết khoa học" như tác giả cho ghi ở ngoài bìa.
Những điều làm ta phấn khởi là những đoạn viết về Thuyết Tương Đối của Einstein: "Nếu ánh sáng đi chậm lại thì chúng ta sẽ thấy bụi cây trước rồi mới thấy rặng núi sau... Cái nhầm của cổ nhân coi vạn vật chỉ có bề dài, bề rộng, bề sâu, tức là chỉ có ba kích thước, mà không biết rằng sở dĩ người ta trông thấy ba kích thước ấy là nhờ có ánh sáng. Tùy sức ánh sáng đi nhanh hay chậm, tùy con đường từ ta đến cảnh vật xa hay gần mà ta tức khắc trông thấy vạn vật, hay chỉ trông thấy dần dần... Cảnh vật chung quanh ta tưởng rằng nhất định như thế mà thật ra có thể đổi khác (Thấy không khác vì tốc độ ánh sáng ở cõi ta là một hằng số) ... Einstein đã biết rằng khi một vật di động càng nhanh, càng tới gần tốc độ ánh sáng thì thời gian và không gian hỗ tương ảnh hưởng vào nhau, sẽ uốn cong lại chung quanh cái vật di động kia. Sự uốn cong này chính là kích thước thứ tư ..." (từ trang 183-186).
Điều làm ta hoang mang như về luồng ngoại tuyến bao bọc thân thể khiến ta lọt vào kích thước thứ tư, theo kịp tốc độ ánh sáng; về cái máy "xuyên thời di không ký ảnh" thấy hết mọi điều xảy ra trên Trái Đất giống như trái cầu pha lê của các phù thủy trong truyện cổ tích Tây phương; về viên thuốc kết tinh của ánh sáng thay thế cho thực phẩm trần gian ...
Một pha trộn không đồng chất nữa là sự kết hợp những yếu tố thực sự thuộc về lịch sử và sự tuyên truyền chống Cộng Sản Trung Hoa, vào thời điểm 1960, khi mà đảng Cộng Sản Trung Hoa đang yểm trợ đắc lực cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Trở về thế kỷ 18 giúp vua Quang Trung đòi lại Lưỡng Quảng, đó là một điều có thật mà qua Quang Trung muốn thực hiện, sử sách vẫn ghi chép như thế! Đành rằng giả tương là bịa đặt nhưng cũng nên căn cứ trên sự thật lịch sử.
Một đôi chỗ tác giả gượng ép, như bên Tàu lại là lúc có sự xuất hiện của Mao Trạch Đông. Đó là vì tác giả cố ý lồng vào ý tưởng chống Cộng: "diệt Mãn Thanh, không cho Cộng Sản nảy nở trên đất Tàu... làm cỏ tỉnh Sơn Cương và huyện Thụy Kim. Tìm đến tận gốc để chu di họ Mao" (trang 220).
Những chỗ khác, tác giả viết nhiều đoạn hay về lịch sử. Như một đạo quân vượt biên thì không thể lấy danh nghĩa gì để thu phục quần chúng, do đó quân Tây Sơn bị lao đao vì tiêu thổ kháng chiến. Như bài học đã từng xảy ra cho một đạo quân viễn chinh trên một lục địa bao la với dân số quá đông như nước Trong Hoa. (Có lẽ tác giả liên tưởng đến trường hợp Mông Cổ xâm lăng và cai trị nước Tàu mà rốt cuộc là bị Hán hóa). Nội việc phải dùng Hán văn để giao tiếp cho thuận tiện với quần chúng là cách lần lần thiểu số bị đa số đồng hóa: "lúc ban đầu còn dùng quốc văn, về sau càng ngày càng nhiều Hán văn cho thuận tiện... Ngót một triệu người Việt phân tán đi cai quản hơn mười ngàn thị trấn, và chiếm đóng hơn ba mươi ngàn đồn binh" (trang 265).
Sự pha trộn không đồng chất rõ ràng hơn hết là lối viết biên khảo và lối viết văn chương. Cuốn sách nặng phần trình bày kiến thức về khoa học để dựa vào đó mà lồng truyện giả tưởng. Ta nhận ra có sự bịa đặt về cốt truyện nhưng thiếu chất huyền áo, dù tác giả lồng vào đó huyền truyện Đông Phương nơi chốn Thiên Thai, vì hình như tác giả không chú trọng việc "làm văn chương".
Ngoài kiến thức khoa học, còn kiến thức về lịch sử và kiến thức triết lý! Thiết nghĩ những đoạn về trận mạc giữa quân Tây Sơn và quân nhà Thanh trên đất Trung Hoa bao la đáng là một dịp viết những trang hùng tráng trong bối cảnh địa lý vĩ đại, tương tự như cuộc dàn binh của Nã Phá Luân khi tiến đánh vào đất Nga (mà ta thấy qua màn ảnh đại vĩ tuyến, thực hiện cuốn tiểu thuyết CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH của Leon Tolstoi). Thiết nghĩ những đoạn khi Kiên Trinh điên dại đi tìm Khang ở chốn ba quân, nếu bằng lối văn phong thiên về mỹ cảm như Mai Thảo, thì đã là một dịp viết thành những trang đẹp kiểu "Người Đàn Bà Điên Dưới Chân Sườn Tam Đảo".
Kết hợp kiến thức về khoa học của Thuyết Tương Đối” với huyền truyện “Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai”, đặc điểm làm ta thỏa mãn là cho biết tại sao có chuyện lạc vào chốn thời gian đình chỉ, đó là khi phi cơ rớt và khi gặp bão họ lọt vào một vùng năng lực phi thường, và ta hiểu đó chính là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng. Thiên Thai hay vũ trụ thuộc kích thước thứ tư không ở đâu xa: “Bọn ta ở đây vẫn là ở trên mặt đất, nghĩa là vẫn cùng một không gian, với đời sống dương thế, nhưng nhờ có tốc độ ánh sáng thay đổi nên có thể lẫn lộn vào nhau, chồng chất lên nhau mà không biết. Trong ánh sáng đi nhanh hơn lên 90 ngàn lần, cả một vũ trụ sở tại của chúng ta sẽ trở thành vô hình” (trang 187).
Nói chung, quá nhiều kiến thức làm cho cuốn sách nặng nề vì viết theo kiểu biên khảo. Bằng không thì văn học ta đã có thêm một tập truyện huyền ảo, dễ cảm nhận hơn với lối văn chương thiên về mỹ cảm, sánh vai cùng bài thơ “Tống Biệt” rất đẹp của thi sĩ Tản Đà.
- Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định
- Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định
- Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định
- Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định
- Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ
- Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định
- Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định
- Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định
- Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu
- Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định
• Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)
• Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (Nguiễn Ng. Í)
• Cặp Kính Của Bác Côn (Phạm Long)
• Truyện về ba người lính nhảy dù lâm nạn của Nguyễn Mạnh Côn (Trần Văn Nam)
• Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)
• "Mạnh Côn", Cá Kình (Thế Uyên)
• Hai Bài Học Từ Nguyễn Mạnh Côn (Đỗ Quý Toàn)
• Một Nhà Văn Lặng Lẽ (Tuấn Huy)
• Chiêu niệm Nguyễn Mạnh Côn (Viên Linh)
- Nguyễn Mạnh Côn, Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử
(Nguyễn Mạnh Trinh, chinhnghia.com)
- Kỷ Niệm Về Nguyễn Mạnh Côn (Nguyễn Triệu Nam)
- Tiểu sử tóm tắt (vietmessenger.com)
• Lời Nguyện Trong Không (Nguyễn Mạnh Côn)
• Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung
(Nguyễn Mạnh Côn)
• Thương Đất, Nhớ Đất (Nguyễn Mạnh Côn)
• Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào?
(Nguyễn Mạnh Côn)
• Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)
- Vĩnh Quyết Nhất Linh (vietmessenger.com)
- Giới thiệu "Đêm Nghe Tiếng Đại Bác" (damau.org)
- Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử (vietmessenger.com)
- Lời Nguyện Trong Không (vietmessenger.com)
- Hình bìa các sách đã xuất bản (sachxua.net)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |