|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Vào khoảng hạ tuần tháng 4 năm 2017, anh Tô Thẩm Huy (TTH) trong một lần ghé nhà thăm, đề nghị với tôi là qua thăm vợ chồng Trần Hoài Thư + Ngọc Yến. Tôi đồng ý ngay. Tôi mời thêm anh Cái Trọng Ty (CTT) cùng đi. Anh CTT cũng sốt sắng nhận lời ngay.
Tôi gọi điện cho anh chị Phạm Cao Hoàng, Lãm Thúy. Nếu các bạn có mặt thì vui lắm. Trước là thăm anh THT và chị Yến, sau là anh em văn nghệ có dịp gặp mặt nhau.
Hai người bạn của tôi ngày nào (PCH và Lãm Thúy), dù ở xa, cách nhà anh THT khoảng 4,5 tiếng lái xe, hứa nhất định thế nào cũng phải có mặt. Phạm Cao Hoàng vì muốn ở lại chơi nên mua ngay vé máy bay. Còn Lãm Thúy không thể ở lại được vì có chuyện gia đình đoàn tụ với cháu gái ở Denver về thăm. Lãm Thúy cho biết là có cả chị Lê Thị Ý đi nữa. (Tác giả bài thơ: Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, do Phạm Duy phổ từ bài thơ Thương Ca 1). Thế là tôi an tâm. Mọi người ai cũng nôn nao chờ đợi đến ngày 7 tháng 5 năm 2017.
6 giờ sáng, chủ nhật ngày 7 tháng 5: Tô Thẩm Huy chở tôi với anh Cái Trọng Ty trên xe ra phi trường để kịp chuyến bay 7 giờ 40 phút. Trên đường đi, nhà thơ Lãm Thúy gọi điện cho tôi nói là chị Lê Thị Ý mệt, vì tuổi cao không thể đi được vì đường xa. Ngay cả anh Phạm Cao Hoàng cũng nói với Lãm Thúy là nếu không có chị Lê Thị Ý đi thì LT cũng không nên đi một mình. Tôi cũng nói với LT như thế, sau khi hai anh em nói chuyện với nhau qua điện thoại lúc 6 giờ sáng (Giờ Houston, tức 5 giờ sáng bên Maryland). Tôi đồng ý không thể nào để Lãm Thúy lái xe đi một mình, nếu không có bạn bè đi theo. Phụ nữ lái xe một mình nguy hiểm trên đoạn đường dài 4,5 tiếng đồng hồ. Nhưng LT nói là để: em xem lại. Tôi không đồng ý để "em xem lại" khi LT đi một mình. Thế là tôi an tâm, tưởng LT nghe tôi mà không đi. Ai ngờ...
Tại Phi Trường Houston-Bush lúc 6 giờ 30: Việc làm an ninh thủ tục xong đối với tôi. Nhưng trở ngại cho hai ông bạn của tôi là Tô Thẩm Huy và Cái Trọng Ty. Số là, trước khi đi, Tô Thẩm Huy vì quý mên vợ chồng Thần Hoài Thư + Ngọc Yến nên anh có nói với tôi là sẽ làm một món ăn đặc biệt dành cho chị Yến. Phải nói ở đây là anh Tô Thẩm Huy có "biệt tài" nấu nướng. Và là người cũng có "biệt tài" về ăn uống. Ngoài tài làm thơ và dịch những bài thơ chữ Hán của các nhà thơ cổ Trung Quốc. Trước ngày đó anh đi chợ mua thực phẩm về nấu. Tất cả đều cho vào hộp. Nhưng khi qua máy, an ninh phi trường thấy có nước nên giữ lại để khám đặc biệt. ... Cuối cùng, nhân viên an ninh phi trường không loại bỏ thức ăn của Tô Thẩm Huy mà bắt Tô thẩm Huy phải trở lại nơi xuất phát để xếp hàng nơi quày vé để ký gởi (Kí gởi riêng cho một hộp thức ăn). Xuôi chèo mát mái. Tất cả rồi cũng xong. Thức ăn mà Tô Thẩm Huy nấu rất ngon, chẳng lẽ bỏ lại thì uổng cái công sức đi chợ nấu nướng của một người hằng mến mộ vợ chồng THT. Hú hồn, chuyến bay không trễ.
1 giờ trưa ngày 7 tháng 5.
Cái Trọng Ty, Tô Thẩm Huy,
Phạm Văn Nhàn, Trần Hoài Thư.
Phạm Cao Hoàng đến trước vào lúc 9 giờ 30 sáng. Và vào Nursing home thăm chị Yến cùng với Trần Hoài Thư . Đã báo giờ đến nhà cho nên THT và PCH hay trước. Cho nên hai người bạn tôi ở nursing home về nhà đón chúng tôi. Hai anh không chịu vào nhà mà ngồi đợi trên xe để đón "phái đoàn từ Houston" đến ngay tại driver way. Chúng tôi đến nhà anh chị THT vào khoảng 12 giờ 30. Những tiếng la vui của THT và PCH làm chúng tôi thật ấm lòng. Sau khi giới thiệu với THT và PCH từng người một. Không khí anh em cầm bút lại hiện về với tôi như 60 năm về trước. Mỗi khi chúng tôi gặp một người cầm bút nghe tên mà chưa biết mặt nhau. Vui đáo để. Thì hôm nay, cái không khí đó lại hiện về trong tình anh em cầm bút rất ư là chân thật. Không khách sáo. Một tấm hình PCH chụp làm kỷ niệm ngày chúng tôi đến trước ngôi nhà của THT. Gồm: Cái Trọng Ty. Tô Thẩm Huy. Phạm Văn Nhàn. Trần Hoài Thư. (Ảnh PCH chụp trước nhà THT)
Tháng 5, Nhưng New Jersey lạnh. Không như ở Houston cho nên anh em ai cũng mang theo áo ấm. Và buổi tối chỉ còn 37 độ F.Vừa mệt vừa đói. Nhưng vui quá, quên đói. Tôi và hai ông bạn đi cùng rất cảm động khi biết Phạm Cao Hoàng cùng với vợ là Cúc Hoa và cháu Thiên Kim lo cho chúng tôi một bữa ăn thật chu đáo ở nhà Trần Hoài Thư trong hai ngày. Đồng thời cũng lo cho vợ chồng THT cả thức ăn cho chị Yến nữa. Được biết PCH phài kệ nệ mang theo một thùng đựng đầy thức ăn nấu sẵn. Khoảng trên 20 ký. Phải nói việc làm này của hai vợ chồng PCH + Cúc Hoa chỉ dành cho anh em ruột rà. Nhưng đây là bạn bè mà vợ chồng PCH lo quá chu đáo, làm chúng tôi rất xúc động. Anh Cái Trọng Ty thấy việc làm và cách đối xử của PCH đối với chúng tôi (PVN và THT) như anh em một nhà. Anh cứ nói hoài.
1 giờ 30 phút bữa ăn trưa nhẹ do PCH dọn ra. Bánh mì giò chả. Năm anh em ngồi quay quần bên chiếc bàn tròn... thì bóng một người con gái hiện ra trong êm ấm và nhẹ nhàng. Tôi nhìn, ngạc nhiên... Lãm Thúy! Em đi một mình ư? Lãm Thúy cười: em không đi không được, nên phải đi. Tôi giới thiệu với Tô Thẩm Huy và Cái Trọng Ty; nhà thơ nữ Lãm Thúy. Không khí lại càng vui khi có Lãm Thúy đến. Lãm Thúy nói nhờ các anh ra giúp LT đem thức ăn vào giùm. Lại cái gì nữa đây. Lãm Thúy?
Ngồi nói chuyện một chút. Lãm Thúy nói để em lo thức ăn cho kịp. Lần này em cho các anh thưởng thức món: hủ tiếu Mỹ Tho. Thế là LT tới bếp làm thức ăn đem vô nursing home cho chị Yến. Món hủ tiếu Mỹ Tho do chính tay Lãm Thúy nấu đem từ Maryland đến cho chị Yến và các anh em cùng ăn sau khi vào thăm chị trong nursing home về.
2 giờ ngày 7 tháng 5: Một buổi họp bỏ túi được hình thành. Người thuyết trình là nhà văn Trần Hoài Thư, chủ cơ sở in Thư Ấn Quán và tập chí Thư Quán Bản Thảo. Người tham dự chỉ là những anh em, trong đó có ba anh chưa biết cơ sở in của Thư Ấn Quán là các anh: Tô Thẩm Huy. Cái Trọng Ty. Phạm Trường Lưu. Anh Lưu từ Massachusett đến. Anh ấy order toàn bộ Thư Quán Bản Thảo từ số 1 đến số 74 và những đầu sách do Thư Ấn Quán in và phát hành trong tủ sách Di Sản Văn Chương Miền Nam. Trong phần giới thiệu Thư Quán Bản Thảo, anh THT nói đến ngày mà không tặc ném hai chiếc phi cơ vào tòa nhà tháp đôi ở Nữu Ước (11/9/2001). Khói bay mù mịt trước nhà anh (vì gần) và cũng là ngày TQBT phát hành. TQBT số 1 chỉ có 70 trang nhưng về sau lên đến gần 300 trang.
Sau đó anh THT ký tặng sách cho bạn bè. Gồm những tập Thơ Tình Miền Nam, gồm 800 trang, bìa cứng và khâu chỉ. Tập thơ này đã phát hành vào năm: 2008. Sau khi nghe tin chúng tôi đến thăm, món quà văn nghệ chỉ trong vòng 10 ngày ="note"kể từ khi anh Tô Thẩm Huy thông báo vé máy bay qua cho anh THT biết ngày giờ đến. Chỉ trong 10 ngày thôi, anh in và đóng tất cả 8 quyển Thơ Tình Miền Nam và thêm ba tập: Đốt Tuổi của Phan Như Thức. Văn. Thời Tập. Hai tạp chí cuối cùng trước tháng 4 /1975.
Hình ảnh Trần Hoài Thư ngồi nơi bàn ký tặng sách. Hình ảnh ấy đặp vào mắt của Tô Thẩm Huy và anh gọi THT một cái tên trong kiếm hiệp: KIM MAO SƯ VƯƠNG
Sau khi tặng sách xong anh THT hướng dẫn các anh đi xuống basement, nơi in ấn TQBT và những đầu sách được phát hành từ basement này.
Anh Tô Thẩm Huy gọi Trần Hoài Thư là Kim Mao Sư Vương theo tôi là rất đúng. Vì với cái thân "ốm o gầy mòn" này mà dùng cái máy cắt giấy dầy lên đến 800 trang (máy cắt bằng tay) thì tôi nghĩ nếu không có nghị lực thì chắc anh không thể làm được. Nếu không nói là đu người trên cái cần để kéo lưỡi dao xuống.
4 giờ ngày 7 tháng 5: Tất cả chúng tôi vào thăm chị Yến trong nursing home. Lãm Thúy đem hủ tiếu Mỹ Tho vào. Cả thức ăn của Tô Thẩm Huy nấu. Lạ! Trước đó một ngày, THT nói với tôi qua điện thoại là chị hầu như chìm vào quên lãng. Không nhớ gì cả. Lại đòi ăn chay. Lại còn lẫn nữa. Nhưng hôm nay chị tỉnh táo vô cùng. Anh THT giới thiệu với chị hai người bạn từ Houston qua . Đó là anh Tô Thẩm Huy và anh Cái Trọng Ty cho chị; còn tôi với PCH và Lãm Thúy đã quen rồi. Tôi hỏi chị quê chị cùng quê với Lãm Thúy (Phong Điền. Cần Thơ) chị dạ. Tiếng dạ nghe rõ và nhẹ như hơi gió.
Sau phần giới thiệu của THT, chị nhìn anh Cái Trọng Ty đội cái nón lưỡi trai màu vàng nghệ. Chị cười và nói hài với anh: manger photo (nhìn anh Ty “ăn ảnh” lắm) .Anh em chúng tôi cười và chị cũng cười. Sau đó anh Tô Thẩm Huy nói với chị: tôi hát cho chị nghe một bài, chị chịu không? chị chịu (cười) -rất tiếc không có cây guitar - anh Huy hát bài Buồn Tàn Thu. Anh Huy hát đến câu nào chị cũng hát theo câu đó. Có khi anh ngưng chị vẫn tiếp tục hát. Một trí nhớ phi thường của một người mang bịnh "tai biến". Anh Huy còn đọc thơ Lý Bạch xem chị còn nhớ câu nào không. Chị nói với anh Huy: phải ông Lý Bạch nhảy xuống sông phải không? Anh em đều vỗ tay. Với chị. Giọng nói vẫn trong trẽo. Không mất tiếng. Nhỏ nhẹ của một người đàn bà quý phái. Tô Thẩm Huy nói với tôi như thế.
Nhưng qua ngày thứ hai, chúng tôi vào thăm chị, buổi trưa để từ giả chị ra về. Tôi đứng nán lại, chúc chị giữ sức khỏe. Tôi thấy chị khóc. Giọt nước mắt lăn nhẹ trên đôi má. Buồn vô cùng. Tôi biết chị là người rất năng động. Tình cảm. Làm hết tất cả mọi việc cho chồng, cho con. Nhưng hôm nay chị nằm một chỗ. Thử hỏi làm sao không buồn...
Thế mà lạ. Sau khi tôi về lại Houston, THT gọi điện cho tôi nói là: Bà Yến bảo tôi ra mua một cái nón lưỡi trai đội cho giống anh: Manger Photo.
5 giờ 30 ngày 7 tháng 5: PCH đã dọn sẵn bàn ăn ở nhà sau. Nào khăn trải bàn, chén dĩa, ly. Rất tươm tất. Sáu ghế cho sáu người. Một buổi ăn tối rất vui, với những món ăn của PCH + Cúc Hoa . Nhưng trước đó là món "Hủ tiếu Mỹ Tho" do Lãm Thúy đích thân nấu thật ngon. anh em bưng cả tô lên húp nước. Theo tôi chưa có lần nào tôi ăn hũ tiếu Mỹ Tho ngon như đêm ấy. Không phải tôi mà tất cả đều nói. Ngay cả "chuyên viên ăn uống Tô Thẩm Huy" cũng nói như tôi. Sau phần ăn, anh em ngồi đọc thơ và nghe THT nói chuyện về thời chiến cũng như công việc làm nên tủ sách Di Sản Văn Chương.
PCH dề nghị Lãm Thúy ngâm bài thơ của Lãm Thúy viết về anh Đinh Cường khi mất. Lãm Thúy ngồi đọc cho anh em nghe. Tôi phục cho cái tài của Tô Thẩm Huy, bài thơ dài như thế, thế mà Huy vẫn thuộc vài câu trong bài để về nhà anh viết về Lãm Thúy. Đêm họp mặt rất vui. Tôi không bao giờ uống bia. Thế mà đêm đó, vui quá tôi với Tô Thẩm Huy làm ít nhất 6 chai. Cũng vì vui quá mà THT với PCH cũng ngồi nhả khói thuốc cùng với Tô Thẩm Huy và Cái Trọng Ty.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Nói như Lãm Thúy để lại cho anh em bao nỗi buồn. Với tôi, nhà thơ nữ Lãm Thúy là số một.
Đến 8 giờ tối. Lãm Thúy từ giả anh em ra lái xe về nhà. Thân gái 4, 5 tiếng lái xe. Anh em tiễn LT ra về mà lòng vừa buồn vừa lo. PCH kỹ lưỡng làm cho Lãm Thúy một ly cà phê đen, để Lãm Thúy lái xe đi dường cho tỉnh táo. 1 giờ sáng. LT gọi điện báo tin đã đến nhà. Anh em thở phào nhẹ nhõm.
Anh em ngồi nói chuyện văn chương tời 2 giờ 30 mới đi ngủ.
Ngày 8 tháng 5. 11 giờ trưa: Chúng tôi vào nursing home thăm chị Yến lần cuối để từ giã chị về lại Houston. Trên gương mặt chị buồn buồn, ăn ít hơn ngày hôm trước. Anh THT vẫn nói hài với chị cho chị vui. Nhìn THT rồi nhìn chị nằm trên giường bịnh. Phải nói chúng tôi qua thăm anh chị vui thì có đấy, nhưng buồn thì nhiều lắm. Phải chi chị không bịnh thì chắc chắn ngày họp mặt của các anh chị học trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ ngày nào, họp mặt tại Houston ngày chúng tôi qua thăm chị (7/5-8/5) thế nào cũng có anh chị tham dự.
Trần Hoài Thư mang cơm
cho chị Yến. (Ảnh Tô Thẩm Huy)
Căn bịnh quái ác đã làm cho chị nằm một chỗ trong nursing home mà tôi đi ngang qua những căn phòng, tôi thấy một màu buồn, u tịch trên từng gương mặt của những người Mỹ mắc bịnh. Cũng như hình ảnh anh bạn văn của tôi, ngày qua ngày cũng buồn và lặng lẽ đi trong hành lang của khu nhà "buồn muôn thuở này" để đem đến cho chị từng bữa ăn do chính tay anh nấu, và dành hết tình thương của anh cho chị; Mà anh Tô Thẩm Huy chụp được, một tấm hình ghi lại trong khoảnh khắc khó quên khi qua thăm anh chị ở New Jersey.
12 giờ trưa ngày 8/5: Sau khi thăm và từ giã chị Yến. Anh THT đưa chúng tôi đi dạo một vòng thành phố. Rồi đưa chúng tôi lên ngọn đồi cao thăm di tích của tướng Washington ngày xưa. Nơi đây gọi là Washington Rock. Một ngọn đồi cao. Đứng nơi đây thấy thành phố Nữu Ước.
Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn.
(Ảnh Tô Thẩm Huy)
Anh Tô Thẩm Huy còn gọi tấm hình này là: Đôi Bạn Chân Tình.
Từ ngọn đồi Washington Rock, tôi nhận được điện thoại của PCH báo là đã về đến nhà. Và PCH muốn nói chuyện với anh Cái Trọng Ty. Sau khi anh Ty nói chuyện với PCH xong, chúng tôi mới biết là anh PCH tin tưởng anh CTT mà giao cho anh Ty lo vấn đề cơm nước. Một bữa ăn cuối tại nhà anh Trần Hoài Thư. Tánh cẩn thận của PCH ngày nào cũng không quên, khi tin tưởng ai. Còn tôi thì rất vui khi bạn bè không nhờ tôi việc gì ngay cả khi đi dứng... vì chân... què.
4 giờ 15 ngày 8 tháng 5: Xe tới, đưa ba đứa chúng tôi ra phi trường. THT đứng trước sân nhà ôm từng anh em trong vòng tay ấm áp. Lên xe. Tôi nhìn lại THT và ngôi nhà. Tôi thấy anh THT buồn, hình như anh khóc? Và Cái Trọng Ty cũng thấy. Tôi nhớ câu viết của Lãm Thúy qua nhắn tin: cuộc vui nào rồi cũng chấm dứt, để lại biết bao nỗi buồn. Vâng! Khi tới gặp nhau vui lắm trên từng gương mặt. Nhưng khi chia tay, rõ ràng, có vạn lần buồn.
Houston, ngày 17/5/2017
- Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn
- Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu
- Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự
- Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự
- Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |