1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Một Vài Ý Nghĩ (Phạm Văn Nhàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-9-2022 | VĂN HỌC

      Một Vài Ý Nghĩ

        PHẠM VĂN NHÀN
      Share File.php Share File
          

       


       Anh Phạm Văn Nhàn đón anh Trần Hoài Thư  tại phi trường George Bush Intercontinental Houston Airport

      TQBT số 96 sau khi phát hành. Tôi và anh Trần Hoài Thư có bàn với nhau, sau khi anh THT từ bịnh viện trở về nhà. Qua điện thoại, tôi nghe giọng anh yếu, không được khỏe.


      Tôi nhìn lại tôi, rồi nhìn lại người bạn của tôi. Hai người cũng chẳng khỏe lắm. Tôi hỏi ý anh THT chúng ta tạm ngưng phát hành TQBT sau số 96 này có được không, vì thấy anh không được khỏe lắm. Nếu anh đồng ý thì tôi thông báo qua điện thư cho tất cả anh em bạn bè cầm bút trong và ngoài nước biết. Anh đồng ý.


      Mặc dù đây là "điều chẳng đặng đừng" mà tôi rất buồn. Vì không đạt đến ý nguyện của tôi và anh, cũng như của tất cả bạn bè và độc giả trong và ngoài nước: là làm thế nào TOBT phải đạt đến con số phát hành 100.


      Điện thư tôi gởi đi. Hầu hết bạn bè cầm bút đều buồn. Gởi điện thư qua cho tôi hỏi tại sao phải đình bản. Nếu vì sức khỏe thì chúng ta phát hành chậm lại. Miễn làm sao TQBT đến tay bạn bè, độc giả. Hơn 21 năm, phải nói TQBT như mái nhà chung (chữ của nhà thơ Nguyễn Phan Thịnh) của anh em cầm bút quy tụ về để cùng nhau chơi trò chơi chữ nghĩa và phục hồi lại nền văn học miền Nam sau năm 1975. Dù không đầy đủ, nhưng cũng đã làm nên một chặng đường văn học mà ít có tờ báo nào làm được. Vả lại, một tạp chí "bất vụ lợi", không bán, không nhận quảng cáo, mà phát hành đến tận tay cho những anh chị, bạn bè. Hầu hết với những số báo phát hành đều đến tay bạn bè trong nước đầy đủ, không thiếu một số. Tôi dám nói chắc vì mỗi lần phát hành, phải có một thùng báo gởi về Việt Nam cho các bạn. Ngay cả ở tỉnh lẻ cũng có. Bây giờ anh em bạn bè nhận được điện thư của tôi báo tin dừng TQBT làm sao không buồn cho được.


                          Tạp chí TOBT và sách do Thư Ấn Quán thực hiện


      Cũng vì sức khỏe của anh Trần Hoài Thư. Tôi sợ...


      Nhưng qua hai tháng sau, anh làm tôi kinh ngạc. Với giọng cười của một Trần Hoài Thư như ngày nào khi chúng tôi còn trẻ, đã phục hồi lại thể lực của anh. Sức khỏe anh dần dần ổn định, mặc dù những ngón tay vẫn còn yếu. Anh có lối tập những ngón tay ấy của anh trên bàn phím, như tập therapy. Sau số 96 phát hành, tôi nghĩ, chắc tôi cũng không phải "khệ nệ" mang thùng sách đi gởi cho kịp chuyến bay về Việt Nam.


      Nào ngờ, anh gọi tôi và nói: tôi không thể ngồi yên được "buồn chết mất. Tôi phải làm". Và, qua ý nghĩ của anh đã tạo cho anh có thêm nghị lực, vượt qua bệnh tật. Vẫn giọng nói và tiếng cười ngày nào. Tôi tin anh.



      Bỗng nhiên, anh gọi cho tôi: bạn đã nhận thùng TQBT 97 chưa? Tôi hỏi: cái gì? Anh cười: Giai phẩm TQBT 97: Ký Giả Lô Răng Phan Lạc Phúc. Với những tư liệu chính xác từ nhật báo Tiền Tuyến và Khởi Hành từ năm 1969 đến 1972, trong những bài tạp ghi của ký giả Lô Răng mà anh bạn THT sưu tầm từ trước 1975. Tôi lại khoái mục "Tạp Ghi" này trên tờ báo Tiền Tuyến khi tôi còn trong quân ngũ. Những tạp ghi của ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc viết trên Tiền Tuyến về bối cảnh thật, người thật, nhất là những người lính như chúng tôi. Bây giờ anh sưu tầm đầy đủ và cho phát hành trên TQBT 97. Những tạp ghi này khác hẳn những tạp ghi của ông viết sau khi ở tù ra và định cư ở Úc. Đúng vậy. Hơn một tuần sau khi anh gọi cho tôi, bưu điện đã mang thùng sách đến.


      Rồi tiếp đến, anh cho phát hành TQBT 98 về Giai Phẩm Nhà văn Sơn Nam. Gồm những truyện ngắn của ông đi trên Tiểu Thuyết Thứ Năm. Tôi vui và tiếp tục gởi sách về Việt Nam cho bạn bè. Đồng thời với sức khỏe của anh qua những tạp chí TQBT 97, 98 (dù giai phẩm) để cho anh em bạn bè thấy vui về sức khỏe của anh đã hồi phục và TQBT đã “tái xuất giang hồ” trở lại (không biết có lâu không. Nhưng chắc chắn phải đạt mức đến 100).


      Số 97 phải nói tôi quá bất ngờ. Cho nên giai phẩm TQBT 97 tôi không gởi về Việt Nam cho bạn bè. Nhiều bạn hỏi tôi sao không thấy số 97 mà chỉ có số 98. Từ khi hai (2) số 97 và 98 ra đời, tiếp nối con đường mà chúng tôi đã theo đuổi hơn 21 năm cho một tạp chí, tôi hỏi anh còn tiếp tục được không? Nếu tiếp tục chúng ta đi cho hết con số mà bạn bè mong muốn. TQBT số 100. Anh đồng ý với tôi. Và tôi đề nghị số 99 chúng ta làm số chủ đề cho những người bạn chúng ta đã nắm xuống. Sau số 98, tôi kêu gọi anh em viết cho số 100 phát hành vào tháng 10/2022.


      Tôi nghĩ trong ngôi nhà anh đang sống thật buồn ngày cũng như đêm. Không nghe thấy tiếng chân của người thân. Không nghe thấy tiếng cười vui của người vợ. Của con. Của cháu. Ngày cũng như đêm. Im ắng. Chỉ có tiếng gõ trên bàn phím là trong ngôi nhà có tiếng động. Anh vui từ những tiếng gõ ấy để tạo nên những câu thơ, những đoản khúc văn chương giúp cho anh thêm nguồn sống. Anh nói với tôi đó là cuộc sống đích thực của anh. Không có nó tôi chết mất. Bên cạnh những công việc anh làm, anh nói còn có một thú vui là nhìn những con nai vào trong sân nhà sau nhởn nhơ gặm cỏ. Bên cạnh đó, anh vẫn viết những đoản văn ngắn như ngày nào anh viết "tạp ghi" trên báo Tiền Tuyến. Và, anh còn khoe với tôi là anh mới mua cái máy cắt giấy rất tối tân. Có thể cắt trên 500 trang, tùy theo khổ sách mà mình muốn. Không còn phải "đu càng" để cắt giấy nữa. Bên cạnh đó, anh cho ra đời một tập sách nhỏ: Thơ Tình Tuổi Tám Mươi.



      Sau ba quyển TQBT 97, 98 và 99 phát hành. Số 100 hôm nay lại đến tay bạn bè cầm bút và độc giả. Đây là ý muốn của tôi và anh Trần Hoài Thư. Cũng là ý muốn của bạn bè cầm bút trong và ngoài nước. Không biết sau khi phát hành số 100, sức khỏe của anh và tôi như thế nào. Không biết được. Với cái tuổi này, không ai nghĩ tới việc gì sẽ xảy ra...


      Có một điều nói thật lòng với các bạn. Về mặt tạp chí văn học (báo giấy) khó mà cạnh tranh nổi với những trang báo mạng. Nhất là ở hải ngoại. Trẻ em người Việt chúng ta nói tiếng Việt thì được, nhưng chữ Việt thì chịu. Mặc dù cũng có nhiều nơi mở lớp dạy. Chúng đọc sách của Mỹ, văn chương Mỹ nhiều hơn. Còn những người lớn tuổi thì sao? Mặt kém. Còn trong nước thì khác nhiều. Người đọc vẫn còn đam mê văn học miền Nam. Ngay tại Sài Gòn còn có "con đường sách", bạn bè thường hay ra ngồi đó. Vả lại, còn có "văn hóa đọc".


      Thôi. Làm gì thì làm. Ước nguyện của người chủ trương TQBT đã đạt được tới đích là con số 100. Có thể sau số 100, tình hình sức khỏe của anh Trần Hoài Thư khá tốt. Khi đó TQBT sẽ là 101 thì sao? Mong cho anh nhiều sức khỏe để duy trì một tạp chí đã sống hơn 21 năm qua.


      Phạm Văn Nhàn

      (Nguồn: TQBT số 100, tháng 9-2022)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút

      - Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn

      - Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định

      - Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định

      - Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu

      - Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút

      - Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định

      - Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự

      - Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự

      - Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự

    3. Bài viết về Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thư Quán Bản Thảo

       

      Vài số TQBT đặc biệt

       

      Số 55 Tháng 1-2013 (Đọc và viết về Dương Nghiễm Mậu)

      Số 54 Tháng 10-2012 (Ba Lô Mang Theo Hồn Thơ Văn)

      Số 53 Tháng 8-2012 (Tạp chí VĂN)

      Số 52 Tháng 6-2012 (Khoa Hữu, Nh. Tay Ngàn)

      Số 51 Tháng 4-2012 (Cõi Đá Vàng-Nguyễn Thị Thanh Sâm, Giang Hữu Tuyên)

      Số 50 Tháng 2-2012 (Nguyễn Đức Sơn)

      Số 49 Tháng 12-2011 (Thơ Giáng Sinh, Lâm Vị Thủy)

      Số 48 Tháng 10-2011 (Tạo chí Bách Khoa)

      Số 47 Tháng 10-2011 (Luân Hoán)


      Bài viết về các Tạp Chí

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)