1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty (Phạm Văn Nhàn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-12-2019 | VĂN HỌC

      Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty

        PHẠM VĂN NHÀN
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Cái Trọng Ty

      Bốn Mươi năm đã qua, cuộc chiến trên quê hương tôi đã chấm dứt gần nữa thế kỷ. Nhưng dù gì, chính cuộc chiến này đã ít nhiều để lại trong tâm tư người lính nhiều hệ lụy: rừng âm u còn vọng tiếng quân đi. Nhất là những người lính vừa cầm súng vừa cầm bút như những nhà thơ, nhà văn một thời trước 1975. Trong đó có nhà thơ Cái Trọng Ty. Bốn mươi năm qua vọng tiếng quân đi làm sao một sớm một chiều quên được.


      Cho nên, qua thi tập: Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của nhà thơ Cái Trọng Ty đến với tôi trong một cảm xúc khó tả. Tôi không nói về kết cấu của thơ, thể loại thơ trong thi tập . Mà, tôi muốn nói đến Cái Trọng Ty đã đem đến cho tôi, một người đọc thơ của anh cái tâm trạng như chính của tôi có trong những câu thơ ấy. Tuyệt vời lắm. Nó nhè nhẹ như gió heo may. Nó buồn buồn như ráng chiều hoàng hôn màu vàng úa. Mỗi lần ngồi một mình nhớ lại khoảng thời gian qua. Bởi nhà thơ với tôi cùng một thế hệ. Tôi nhớ mãi câu nói của nhà văn Trần Hoài Thư mà tôi thường hay lập lại: Thế hệ chiến tranh. Cũng như câu nói của nhà văn Lữ Kiều Thân Trọng Minh: lịch sử chọn chúng tôi, chứ chúng tôi không chọn lịch sử. Hai câu nói của hai người bạn văn cụ thể lắm, nhưng lại đúng với chúng tôi. Lớn lên trong chiến tranh. Rồi cũng từ cuộc chiến tranh này, chúng tôi lại dấn thân đi vào cuộc chiến. Quê của Cái Trọng Ty ở miền Trung, một miền đất chịu nhiều oan khiên nhất. Chiến tranh, bom đạn và thổ nhưỡng. Khổ lắm! Kiếm miếng ăn đã khó còn khổ vì đạn bom. Trong bài Tình Em Rau Đắng, đọc mấy câu thơ của anh, tôi thấy mũi lòng:


      quê em tận đồng sâu heo hút

      lúa mùa lép hạt gió Lào khô


      Chỉ có người miền Trung mới thấy hết ngọn gió Lào. Gió làm khô héo lòng người và khô héo cả ngọn cây, ngọn cỏ. Thế nhưng, dù cho ngọn gió Lào có cay nghiệt thì thế hệ chúng tôi trong cuộc chiến tranh này, chúng tôi cũng phải lên đường. Chỉ có con đường duy nhất là cầm súng ra mặt trận. Có lẽ hình ảnh người lính trong chúng tôi cũng bình thường thôi. Ở đâu rồi cũng vậy. Chút tình quê còn nhớ mãi trong tuổi ấu thơ mang theo với chút tình:


      cám ơn em ghé lại bên đời

      cho anh mang theo mối tình vọng tưởng

      giá như em là mùa trăng non cũ

      chiều mưa thu nghèn nghẹn giọt như sương


      Và, người lính thú Cái Trọng Ty dù có đi đâu, trên bước đường đầy bom đạn thì anh vẫn vấn vương sợi khói quê nhà:

      chân bước xuống thuyền lính thú lên ngàn

      nghe vượn hú nhớ vườn quê da diết

      giữa đêm trăng non bãi gò hoang dã

      lửa ma trơi nhòe nhoẹt gió đồng không

      ngày lưới đạn đêm trói mù hỏa pháo

      biết bao giờ em hỡi chút tình quê

      quanh khói bếp vật vờ thơm cá nướng

      con cá rô đồng vảy cháy vàng ươm

      Một ao ước nhỏ thôi, của người lính thú. Để rồi thèm quá đi thôi: quanh khói bếp vật vờ thơm cá nướng/ con cá rô đồng vảy cháy vàng ươm. Đơn giản như thế đó. Một giấc mơ bình thường trong đời quân ngũ của Cái Trọng Ty và cũng là của nhiều người khác nữa. Cho nên, không phải riêng nhà thơ, mà hầu như mẫu số chung cho những người lính chúng tôi. Một ao ước nhỏ nhen:


      tôi đứng dậy dửng dưng rời quán nhỏ

      đi về phía mặt trời

      nơi có con sông chảy qua cửa sổ

      có người lính đi hoài quên cả ước mơ


      Qua thi tập: Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển, nhà thơ Cái Trọng Ty đã trãi lòng mình qua những bài thơ nói về đời lính thú, tù tội và tình yêu. Trong những bài thơ về những tháng ngày lao khổ 10 năm trong trại cải tạo, với thơ anh, tôi không nhìn thấy bóng dáng hận thù trong những bài thơ anh làm. Mà, qua những câu thơ, Cái Trọng Ty như ghi lại:


      biển gầm núi hú quân tan rã

      lịch sử sang sông bão tố tràn

      ráng chiều đỏ quạch trăng tận tuyệt

      biển dâu cung kiếm bóng chiều sương


      Nhưng với bài thơ: tuyên ngôn gởi người dưới mộ đọc lên, tôi nghe như trái tim tôi rướm máu:

      tôi người lính Miền Nam

      phủi tay rời cuộc chiến?

      tuổi trẻ tù đày đứng vững đôi chân

      lòng kiêu hãnh làm người lính thất trận

      đạn khói xưa gửi lại máu xương

      đời xoay tít như sóng thần địa chấn

      Vâng! nếu không đứng vững trên đôi chân, thì thử hỏi những người tù sau 10 năm trở về làm sao trụ được trong cõi nhân sinh này? Để rồi đoạn kết bài thơ. Cái Trọng Ty viết thật nhẹ, như hơi thở của người về. Thật thơ:


      như kẻ làm vườn thất bại

      ươm bón mảnh đất rừng

      những hạt giống tàn

      mọc lên từ đất chết

      ta khù khờ làm kẻ mãi yêu thơ


      Với nhà thơ Cái Trọng Ty, tôi thấy anh rất nặng tình với thơ. Thơ như là hơi thở của anh. Thơ như là cuộc sống của anh. Thơ như một cái gì đó làm cho cuộc sống của chính anh thăng hoa. Không có nó là thiếu tất cả. Nhưng, không vì thơ, mà Cái Trọng Ty dùng để thét gào, hận thù dù trong thời gian dài 10 năm cải tạo. Bởi vì với anh, thơ đã:


      đắm đuối hồn thơ từ tiền kiếp

      em về mang nắng tựa phù sa


      Houston, 11/3/2015

      Phạm Văn Nhàn

      21 Khuôn Mặt Văn Nghệ Miền Nam
      Thư Ấn Quán, 2015

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút

      - Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn

      - Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định

      - Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định

      - Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu

      - Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút

      - Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định

      - Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự

      - Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự

      - Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)