|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Cách đây hơn một tháng (vào khoảng tháng 3/2013), nhà thơ Lê Ký Thương có gởi email qua cho tôi, hỏi: anh có còn nhớ đến tập thơ Tiếng Thơ Miền Trung không? Và, trong email đó anh cũng nói là anh đã tìm lại được tập thơ này và ngay cả tờ giấy quảng cáo cho tập thơ này nữa. Anh sẽ cố gắng phục hồi lại, giữ nguyên bản chỉ đóng lại bìa (loại bìa cứng) in chữ mạ vàng, sẽ gởi qua cho tôi một tập, càng sớm càng tốt. Đồng thời anh cũng hỏi tôi để xin số phone của con gái lớn anh Từ Thế Mộng: Cháu Nguyễn Từ Giao Tiên để gởi biếu. Nhận được email của anh Lê Ký Thương tôi rất vui.
Đầu tháng 5/2013 tôi nhận được tập thơ này và một cuốn tiểu thuyết Tiếng Vạt Kêu Mưa do Ý Thức in năm 2012. Mà trong năm 2012 anh cũng đã gởi bản thảo Tiếng Vạt Kêu Mưa qua cho đọc trước, khi đó, tôi còn ở trên thành phố Amarillo.
Cầm tập thơ Tiếng Thơ Miền Trung trên tay tôi thật bùi ngùi và hết sức cảm động. Tôi không ngờ, người bạn tôi, anh Lê Ký Thương tìm ở đâu ra được nó. Vì, trước ngày anh Từ Thế Mộng mất, tôi có hỏi anh về tập thơ này. Nhưng anh nói lâu quá anh không còn giữ nó. Đồng thời, anh cũng có hỏi vài người bạn nhưng tất cả đều không có giữ tập thơ này. Sau đó, anh có nhờ tôi hỏi nhờ anh Trần Hoài Thư tìm hộ trong những thư viện của Mỹ. Hình như tôi cũng có nhờ anh Trần Hoài Thư vào thư viện Cornell, nhưng có lẽ không có. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi cũng quên khuấy. Bỗng, anh Lê Ký Thương gởi email cho tôi là anh đã tìm được.
Với Tiếng Thơ Miền Trung, 54 năm về trước, tôi cũng có một tập, do chính anh Từ Thế Mộng ký tặng cho “một đứa em mới tập tễnh theo chân đàn anh làm văn nghệ văn gừng”. 54 năm qua, tôi nghĩ, tập thơ này sẽ không và không bao giờ tìm lại được. Thế mà, anh Lê Ký Thương đã tìm thấy nó. Có lẽ không phải một tập mà là nhiều tập chăng? Ngoài tập thơ ra, còn có một tờ quảng cáo in trên giấy màu hồng, khổ lớn (49 ½ cm x 32 ½ cm, vào khoảng 19 ¼ ” x 12 ¾ ”).
Tôi thấy có con dấu đỏ (hơi mờ) của Ty Cảnh sát Đô thị Huế, đóng dấu cho phép: Được Phép Dán ngày…tháng…năm… Do nhà in Hợp Thành – Huế in. Kiểm duyệt số 7.362 HĐKD. Huế ngày 27.7.59. Nhưng tập thơ in sau đó một ngày (28.7.59) cùng một số kiểm duyệt.
Tập thơ in trên giấy dầy, màu vàng nhạt, qua 54 năm giấy đã úa vàng và có nhiều vết loang lổ, dễ mục nát. Gáy tập thơ cũng gần như muốn bong ra, nếu Lê Ký Thương không đóng lại bìa, thì khó mà lật từng trang để đọc.
Tập thơ gồm 5 tác giả. Mỗi tác giả đóng góp 6 bài thơ. Tầm Dương xuất bản năm 1959. Ly Tao chủ trương. Năm tác giả đó là:
1/ Cao Hoành Nhân. Tiêu đề: Hợp Tấu Mùa Xuân gồm 6 bài: Tuổi Mộng Thời Xuân. Em Đến Hồn Ta. Tiếng Ngân Hồ Biếc. Nàng Hôn Hoa Trắng. Nhạc Khúc Mùa Xuân. Mộng Cho Ngày Sau.
2/ Thanh Nhung. Tiêu đề: Khúc Nhạc Hoa Lòng gồm 6 bài: Vào Duyên. Tình Xuân. Vườn Trăng. Thu Mộng. Duyên Xuân. Mơ Hoa.
3/ Thương Nguyệt. Tiêu đề: Hành Lang Xanh gồm 6 bài: Hiện Về. Hoàng Hôn Ca. Tìm Nhau. Mênh Mông. Mê Sảng. Chờ em.
4/ Từ Thế Mộng. Tiêu đề: Mưa Hoàng Hôn gồm 6 bài: Điệp Khúc. Hương Yêu. Hương Giai Nhân. Nhạc-Khúc-Ly-Tao. Hoa Ép Trong Trang Giấy Học Trò. Mái Tóc Thề.
5/ Võ Thùy Lam. Tiêu đề: Tiếng Ân Tình gồm 6 bài: Trắng. Đắm Say. Mây Nước. Hoài Vọng. Một Sớm Mai Hồng. Khát Vọng.
Với 5 nhà thơ trong thi tập Tiếng Thơ Miền Trung tôi có một vinh hạnh là đã gặp, gặp khi ấy còn rất trẻ. Nhà thơ Thanh Nhung khi về Phan Thiết ở nhà tôi dự đám cưới anh Từ Thế Mộng, khi ấy chị chưa đi du học.
Trong số 5 nhà thơ ấy đã bỏ cuộc chơi mà theo tôi biết có hai người. Nhà thơ Từ Thế Mộng và nhà thơ Võ Thùy Lam. (Anh Võ Thùy Lam là anh ruột của nhà thơ Võ Tấn Khanh – Tôn Nữ Hoài My). Nhà thơ Cao Hoành Nhân, ở Mỹ. Khi anh Từ Thế Mộng còn sinh tiền bảo tôi tìm địa chỉ của anh CHN, để gởi tập thơ của anh TTM tặng. Tôi có nhờ qua anh Trần Hoài Thư tìm hộ, nghe đâu ở cùng một bang với anh Trần Hoài Thư. Anh Thư có gọi phôn, nhưng không ai bắt. Tôi vẫn còn giữ tập thơ của anh TTM có cả bút ký của anh ấy gởi tặng anh CHN. Với tôi, lâu lắm, không gặp anh ấy từ năm 1970 khi anh làm ở ngã ba Tam Hiệp, tôi có về thăm anh và xin anh vài bài thơ để đi trên Đặc San Giao Rừng của TTHL/TCTR/ Vạn Kiếp, mà tôi về thụ huấn.
Nhưng mới đây, cô em gái của chị Thanh Nhung có gởi qua cho tôi đọc một bài viết của Chu Trầm Nguyên Minh, mới hay chị đã về Việt Nam, và sống ở Nha Trang trong ngôi nhà ở đường Nguyễn Thái Học mà tôi đã từng đến trong thời chiến. Cả nhà thơ Thương Nguyệt cũng còn sống ở Việt Nam. Anh đã là một họa sĩ có tiếng trong nước: Trịnh Cung.
Tập thơ Tiếng Thơ Miền Trung hiện có trong tay tôi đã trải qua một thời gian khá dài: 54 năm tôi đi tìm, hỏi nhiều người không ai còn lưu giữ, ngay cả anh TTM cũng không còn. Hôm nay lại là ngày giỗ của anh (TTM) không biết anh Lê Ký Thương đã gặp cháu Nguyễn Từ Giao Tiên chưa và trao cho cháu tập thơ này theo ước nguyện của anh khi còn sống. Phải chi tập thơ này, anh Lê Ký Thương tìm được trước khi anh Từ Thế Mộng mất thì vui biết mấy.
Riêng với tôi. Tôi rất trân quý những người bạn của tôi, đã bỏ nhiều công sức đi tìm kiếm những tác phẩm một thời của nền văn học miền Nam cũ, in ấn, gìn giữ, và lưu truyền. Cho dù có tốn kém. Như hai anh Trần Hoài Thư và Lê Ký Thương này. Chịu khó là một lẽ, nhưng còn phải biết đam mê nữa.
54 năm qua, thi tập Tiếng Thơ Miền Trung vẫn còn trong lòng bạn bè yêu thơ.
- Một Vài Ý Nghĩ Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vùng Đồi Phạm Văn Nhàn Truyện ngắn
- Nguyễn Dương Quang, Đêm Ôm Đàn Uống Rượu Một Mình Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Có Một Mùa Trăng Xa Như Biển của Cái Trọng Ty Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Về một tập thơ được tái bản sau 54 năm Phạm Văn Nhàn Giới thiệu
- Một Tập Thơ sau 54 năm tìm lại (Tiếng Thơ Miền Trung) Phạm Văn Nhàn Tạp bút
- Vịn Vào Lục Bát Của Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Nhận định
- Một chuyến đi (Trăm lần vui. Vạn lần buồn) Phạm Văn Nhàn Phóng sự
- Gặp anh Đặng Tiến và đi thăm Trần Hoài Thư Phạm Văn Nhàn Ký sự
- Chuyến Đi Về Quê Qua Những Chẳng Đường Với Bạn Bè Phạm Văn Nhàn Ký sự
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
• Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |