1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thương Tiễn Nguyễn Lương Vỵ (Trần Yên Hòa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-2-2021 | VĂN HỌC

      Thương Tiễn Nguyễn Lương Vỵ

       TRẦN YÊN HÒA
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ
          (1952 - 17-2-2021)

      Nghe tin Nguyễn Lương Vỵ mất ngày 17-2-2021, tôi thật bàng hoàng. Dù biết Vỵ mổ tim đã gần ba năm, một cuộc mổ tim lâu lắc đến hai lần, lần đầu 8 tiếng đồng hồ, chưa thành công, phải mổ lại 6 tiếng đồng hồ.


      Lúc đó đến thăm Nguyễn Lương Vỵ tại một trung tâm săn sóc sức khỏe người bịnh, ở Santa Ana, Vỵ đã tâm sự như vậy. Từ đó Vỵ phải di chuyển và sống tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe, từ Santa An đến Garden Grove. Muốn mời Vỵ đi uống cà phê, phải tới nơi Vỵ ở, chở Vỵ đi tới tiệm cà phê gần đó, khoảng tiếng đồng hồ rồi chở Vỵ về.


      Cuộc gặp Vỵ gần đây nhất là tham dự buổi Ra Mắt Sách tập thơ "Âm Tuyết đỏ thời gian" tại cà phê Hạt Ngò, 2019. Hôm đó thấy Vỵ cười, nói, dù giọng nói rất yếu, bắt tay với các bạn văn đến tham dự, tôi thấy vui vì Vỵ đã khỏe hơn những ngày trước đó.


      Từ đó đến bây giờ tôi chỉ gặp Vỵ qua điện thoại hay qua email. Vỵ thường báo tin in sách mới, hay gởi bài đến trang văn học Nghệ Thuật Bạn Văn Nghệ của tôi.


      Gần đây nhất là Nguyễn Lương Vỵ gởi những bài thơ, và điện thoại Chúc Tết (cùng một email gởi cho nhiều Bạn Văn), tôi đã gởi trả lời và chúc sức khỏe Vỵ như sau:

      Hello Nguyễn Lương Vỵ!


      Tết đến rổi, Vỵ khỏe không? Vẫn còn ở chỗ đường Westminster chớ? Thấy Vỵ Chúc Tết anh em trên emails thì biết Vỵ khỏe, rất mừng.

      Nhân dịp Tết sắp đến, chúc Vỵ sang năm mới sức khỏe khá hơn. Làm thơ hay mãi nhé.

      Thân mến!

      Đó là email cuối cùng tôi gởi Vỵ. Những text trong điện thoại tôi gởi khoảng 2 tuần sau, Vỵ không trả lời, co lẽ lúc này Vỵ đã trở bịnh nặng lắm rồi.


      Nghe tin thêm là Vỵ bị dính Covid 19, và nghe tin Vỵ được đưa vào phòng Cấp Cứu đặc biệt. Tôi rất lo cho Vỵ. Nay thì Vỵ đã ra đi thật rồi.


      Đứa em cùng quê


      Vỵ là đứa em cùng quê với tôi. Nhà ông nội Vỵ và ông nội tôi cùng ở Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam. Hai nhà cách nhau mấy khoảnh vườn. Tôi biết ông nội Vỵ nguyên là chánh tổng của thời phong kiến. Ba Vỵ là nhà giáo. Một gia đình thuần về nho giáo, rất nề nếp, có tiếng tăm trong làng, trong xã.


      Hồi nhỏ, tôi hay thả rong qua xóm An Cư, đi qua nhà ông nội Vỵ có hàng cây vú sữa trái chín trĩu cành. Tôi thường hay dùng ná cao su nhắm bắn những trái chín. Bắn trúng tôi lượm bóc vỏ ăn ngay tại chỗ. Có những lúc ông chánh biết, gọi chó ra sủa rân trời. Nghe chó sủa chạy ra, thì tôi cũng vọt, cao bay xa chạy, lúc đó Vỵ khoảng bốn, năm tuổi, theo sau ông nội... Vỵ là một đứa bé bụ bẫm dễ thương.


      Sau này khi trọ học ở Tam Kỳ, tôi lại ở trọ một nhà gần nhà Vỵ. Ba Vỵ là giáo sư dạy Pháp Văn ở trường Đức Trí, Tam Kỳ, nên đã làm nhà ở đây. Vỵ hay qua nhà trọ tôi chơi, tôi hay cho Vỵ kẹo và bánh mì.


      Sau đó, nghe nói Vỵ vào học ở trường Trần Cao Vân đến đệ tứ, rồi thi vào trường Kỹ Thuật Đà Nẵng (hay Quy Nhơn?) gì đó...


      Những bài thơ Nguyễn Lương Vỵ viết từ Qui Nhơn ngày đó rất hay.


      Khoảng năm 1965, 1966 tôi vào Sài Gòn học đại học thì nghe tin từ quê chuyền vô, ba Vỵ và 2 chú Vỵ, vì dính vào một "cụm tình báo nằm vùng", nên bị giết...Vụ án làm xôn xao dư luận quê tôi.


      Tôi nghĩ vì chuyện này nên thơ Vỵ có những đắng cay, uất hận.

      Sử Lịch


      Chốn ta về là chốn Nhà Quê

      Gắp vài đũa lùa theo nước mắt

      Muối vẫn mặn âm vang mùa gặt

      Gừng vẫn cay thanh sắc Ca Dao


      Chốn ta về lục trúc chiêm bao

      Hai mắt nhắm canh chừng tiếng động

      Cỏ vẫn hát giọt ngần sương mỏng

      Gọi ngàn thâu đau đáu bước chân

      Những vòng tròn trong tiếng chuông ngân

      Những tiếng khóc một trời thơ dại

      Màu sử lịch là màu cây trái

      Vườn ta ươm khổ lụy lâu rồi

      Sau ngày 30-4-75, Nguyễn Lương Vỵ cũng có những bất toại trong đời sống. Qua những lần cà phê, Vỵ luôn luôn có những bất mản với chế độ hiện tại trong nước, với lãnh tụ, với những thất vọng, mà trước đó đã xô ngã anh về "phía bên kia".


      Không biết Vỵ có thành tâm không khi bộc bạch lòng mình không? nhưng tôi nghĩ Nguyễn Lương Vỵ không nói quá, dù khi Vỵ qua Mỹ, anh đã bị nhiều "lời ong tiếng ve" của đồng hương, thân hữu, bạn văn, với những lời lẽ không thiện cảm.


      Nhưng càng xa quê, Nguyễn Lương Vỵ vẫn luôn đáu đáu nhớ về quê một thời thơ ấu, những địa danh: Quán Rường, Chiên Đàn, Tam Kỳ, Đà Nẵng tràn ngập trong thơ anh. Những ngày chưa bị mổ tim, năm nào Vỵ cũng về quê thăm mẹ già trên 90 tuổi và các em, cũng như "bà con chòm xóm".

      NGỒI VỚI BUỔI CHIỀU Ở QUÊ NHÀ

      .....

      Đỏ phong thi, khóc lá chiên đàn

      Vườn xưa lót ổ, tiếng chim tràn

      Hồn ai đó, sương tan ngoài ngõ

      Bông dại ướt chiều, mây tím than

      ....

      Nắng thương thầm, tóc bạc òa bay

      Tháng năm ứng mộng, ngửa lòng tay:

      Gò lau trắng, bóng hình ta đó

      Tiếng hú tê nhòa, đôi mắt cay.

      Quán Rường, 2.2017


      Gởi Tam Kỳ


      Em ơi em chảy bao giờ

      Nước bờ sẫm lục bến bờ về xa

      Ta cầm viên sỏi phô pha

      Ném lên trời rộng vòng hoa tím chiều.

      Chiên Đàn lá rụng hoang liêu

      Hồn thơ dại nhớ cánh diều đứt dây

      ...

      Sông ơi em chảy trong ngần

      Khắc ghi những dấu mộ phần hoang sơ

      Người thân thiết giục sang bờ

      Người xa lạ bỗng không ngờ... mình thôi

      Quán Rường miếu cũ bình vôi.

      Bờ tre trúc dựng bến bờ thu đông...

      9.88

      Ngày Nguyễn Lương Vỵ chuyển từ Colorado về Cali, tôi được điện thoại của Vỵ. Vỵ hỏi thăm tôi về những người bạn học thân từ hồi trung học, những người bạn cùng quê, những người bạn văn... Tôi đã cho Vỵ số điện thoại của những người đó.


      Tôi được Vỵ cho biết anh đã đổ vỡ gia đình, Vỵ đã li dị với vợ, hai con gái anh còn ở với vợ tại Colorado. Vỵ về Cali một mình, nên rất cô đơn, tôi biết vậy. Tôi coi Vỵ như một đứa em cùng quê, rất thương Vỵ và thương nỗi cô đơn của Vỵ, nên mỗi lần có tiệc tùng bạn bè gặp gỡ nhau, tôi đều gọi điện thoại mời Vỵ đến chơi.


      Vỵ luôn vui vẻ đến chơi, dù nhà anh ở đến nhà tôi hơi xa... Khi có chút "bia vô" Vỵ đọc thơ rất hay, nhất là Vỵ có "tủ" một bài hát tiếng Quảng Nam, bài hát Vỵ hát "rất tới", ai cũng cười lăn, cười bò.


      Trong thời gian dài, Vỵ "se" phòng để ở. Vỵ đi rửa chén ở nhà hàng, nhiều lúc tôi muốn hẹn Vỵ đi uống cà phê hay đến nhà tôi chơi, thì Vỵ nói đang rửa chén, nên không đến được.


      Đến những ngày sau này, Vỵ về sống chung với nhà thơ Lê Giang Trần trong một Mobil Home... Những ngày này tôi thấy Vỵ vui hơn, mặt mày tươi tắn hơn, làm thơ nhiều hơn.


      Sau này nữa, Vỵ bắt đầu ăn chay trường... tính Vỵ bớt nóng, anh chan hòa với cuộc sống... Nhưng đến một ngày anh khám bệnh, biết bị bệnh tim và bác sĩ khuyên phải mổ... Từ đó đến nay cũng gần ba năm, qua 2 cuộc giải phẩu khó khăn, Vỵ tĩnh lại... nhưng rất yếu.


      Vỵ được chuyển vào ở trong những trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Santa Ana rồi sau về trung tâm chăm sóc sức khỏe ở đường Westminster & Dawson, đến ngày Vỵ mất.


      Ở khu này, tôi có đến thăm Vỵ một lần, chở Vỵ ra cà phê đối diện ngồi nói chuyện, Vỵ kể ở đây, tiền sở xã hội cung cấp hàng tháng cho anh nộp hết cho trung tâm cũng không đủ, hai con gái của anh phải đóng thêm... dù một phòng có 2 người, nhưng được ăn uống theo toa bác sĩ, nên tôi thấy Vỵ khỏe hơn. Nhưng điều ước của Vỵ là khỏe chút nữa, sẽ ra ngoài thuê phòng ở, cho "tự do".



      Ở đây Vỵ in thêm sách, cuốn 45 "Âm tuyết đỏ thời gian" và gần đây Tuyển tập "50 năm thơ Nguyễn Lương Vỵ", 2 cuốn, mỗi cuốn dày gần cả ngàn trang. Như vậy, đời Vỵ chỉ biết làm thơ, mà thơ rất hay, chứ không biết làm gì hơn ngoài thơ.


      Bây giờ thì Nguyễn Lương Vỵ đã ra đi rồi. Trong cơn đại dịch Covid 19, tôi chỉ biết đứng xa mà nhìn.


      Thương nhau chỉ viết những kỷ niệm cũ như một lời tiễn đưa.


      Thôi thì cầu nguyện cho hương linh Nguyễn Lương Vỵ, đứa em cùng quê, thong dong về an cư cõi Phật.


      *


      Những tác phẩm thơ của Nguyễn Lương Vỵ đã in:


      - Âm Vang Và Sắc Màu (NXB Trẻ, Sài Gòn, 1991)

      - Phương Ý (NXB Thanh Niên, Sài Gòn, 2000)

      - Hòa Âm Âm Âm Âm… (NXB Thư Ấn Quán, New Jersey, 2007)

      - Huyết Âm (NXB Q&P Production, California, 2008) - Tinh Âm (NXB Q&P Production, California, 2010)

      - Bốn Câu Thất Huyền Âm (NXB Q&P, Production, California, 2011)

      - Tám Câu Lục Huyền Âm (NXB Q&P Production, California, 2013)

      - Năm Chữ Năm Câu (NXB Q&P Production, California, 01.2014)

      - Năm Chữ Ngàn Câu (NXB Q&P Production, California, 12.2014)

      - Tuyển Tập Thơ 45 Năm (1969 – 2014) (NXB Sống, Q&P Production, California, 2015)

      - Tiếu Ngạo Giang Hồ (NXB Q&P Production & SỐNG phối hợp ấn hành tháng 11.2016)

      - Âm Tuyết đỏ thời gian, (Van Hoc Express, 2019)

      - Tuyển Tập Thơ Nguyễn Lương Vỵ 50 năm (Van Học Express, 2019)


      Trần Yên Hòa

      Nguồn: Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bữa Nhậu Chiều Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức

      - Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ

      - Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ

      - Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn

      - 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ

    3. Bài viết về nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Lương Vỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thương Tiễn Nguyễn Lương Vỵ (Trần Yên Hòa)

      Đọc Thơ Nguyễn Lương Vỵ (Trần Trung Thuần)

      Nguyễn Lương Vỵ: Vấn nạn của cái Being (Trịnh Y Thư)

      Tiễn Bạn Hiền Nguyễn Lương Vỵ (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Nguyễn Lương Vỵ – Những viên cuội thời gian  (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      NGUYỄN LƯƠNG VỴ "Thơ nhìn rõ mặt thấy muôn năm"  (Lê Ngọc Trác)

      Hèn chi thơ nín hết  (Lê Giang Trần)

      Đọc Thơ Trần Nhân Tông Qua Bản Dịch Việt Của Nguyễn Lương Vỵ  (Huỳnh Kim Quang)

      Lang thang qua những cõi thơ Nguyễn Lương Vỵ  (Cung Tích Biền)

      Nguyễn Lương Vỵ, bi kịch và thi ca  (Du Tử Lê)

      đọc thơ nguyễn lương vỵ – thất huyền âm trong gió  (Trần Tiến Dũng)

      Nguyễn Lương Vỵ - Thi Nhân Bất Tuyệt Hòa Âm (Tâm Nhiên)

      Nguyễn Lương Vỵ- 45 năm thi ca; chữ nén huyền âm tượng số ngân dài (Tô Đăng Khoa)

      Cảm nhận nhân đọc Năm Chữ Ngàn Câu

       (Đỗ Xuân Tê)

      Nguyễn Lương Vỵ, Ngồi Im Nghe Thơ Lắng Trong Kinh  (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Chia sẻ cùng “huyết âm”, thi phẩm vừa xuất bản của nhà thơ nguyễn lương vỵ  (Nguyễn Thị Khánh Minh)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Lương Vỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tiễn biệt Nguyễn Bắc Sơn (Nguyễn Lương Vỵ)

      Đọc tập truyện “Lá Daffodil Thắt Bím” của nhà văn Nguyễn Âu Hồng (Nguyễn Lương Vỵ)

      Ba bài thơ mùa thu của Trần Nhân Tông

      (Nguyễn Lương Vỵ)

      Ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Trãi

      (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nguyễn Tất Nhiên: từ THIÊN TAI đến TÂM DUNG (ngo-quyen.org)

      Đọc thơ Trần Nhân Tông (dutule.com)

       

         Bài viết trên mạng:

       dutule.com, vietbao.com, gio-o.com,

       vanviet.info, sangtao.org,

       thuvienhoasen.org.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)