1. Head_
    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Văn Và Thời Gian (Nguyễn Xuân Hoàng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      13-09-2014 | VĂN HỌC

      Nhà Văn Và Thời Gian

        NGUYỄN XUÂN HOÀNG
      Share File.php Share File
          

       

      Trích tuyển tập "Nguyễn Xuân Hoàng, trong và ngoài văn chương," Da Màu xuất bản 2014


         Nhà văn, nhà giáo, nhà báo
        Nguyễn Xuân Hoàng

      Nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng, sinh năm 1940, tại Nha Trang, Khánh Hòa, vừa qua đời tại San José, California, vào lúc 10:50 phút sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, 2014.

      Ông tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm, Ban Triết, tại Ðại Học Sư Phạm Ðà Lạt, năm 1961 và dạy tại các Trường Trung học Ngô Quyền (Biên Hòa), Petrus Ký (Sài Gòn).

      Thư Ký Tòa Soạn tạp chí Văn tại Sài Gòn (1972-1974).

      Định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1985.

      Tổng Thư Ký nhật báo Người Việt tại Quận Cam, California (1986-1897).

      Từ năm 1998, ông định cư ở San José và đảm nhiệm vai trò Tổng Thư Ký cho ấn bản Việt Mercury, thuộc San Jose Mercury News.

      Trên vách tường trong căn phòng nhỏ của Mai Thảo ở hẻm Song Long, Quận Cam, treo một số ảnh. Những bức ảnh của Mai Thảo thời trẻ. Một bức ảnh do nhiếp ảnh gia Lê Phúc chụp Mai Thảo mấy năm sau này, trước ngày anh mất sức. Một khuôn mặt trầm tư, lạnh. Những nếp nhăn của thời gian ở đuôi mắt. Chiếc khăn quàng cổ dầy. Mái tóc đã thưa nhưng không có sợi bạc. Đôi mắt ngó xuống, cái nhìn như phóng vào khoảng không. Mai Thảo vững chắc. Rất đàn ông. Nhiều bức ảnh đời thường của anh rất đẹp. Tôi hiểu vẻ đẹp ngoại hình của một người đàn ông không nhất thiết phải có khuôn mặt của Alain Delon, càng không cần cái thân xác vạm vỡ nhưng thiếu bộ óc của Mike Tyson. Chính cái sần sùi của một làn da khô nứt, cái dáng cao mà vững, sóng mũi thẳng. cái cằm bạnh, cái lạnh của mắt nhìn, cái say mê khi nói về chữ nghĩa, cái phong thái sống ung dung, cái tấm lòng ở với bạn bè đã làm cho Mai Thảo trở thành một người đàn ông quyến rũ.


      Một bức ảnh khác – đen trắng - Mai Thảo chụp với thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Tôi nhớ hình như cả hai ông ngồi trên thềm nhà. Nhiều lần Mai Thảo cho tôi biết anh rất thích tấm ảnh này. Lẽ ra tôi đã hỏi tại sao. Nhưng tôi đã không hỏi. Năm 1985, Mai Thảo cho in tập Chân Dung Mười Lăm Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam. Mười lăm chân dung “đã được minh họa từ những chất liệu của kỷ niệm và trí nhớ” của Mai Thảo, chứ không phải được viết bằng tác phẩm hay tài liệu văn học. Trong 15 chân dung ấy, Vũ Hoàng Chương là chân dung thứ nhất với tựa bài “Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương.” Bài viết chiếm gần 40 trang trong tập sách chỉ dày 190 trang. Có thể nói đó là một bài viết tràn ngập tình bạn và cuồng nộ trước số phận mong manh của nhà thơ Vũ Hoàng Chương trong những ngày tháng Năm 1975.


      Mai Thảo viết:


      “Một buổi tối, đến thăm Vũ Hoàng Chương, được ông cho coi những thư từ bạn bè ngày trước của ông từ Hà Nội gửi vào. Thư của Lưu Trọng Lư, Hoàng Lập Ngôn, Hoàng Cầm. Nhưng lá thư ngắn nhất là của Nguyễn Tuân. Chỉ vỏn vẹn hai câu: ‘Mấy lời hỏi thăm cố nhân. Thư bất tận ngôn.’ Vũ Hoàng Chương cười: ‘Thằng Tuân ngày xưa với tao thân lắm. Khâm Thiên, bàn đèn, tao đâu nó đó, mà nó sợ. Chỉ dám dùng bốn chữ thư bất tận ngôn.’ ‘Mày có trả lời bọn họ không?’…”


      “Mày có trả lời bọn họ không?” Đó là câu Mai Thảo hỏi Vũ Hoàng Chương. Tại sao mày tao? Tôi ngạc nhiên cách xưng hô của Mai Thảo với Vũ Hoàng Chương. Thi sĩ Vũ lớn tuổi hơn Mai Thảo nhiều. Ông Vũ có thể mày-tao với Mai Thảo, nhưng chẳng lẽ Mai Thảo cũng mày-tao với họ Vũ?


      Tôi đọc lại bài Mai Thảo viết về Vũ Hoàng Chương thêm một lần nữa. Tôi ngừng lại ở đoạn: “Tôi đến thăm Gác Bút thường ngày [như vậy] và thường vào buổi chiều. Thường, vì muốn, vì cầu, với tôi. Hai mươi năm sinh hoạt thơ văn của miền Nam, được ông nhận cho kết giao, rồi thân thiết mày tao và được ông xem như một tấm lòng tri kỷ, dù tuổi tôi thua tuổi ông đúng một Giáp mười hai năm, tôi đã đến thăm mọi chỗ ở của thi sĩ rất nhiều lần.”


      Chẳng hạn đọc lại một thư đề ngày 12 tháng Bảy, 1995, nhà văn Nguyễn Đình Toàn [lúc đó còn ở Sài Gòn] gửi cho Mai Thảo, qua Duy Trác, nhân dịp thi sĩ Du Tử Lê tổ chức Đêm Mai Thảo, có đoạn viết:


      “… Ông Lý [Lý Hoàng Phong] vừa tới chơi. Nghe tao định viết thư cho mày, ổng gửi lời thăm. Vẫn chưa chừa bệnh văn chương. Ổng bảo viết về Mai Thảo thật khó. Tao có bảo với ổng, coi như mỗi thằng viết văn có một mảnh đất, chữ nghĩa của nó là cỏ. Hễ nó lấp đầy được mãnh đất thành một cái bãi xanh cỏ đủ, mặc mẹ những chỗ lồi lõm. Cái hay của Mai Thảo là nó viết một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo. Thế là quá đủ rồi…”


      Tôi chợt hiểu.


      Và tôi hiểu tại sao Phạm Công Thiện – suýt soát tuổi tôi, nghĩa là thua Mai Thảo đến một con Giáp – mà cứ mày-mày-tao-tao với tác giả Sống Chỉ Một Lần, trong khi đó thì tôi lúc nào cũng cứ anh-anh-tôi-tôi với Mai Thảo. Tôi hiểu tại sao nhà văn Nguyễn Tuân – cùng lứa tuổi với bố tôi đã nhất định không cho tôi uống ly rượu ông vừa rót ra cho mọi người. Chỉ vì tôi gọi ông bằng bác.


      Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra. Là cái khả năng thể hiện sáng tạo. Là chính chữ nghĩa từ những trang sách họ mang đến cho đời sống.


      Nguyễn Xuân Hoàng

      Nguồn: diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hoá quê hương tôi Nguyễn Xuân Hoàng Phỏng vấn

      - Mưa ở Berkeley Nguyễn Xuân Hoàng Truyện ngắn

      - Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ Nguyễn Xuân Hoàng Hồi ức

      - Tủ Sách Của Trần Phong Giao Nguyễn Xuân Hoàng Hồi ức

      - Đi tìm nguồn cội Nguyễn Xuân Hoàng Giới thiệu

      - Nhà Văn Và Thời Gian Nguyễn Xuân Hoàng Phiếm luận

      - Virginia mùa hè và ngôi nhà Ngọc Dũng Nguyễn Xuân Hoàng Tạp bút

    3. Bài Viết về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Xuân Hoàng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Xuân Hoàng (Học Xá)

      Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay (Trần Doãn Nho)

      Bụi và Rác của Nguyễn Xuân Hoàng (Trần Hồng Châu)

      Những con chí mén, vài nhân vật nữ và Sisyphe của Nguyễn Xuân Hoàng (Nguyễn Tà Cúc)

      Nguyễn Xuân Hoàng Cho Tôi... (Xuân Vũ)

      Hoàng (Song Thao)

      Nguyễn Xuân Hoàng Trên Con Dốc Tử Sinh (Ngô Thế Vinh)

      Nguyễn Xuân Hoàng (Vĩnh Phúc)

      - Trang Tưởng Niệm Cựu Giáo Sư, Nhà Văn, Nhà Báo Nguyễn Xuân Hoàng (cothommagazine.com)

      - Đôi dòng về Nguyễn Xuân Hoàng (damau.org)

      - Nguyễn Xuân Hoàng, Trong và Ngoài Văn Chương (kesach.org)

      - Nguyễn Xuân Hoàng, Từ Thơ Đến Văn (Viên Linh, damau.org)

      - Bụi Và Rác Của Nguyễn Xuân Hoàng (Nguyên Sa)

      - Nguyễn-Xuân Hoàng: Tình yêu chữ nghĩa hấp dẫn và bất trị (Huỳnh Phan Anh)

      - Bạn Và Rác (Đặng Phùng Quân, damau)

      - Chung quanh... Bụi, Rác, Và Nỗi Đau! (Phan Nhật Nam, diendantheky)

      - Nguyễn Xuân Hoàng (tranthinguyetmai.wp)

      - Văn Chương và Quê Hương (Việt Hải)

       

      Tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tôi muốn nắm bắt nét đẹp của nền văn hoá quê hương tôi (Nguyễn Xuân Hoàng)

      Mưa ở Berkeley (Nguyễn Xuân Hoàng)

      Nhà văn Cung Giũ Nguyên và những người học sinh cũ (Nguyễn Xuân Hoàng)

      Tủ Sách Của Trần Phong Giao (Nguyễn Xuân Hoàng)

      Đi tìm nguồn cội (Nguyễn Xuân Hoàng)

      - Nguyễn Xuân Hoàng blog (VOA)

      - Nguyễn Xuân Hoàng (sites.google)

      - Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (sangtao.org)

      - Bụi và Rác (t-van.net)

      - Sổ Tay NXH 1

         Bài viết trên mạng:

      - ngo-quyen.org     - tuongtri.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” (Phan Tấn Hải)

      Tản mạn về “Hạ đỏ có chàng tới hỏi” (NP Phan)

      Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ (Ngô Nhân Dụng)

      Trần Lê Nguyễn - Một thời có bão (Trần Áng Sơn)

      Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)