1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sứ mệnh của cô Aki Tanaka (Nguyễn Tường Thiết) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      18-1-2024 | VĂN HỌC

      Sứ mệnh của cô Aki Tanaka

        NGUYỄN TƯỜNG THIẾT
      Share File.php Share File
          

       

      Aki Tanaka

      Tất cả những người lớn tuổi đều đuợc khuyến cáo nên tự cách ly bằng cách không nên ra khỏi nhà ngoại trừ trường hợp thật cần thiết. Giam mình ở nhà mãi không có việc gì làm, cũng như tất cả các bạn bè của tôi lúc này, tôi có rất nhiều thì giờ mò mẫm trên máy vi tính. Và thật tình cờ tôi tìm lại được bức thư sau đây, bức thư mang tên “Sứ Mệnh” do cô Aki Tanaka gửi tôi năm năm về trước.

      From: Aki Tanaka

      To: Thiet Tuong Nguyen

      Sent: Saturday, May 9, 2015, 05:19:15 PM PDT


      Subject: “Sứ Mệnh”


      “Bác Thiết thân mến,


      “Cháu cám ơn bác Thiết đã gửi cho cháu “Nho Phong” và tài liệu “Nhân Văn Giai Phẩm”. Ở Nhật, cô Mori Erisa (Người Nhật gốc Việt, đang dậy tiếng Việt ở trường cháu) là người chuyên nghiên cứu về “Nhân văn Giai phẩm” ạ.”


      “Mấy ngày nay, cháu suy nghĩ về “Sứ Mệnh” mà bác Thiết nói với cháu tại quán nhậu hải sản k/s Shinagawa. Từ khi cháu đi Mỹ 2013 tham dự hội thảo Tự Lực Văn Đoàn cháu luôn luôn cảm thấy có “sứ mệnh” trong việc bảo tồn Văn học VN đã xoá đi trong nước bởi chế độ VN hiện hành. Và cháu biết rõ là các bác – các cô liên quan đến văn học VN ấy bây giờ đã lớn tuổi và các con – các cháu đang ở Mỹ hoặc ở các nước khác, không còn đọc tiếng Việt nữa và không quan tâm đến văn học. Còn cháu, cháu cũng nhận ra rằng mình là người nước ngoài (không dính líu đến chính trị VN), như vậy mới có thể dễ tiếp cận với các tài liệu – các thông tin... Trong bụng cháu, cháu đã nghĩ như vậy, mà hôm đó, bác Thiết giải thích thế hệ thứ 1 – 2 – 3 và nói ra “Sứ mệnh” thì cháu lại khẳng định hơn và suy nghĩ nhiều hơn. Cháu biết vấn đề này là vấn đề cấp thiết, khi cháu nhận thông tin ông Nguyễn Xuân Hoàng mất, cháu càng cảm thấy như vậy. Mà cháu làm được cái gì bây giờ? Cháu đang dịch luận văn tốt nghiệp của cháu sang tiếng Việt. Cháu định đi Hà Nội để tìm kiếm tài liệu... mà cháu lo sợ, mỗi mình cháu làm được cái gì...”


      “Xin lỗi bác, cháu tâm sự tản mạn như vậy... Những suy nghĩ này luôn nằm trong đầu cháu khi cháu đứng trước mặt với “sứ mệnh” của cháu.


      Cháu Aki Tanaka.

      Bức thư làm tôi suy nghĩ. Năm năm trước tôi đã nói gì với cô Aki Tanaka để khiến cô ta phải trăn trở thậm chí lo sợ khi đối diện với cái “sứ mệnh” mà cô tự đặt cho mình: bảo tồn văn học Việt Nam đã xoá đi trong nước bởi chế độ VN hiện hành”.


      Cô Aki Tanaka là ai? Tôi quen cô trong trường hợp nào? Tại sao một người Nhật Bản trẻ tuổi như cô lại thiết tha với tiếng Việt và hơn nữa lại yêu mến văn hoá Việt Nam như thế? Từ sự quen biết cô Aki mở ra một sự hiểu biết mới cho tôi: Trường đại học ngoại ngữ Tokyo – phân khoa Việt ngữ, mà cô Aki là sản phẩm. Tại ngôi trường đó, vị thầy dậy cô Aki về văn hoá Việt Nam là giáo sư Kawaguchi Kenichi. Vị thầy dậy giáo sư Kawaguchi về văn hoá Việt Nam là giáo sư Takeuchi Yonosuke, người đã từng giảng dậy tiếng Nhật cho sinh viên Việt Nam tại trường Đại Học Văn khoa Sài Gòn năm 1960 và cũng là người sáng lập phân khoa Việt ngữ đầu tiên của trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo vào năm 1964.


       

      GS Kawaguchi Kenichi nói chuyện về TLVĐ (7-7-2013).

      Câu chuyện dài dòng trải qua ba thế hệ. Hôm nay tôi muốn thuật lại câu chuyện này một phần vì muốn chia sẻ sự hiểu biết của mình về ba lớp người Nhật Bản đã từng yêu quý gia sản văn hoá của nhóm TLVĐ và văn hoá của nước Việt Nam nói chung, phần khác tôi viết bài này cũng là để tiêu thì giờ vì con vi-rút quái ác kia nó đang cầm chân tôi trong nhà suốt một tháng nay. Hồi nhỏ đọc quyển “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dale Carnegie bản dịch Nguyễn Hiến Lê tôi nhớ trong đó có câu: “Nếu Trời chỉ cho bạn một quả chanh thì bạn hãy ráng tự pha cho mình một ly nước chanh ngon”. Bây giờ trong hoàn cảnh này tôi cũng ráng pha một ly nước chanh, còn có “ngon” hay không là tùy khẩu vị của độc giả.


      Để giới thiệu Aki Tanaka, tôi xin trích lại một đoạn viết của ký giả Mặc Lâm, biên tập viên đài RFA, trong bài “Aki Tanaka - Một người bạn của Tự Lực Văn Đoàn”:

      “Chẳng những tại miền Bắc Tự Lực Văn Đoàn bị cấm xuất hiện nhưng sau năm 1975 ngay cả khi hai miền Nam Bắc đã hoàn toàn thống nhất thì số phận của nó cũng không may mắn gì hơn, vẫn bị vùi dập, che dấu và cấm đoán ngay trong từng tủ sách gia đình. Những tên tuổi như Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo... hoàn toàn biến mất trong mái trường xã hội chủ nghĩa, mãi tới hơn hai mươi năm sau một vài tác phẩm của họ mới được in lại từ những chiếc máy in của nhà nước với nội dung bị cắt xén cho vừa với tầm nhìn của cách mạng vô sản, vốn bất đồng với các tác gỉa này...


      Vậy mà từ nước Nhật xa xăm, lại xuất hiện những con người yêu văn hoá Việt Nam trong đó Tự Lực Văn Đoàn được nhắc tới như một dấu son của nền văn học Việt.


      Một trong những người ấy là cô sinh viên Aki Tanaka.”.

      Tôi quen biết cô Aki cách đây bẩy năm, do một sự tình cờ. Khoảng đầu năm 2013 trên mạng lưới toàn cầu có loan tin “một người Nhật Bản tên là Aki Tanaka muốn liên lạc với ông Nguyễn Tường Bách để phỏng vấn ông về Tự Lực Văn Đoàn, ai biết được địa chỉ ông Bách xin mách dùm”. Lời nhắn này đến tay một người bạn của tôi ở Seattle là nhà văn Lê Hữu. Anh bạn báo cho tôi biết có một “ông” người Nhật Bản tên Tanaka muốn liên lạc với chú Bách tôi, anh hỏi tôi có thể giúp “ông ta” được không, nếu được anh ấy sẽ môi giới hai người trực tiếp liên lạc với nhau. Mấy ngày sau tôi nhận được email với lời mở đầu như sau: “Thưa bác Nguyễn Tường Thiết. Cháu tên là Aki Tanaka, người Nhật Bản, phái nữ, 36 tuổi...”. Lời tự giới thiệu ngắn gọn và chính xác ấy cho tôi biết cô gái Nhật không những biết rõ phong tục nước ta, mà còn là người tế nhị, cô ta tự giới thiệu ngay như thế cốt để tránh cho tôi một sự khó xử trong cách xưng hô khá phức tạp của người Việt mình. Tôi trả lời cô Aki là chú Nguyễn Tường Bách tôi hiện ở California, nhưng chú đã 97 tuổi và rất yếu, khó có thể trả lời một cuộc phỏng vấn. Tôi cũng đề nghị với cô là với tư cách một người con của nhà văn Nhất Linh, người sáng lập TLVĐ, tôi có thể giúp cô phần nào trong việc tìm hiểu và nghiên cứu của cô về TLVĐ.


       

      Aki và tác giả tại quán hải sản Shinagawa, Nhật Bản.

      Và từ đó chúng tôi trao đổi thường xuyên email với nhau. Tôi được biết cô Aki sinh năm 1977 tại Kyoto, Nhật Bản, đã từng sống ở Việt Nam 13 năm, là sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, phân khoa Việt ngữ. Gọi tắt là TUFS (Tokyo University of Foreign Studies), trường Đại học này tọa lạc tại Fuchu, phía Tây Tokyo, thành lập năm 1899 là một đại học ngoại ngữ lâu đời nhất tại Nhật Bản. Đây cũng là một trong những trung tâm lớn trên thế giới về đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ. Khoảng 50 ngôn ngữ trên thế giới được giảng dậy, trong đó phân nửa là ngôn ngữ Châu Á. Riêng Việt ngữ được giảng dậy từ năm 1964 tính đến nay đã gần 60 năm.


      Trên 60 năm về trước trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn được xây cất trên một khoảng đất rộng ở góc đường Nguyễn Trung Trực, Gia Long. Tại trụ sở này ĐHVK khai giảng niên khoá đầu tiên 1957-58. Đầu năm 1960 một người Nhật Bản tên là Takeuchi Yonosuke được mời tới dậy tiếng Nhật cho sinh viên trường này. Sinh năm 1922 tại tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, giáo sư Takeuchi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Osaka năm 1941, khoa tiếng Pháp. Trong thời gian hơn 10 năm dậy học ở trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn vị giáo sư này tỏ ra mê say văn hoá Việt Nam một cách đặc biệt. Ông để tâm nghiên cứu về Truyện Kiều và Tự Lực Văn Đoàn. Trong gần ba năm từ năm 1960 đến năm 1963 tôi không biết là giáo sư Takeuchi, trong lúc tìm hiểu về Tự Lực Văn Đoàn, có đến tiếp xúc với thân phụ tôi, nhà văn Nhất Linh hay không. Tôi hình dung là nếu có cuộc gặp gỡ thì chắc hẳn hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, vì giáo sư Takeuchi tốt nghiệp khoa Pháp ngữ tại trường ngoại ngữ Osaka. Một năm sau khi thân phụ tôi qua đời giáo sư Takeuchi Yonosuke sáng lập phân khoa Việt ngữ đầu tiên cho trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo năm 1964 và giảng dậy văn học Việt Nam từ năm 1965 cho đến năm 1984. Ông qua đời năm 1999. Công trình nghiên cứu chính của giáo sư Takeuchi là Tự Lực Văn Đoàn và Bối cảnh nhóm văn học này (1966), Nguyễn Du và Kim Vân Kiều Tân Truyện (1966). Về tác phẩm dịch sang tiếng Nhật của ông quan trọng nhất có Nguyễn Du Kim Vân Kiều (chữ nôm), xuất bản năm 1975, ngoài ra ông còn là dịch giả Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên, Đoạn Tuyệt (1983), Hồn Bướm Mơ Tiên (1984)... Cô Aki giới thiệu tôi với vị thầy của cô là giáo sư Kawaguchi Kenichi. Chúng tôi sau đó liên lạc với nhau qua email. Vào tháng bẩy năm 2013, nhân dịp kỷ tưởng niệm 50 năm ngày mất của người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, báo Diễn Đàn Thế Kỷ và nhật báo Người Việt ở California phối hợp tổ chức hai buổi “Triển lãm và hội thảo về Báo Phong Hoá & Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn”. Ban Tổ chức Hội thảo viết thư mời giáo sư Kawaguchi và cô Aki sang Mỹ tham dự hai buổi triển lãm và hội thảo ấy và hai người nhận lời.


       

      Từ trái: Aki Tanaka, Nguyễn Thái Vân, Nguyễn Tường Thiết, Kawaguchi Kenichi.
      Ảnh chụp tại đền Nikko, Nhật Bản.

       

      Ông bà Kawaguchi và vợ chồng tác giả

      Giáo sư Kawaguchi Kenichi sinh năm 1949 tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Tokyo năm 1976, tốt nghiệp Cao học cùng trường năm 1981. Sau khi vị thầy của ông là giáo sư sáng lập phân khoa Việt ngữ Takeuchi Yonosuke nghỉ hưu năm 1984, ông thay thế giảng dậy văn hoá Việt Nam ở trường cho đến năm 2013. Hiện tại ông là Giáo sư Danh dự của trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo.


      Công trình nghiên cứu chính của ông Kawaguchi là Quá trình hình thành văn học cận đại Việt Nam (1986), Văn học hiện đại Việt Nam (I) - Tiểu thuyết (1987), Văn học hiện đại Việt Nam (II) – Thơ (1988), Thạch Lam – Tác phẩm và Quan niệm văn học (1996), Nhân vật trong Tiểu thuyết của Nhất Linh (1999). Những tác phẩm dịch sang tiếng Nhật của ông bao gồm Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng (dịch chung với GS Takeuchi Yonosuke, 1984), Nắng Trong Vườn tập truyên ngắn của Thạch Lam (2000), Những truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng...


      Trong cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn tổ chức tại Quận Cam, California, ngày 7 tháng 7 năm 2013, bằng tiếng Việt, giáo sư Kawaguchi đã thuyết trình về đề tài Tự Lực Văn Đoàn và văn học cận đại Việt Nam; trong đó ông khẳng định “TLVĐ là nhóm văn học đặc sắc đa dạng đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong quá trình hình thành văn học hiện đại Việt Nam”. Cũng trong buổi hội thảo này, vào ngày hôm trước, cô Aki phát biểu vài ý kiến về Tự Lực Văn Đoàn. Bằng tiếng Việt trôi chẩy và duyên dáng cô gái Nhật Bản này đã chinh phục và làm ngạc nhiên không ít khán thính gỉa đông đảo của hội trường nhật báo Người Việt. Cô nói trong bài phát biểu:

      “Tên tôi là Aki Tanaka, tên Aki nghĩa là mùa thu. Tôi đã sống ở Việt Nam khoảng 13 năm. Chủ yếu tôi ở Sài Gòn và cũng ở Hải Phòng, Hà Nội một hai năm. Khoảng 10 năm trước tôi có gặp được một ông người Việt tên là Huy Tưởng ở Sài Gòn. Ông Huy Tưởng mở quán Cao lầu ở gần nhà trọ tôi. Chiều nào ông Huy Tưởng rảnh rỗi hay rủ tôi đi nhậu ở quán Huế, cũng ở gần đó. Ông cho tôi mượn vài cuốn sách của Tự Lực Văn Đoàn, chẳng hạn như Hồn Bướm Mơ Tiên, Đôi Bạn... Ông nói cách dùng tiếng Việt của TLVĐ là chính xác, vì vậy phù hợp cho những người học tiếng Việt. Tôi đọc thì cảm thấy dễ đọc, sau này mới biết lý do là một trong mười tôn chỉ của TLVĐ có viết: “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”.

      Hai năm sau ngày gặp cô Aki và giáo sư Kawaguchi tại cuộc hội thảo ở California tôi có dịp tìm hiểu và nói chuyện lâu hơn với cô Aki khi cô từ nước Nhật bay qua Seattle thăm vợ chồng tôi, và sau đó vào mùa Xuân năm 2015 vợ chồng tôi làm chuyến du ngoạn đầu tiên thăm xứ Hoa Đào và được cả hai thầy trò người Nhật nói rành tiếng Việt hướng dẫn đi thăm những thắng cảnh của thành phố Tokyo.Tại Seattle trong quán cà phê Starbucks bên hồ Green Lake hai bác cháu đã thủ thỉ với nhau suốt một buổi sáng. Tôi rủ cô đến quán cà phê này vì sau ngày về hưu tôi thường đến đây gõ bài trên laptop, chẳng hạn như bài Đỉnh Gió Hú của tôi được viết ở đây. Sáng hôm ấy chúng tôi bàn đủ mọi thứ chuyện, từ chuyện văn học Việt nam, chuyện Tự Lực Văn Đoàn đến chuyện đời tư của cô và lý do nào đã khiến cô chọn học một thứ sinh ngữ mà khi tốt nghiệp chắn chắn không dễ dàng giúp cô kiếm sống. Về chuyện văn học trong số các nhà văn của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cô chọn Khái Hưng là tác giả nghiên cứu. Không giống như các vị thầy của cô khi nghiên cứu về Khái Hưng thường chú trọng tới tác phẩm đầu tiên của ông là Hồn Bướm Mơ Tiên, cô để tâm nghiên cứu tác phẩm sau cùng của Khái Hưng là cuốn Băn Khoăn mà cô chọn là đề tài cho một luận án tiến sĩ của cô. Băn khoăn với tác phẩm này cô tự hỏi vì sao tác phẩm sau cùng của Khái Hưng đầu tiên đặt tên là Thanh Đức, sau này lại đổi thành Băn Khoăn? Có phải ông Nhất Linh sau này đã đổi nhan đề cuốn sách không, dựa vào tựa một truyện ngắn của ông Làm gì mà băn khoăn thế trong tập truyện Người Quay Tơ? Cô Aki không cho tôi biết lý do nào đã khiến cô mê say học tiếng Việt và nghiên cứu văn hoá Việt Nam, ngay cả khi tôi hỏi cô có phải trong thời gian ở Việt Nam cô đã có một mối tình nào với một chàng trai nước Việt để khiến cô yêu văn hoá Việt đến như thế, cô chỉ cười không trả lời.


       

      Giới thiệu Trường Đại Học Ngoại ngữ Tokyo.

      Hôm ấy tôi hỏi cô Aki là trong thời gian mười ba năm sống ở Sài Gòn và Hà Nội với cương vị một người Nhật Bản cô có nhận xét nào về người Việt Nam nói chung. Cô Aki nói: “Những người cháu được tiếp xúc ở Việt Nam rất tốt bụng. Có một điều lạ là trước khi sang Mỹ dự cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn cháu đinh ninh chỉ có một loại người Việt cháu biết, nhưng khi sang Mỹ, tiếp xúc với các cô các bác, cháu thấy rõ là có một loại người Việt khác, khác từ cách ăn nói, khác từ cách cư xử, mà cháu không hiểu vì sao?”. Tôi trả lời cô Aki: “Cháu còn trẻ nên khi về Việt Nam cháu chỉ tiếp xúc với những người trẻ như cháu, những người mà đa số sinh ra đời sau biến cố tháng Tư năm 1975. Còn những người lớn tuổi như bác hoặc những người lớn tuổi ở VN mà cháu chưa có cơ hội gặp đã sống nửa đời người dưới một chế độ khác, chế độ ấy tôn vinh những giá trị văn hoá trong đó có Tự Lực Văn Đoàn mà nay đã bị xoá đi ở trong nước bởi chế độ hiện hành. Bác cho là ảnh hưởng của hai nền văn hoá giáo dục giữa hai thể chế chính trị tạo nên hai lớp người Việt khác nhau mà cháu đã nhận xét thấy”.


      Bẩy năm trước vào tháng 7 năm 2013 tôi được hân hạnh đón tiếp giáo sư Kawaguchi Kennichi tại phi trường Los Angeles khi ông bay từ Nhật sang Mỹ tham dự cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn. Hai năm sau vào mùa Xuân năm 2015 vợ chồng tôi lại được giáo sư Kawaguchi đón tiếp tại phi trường Haneda ở Tokyo khi chúng tôi đi thăm nước Nhật lần đầu tiên. Trong thời gian chúng tôi ở Nhật giáo sư huớng dẫn chúng tôi đi thăm nhiều thắng cảnh ở Tokyo chẳng hạn như Tháp Tokyo SkyTree, Hoàng cung Tokyo, Công viên Shinjuku Gyoen, Khu Asakusa với ngôi chùa Phật giáo Senso-ji nổi tiếng... Cô Aki cũng dẫn chúng tôi thăm ngôi đền Meiji Jingu là nơi thờ phụng Minh Trị Thiên Hoàng. Ngoài ra giáo sư Kawaguchi còn để cả một ngày lái xe chở cô Aki và vợ chồng tôi đi thăm một thắng cảnh rất nổi tiếng ở cách xa Tokyo 120 cây số, đó là một hệ thống các đền chùa Nikko, thuộc tỉnh Tochigi. Buổi chiều hôm đó trên đường trở về Tokyo giáo sư Kawaguchi chở chúng tôi đến nhà ông tại thành phố Ibaraki, do đó chúng tôi có dịp gặp toàn thể gia đình ông.


      Trong ngày cuối cuộc du ngoạn Nhật Bản, trước khi chia tay, giáo sư Kawaguchi nói ông hy vọng được gặp lại vợ chồng tôi năm năm sau tại Tokyo. Tôi hỏi ông tại sao lại năm năm thì ông trả lời: Bởi vì Thế Vận Hội sẽ được tổ chức tại thành phố này vào tháng Bẩy năm 2020. Lúc ấy cả ông Kawaguchi lẫn tôi đều không thể ngờ rằng năm năm sau đại dịch Coronavirus xẩy ra làm tê liệt thế giới khiến Thế Vận Hội không tiến hành như dự trù. Trong hoàn cảnh này chắc chắn chúng tôi sẽ không đi du lịch vào mùa Hè năm nay và chúng tôi chỉ biết cầu chúc giáo sư Kawaguchi và toàn gia được an khang trong mùa đại dịch.


      Trở lại chuyện bức thư “Sứ mệnh” của cô Aki Tanaka mà hôm nay tôi tình cờ tìm thấy, tôi sẽ viết thư hỏi thăm cô và ông Kawaguchi, đồng thời trấn an cô không phải lo lắng nữa về cái “sứ mệnh” bảo tồn Văn học Việt Nam đã bị xoá đi trong nước bởi chế độ hiện hành, như cô đã viết cho tôi năm năm trước. Bởi vì ở hải ngoại đã có một số người thiện chí (Phạm Thảo Nguyên, Nguyễn Trọng Hiền, Phạm Phú Minh, Phạm Lệ Hương, Lê Thành Tôn, Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Tường Thiết) thực hiện được việc bảo tồn này. Bằng cách điện toán hoá toàn bộ báo Phong Hoá & Ngày Nay và scan lại tất cả sách của nhóm TLVĐ từ ấn bản gốc in trong thập niên 1930 hoặc ấn bản in ở Sài Gòn trước năm 1975, gia sản văn hoá của nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã được cứu vãn, bảo tồn và lưu giữ để có thể phổ biến rộng rãi bất cứ người nào cần đến nó, bây giờ và mãi mãi về sau.


      Đây là ba đường link để đọc báo Phong Hóa & Ngày Nay trong Thư viện báo Người Việt và sách Tự Lực Văn Đoàn trong Thư viện của Viện Việt Học:


      https://www.nguoi-viet.com/ThuVienNguoiViet/PhongHoa.php

      Thư viện Người Việt - Ngày Nay

      http://www.viethoc.com/van-hoc


      Takeuchi Yonosuke, Kawaguchi Kenichi, Aki Tanaka... tượng trưng cho ba thế hệ người Nhật Bản yêu quý gia sản văn hoá của nhóm TLVĐ và nền văn hoá của nước Việt Nam nói chung, có công phổ biến và quảng bá những giá trị văn hoá này trên khắp thế giới; với tư cách là hậu duệ của Tự Lực Văn Đoàn, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.


      Nguyễn Tường Thiết

      Seattle, tháng 3 năm 2020

      Nguyễn Tường Thiết

      Nguồn: gocsanchoihd.blogspot.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Sứ mệnh của cô Aki Tanaka Nguyễn Tường Thiết Tạp bút

      - Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... Nguyễn Tường Thiết Phỏng vấn

      - Đi tìm Nhất Linh Nguyễn Tường Thiết Tham luận

      - Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh Nguyễn Tường Thiết Tạp bút

    3. Bài viết về nhà văn người Nhật Tanaka Aki (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tanaka Aki

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn” (Mặc Lâm)

      Sứ mệnh của cô Aki Tanaka (Nguyễn Tường Thiết)

      - Một người Nhật nghĩ về quê hương (Trần Nguyên Thắng & Aki Tanaka)

       

      Tác phẩm của Tanaka Aki

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Phát biểu của Tanaka Aki (Tanaka Aki)

      - Nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)