1. Head_

    Trầm Tử Thiêng

    (1.10.1937 - 25.1.2000)

    Trần Dzạ Lữ

    (..1949 - 25.1.2024)

    Tuệ Mai

    (..1928 - 25.1.1982)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Từ Biệt Nhà Văn Phùng Nguyễn (Phan Tấn Hải) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-11-2015 | VĂN HỌC

      Từ Biệt Nhà Văn Phùng Nguyễn

        PHAN TẤN HẢI
      Share File.php Share File
          

       

      Nhà văn Phùng Nguyễn đã ra đi.


      Lần mới nhất giới cầm bút Nam Cali gặp Phùng Nguyễn là khi anh bay về Quận Cam dự tang lễ nhà văn Võ Phiến. Lúc đó là tuần lễ đầu tiên của tháng 10-2015, trông Phùng Nguyễn vẫn khỏe mạnh, vẫn nói cười đi lại nhanh nhẹn. Vậy mà vài tuần lễ sau, lại có tin Phùng Nguyễn từ trần.


      Bản tin trên Da Màu loan báo:

      Tin Buồn


      Tạp chí Da Màu vô cùng đau buồn báo tin nhà văn Phùng Nguyễn, đồng sáng lập viên tạp chí Da Màu, người bạn, người anh em thân yêu của chúng tôi, vừa đột ngột qua đời sáng ngày hôm qua, thứ Ba 17 tháng 11, 2015 tại Adventist Hospital, Takoma Park, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ.


      Nhà văn Phùng Nguyễn, tên thật Nguyễn Đức Phùng, sinh năm 1950. Đi lính từ năm 1968.


      Đến Hoa Kỳ năm 1984. Cao Học ngành Quản Trị Kinh Doanh, làm việc trong ngành Tin Học và từng sống và tại California.


      Bắt đầu viết từ năm 1994, đã cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, talawas.org, tienve.org, damau.org…

      Chủ bút tạp chí Hợp Lưu (năm 2002)

      Đồng chủ trương tạp chí mạng Da Màu (2006)

      Chủ trương thư viện online Trên Kệ Sách (2008)

      Chủ trương Trung tâm ấn hành eBook Kệ Sách (2011)

      Phụ trách Blog Phùng Nguyễn: Rừng & Cây trên VOA (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ)


      Sách đã xuất bản:

      Tháp Ký Ức, nxb Văn, 1998

      Đêm Oakland và Những Truyện Khác, nxb Văn, 2001


      Sự ra đi của nhà văn Phùng Nguyễn là một mất mát lớn cho văn học hải ngoại, tạp chí Da Màu, gia đình, và những người bạn thiết của anh.”

       

      Trong buổi tiễn đưa nhà văn Võ Phiến đầu tháng 10-2015 tại Little Saigon, California.
      Từ phải: các nhà văn Ngô Thế Vinh, Phan Tấn Hải, PHÙNG NGUYỄN, nhà thơ Đặng Hiền,
      nhạc sĩ Trần Chí Phúc, nhà thơ Trịnh Y Thư.

      Trên trang VOA, lời loan báo như sau:

      “Ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ rất đau buồn báo tin đến bạn đọc: Nhà văn Phùng Nguyễn, người phụ trách cột blog "Rừng & Cây" trên VOA Tiếng Việt, vừa đột ngột qua đời ngày 17 tháng 11 tại bang Maryland, Hoa Kỳ. Tuy thời gian hợp tác với VOA Tiếng Việt chưa lâu, những bài viết nghiêm túc, độc đáo và đặc sắc của Nhà văn Phùng Nguyễn cũng như của những thi văn hữu được ông mời cộng tác về đề tài văn học-nghệ thuật cùng những vấn đề liên quan đã thu hút sự chú ý của - và được đánh giá cao bởi - đông đảo bạn đọc tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Sự ra đi quá sớm của Ông là một thiệt thòi khó bù đắp không những cho giới văn học mà còn cho những người đọc yêu mến Ông qua cột blog "Rừng & Cây". Ban Việt ngữ xin thành thực chia buồn cùng tang quyến Nhà văn Phùng Nguyễn trước sự mất mát to lớn này. Sự đóng góp quý báu của Ông sẽ được VOA Tiếng Việt luôn trân trọng.”

      Văn của Phùng Nguyễn đưa ra nhiều cái nhìn sâu sắc về đời sống, nhìn xoáy vào cả những quan hệ giữa cá nhân và xã hôi, phân tích tinh vi về cả quan hệ rất tế nhị giữa văn học và chính trị - và Phùng Nguyễn viết rất công tâm, không e ngại gì khi anh viết lên những gì anh tin là sự thật.


      Phùng Nguyễn thao thức với các thăng trầm của dân tộc, và anh nhìn vào trách nhiệm của người làm văn học đối với diễn biến “hung dữ hóa” đồng bào mình ngày càng hiện rõ ở quê nhà.


      Phùng Nguyễn viết những dòng đầu trong bài “Ác mộng trăm năm” đăng ở blog Đài VOA, cho thấy, trích:

      “Một trong những câu hỏi mà tôi luôn muốn được trả lời là cái âm mưu biến người miền Nam thành bầy thú dữ chuyên ăn thịt người bắt nguồn từ đâu. Trong bài viết “Đúc khuôn Tội ác” trước đây, tôi đã đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về những nọc độc văn hóa tiếp tục lan tràn trong huyết quản dân tộc, phần lớn được chuyên chở bởi các tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong nhiều năm, tôi không tìm được manh mối nào về nguồn gốc của những âm mưu ác độc, vô luân, phản dân tộc này cho đến gần đây, khi tình cờ đọc một truyện ngắn do một người bạn trên Facebook đưa đường dẫn. Và Eureka! Tôi tin rằng mình đã tìm được bằng chứng cụ thể của “khuôn mẫu tội ác” được áp dụng trong gần ba phần tư thế kỷ qua...” (ngưng trích)

      Anh tìm ra khuôn mẫu tộc ác nào đã tiêm nọc độc vào dân tộc mình trong 3/4 thế kỷ qua? Những dòng chữ của Phùng Nguyễn hiển nhiên không để cho người hời hợt đọc.


      Phùng Nguyễn theo dõi, quan tâm về tình hình văn học quê nhà, và anh trình bày suy nghĩ đó qua bài viết “Xin Rút Tên Ra Khỏi Văn Đoàn Độc Lập” cũng trên Blog VOA.


      Cũng nên nhắc rằng Văn đoàn Độc lập (VĐĐL) thực sự chưa thành lập theo luật VN, và chỉ mới có Ban Vận động (BVĐ) Thành lập Văn đoàn Độc lập (VĐĐL)...


      Nhưng áp lực nhà nước đã buộc nhiều nhà văn rút ra khỏi hội đoàn đang vận động này.


      Phùng Nguyễn chú ý về danh sách các nhà văn trong ban vận động hội đoàn độc lập này, và viết, trích:

      “Trong quá khứ, kể từ khi chính thức ra mắt vào tháng 3 năm 2014, danh sách thành viên BVĐ đã không ít lần phải cập nhật cũng vì chuyện người ra kẻ vào. Có trường hợp đặc biệt như của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả Chuyện Kể Năm 2000, người đã cỡi hạc về trời vì bệnh tật. Tuy vậy, BVĐ đã quyết định tiếp tục giữ tên ông trong danh sách thành viên. Những chỉ trích nếu có nhắm vào BVĐ về việc không lấy tên nhà văn Bùi Ngọc Tấn ra khỏi danh sách này sẽ khiến cho người hiểu biết không khỏi buồn cười. Nếu có điều gì không thể tranh cãi thì đó chính là việc nhà văn Bùi Ngọc Tấn không bao giờ muốn ra khỏi BVĐ, sống hay chết, cho đến khi tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ của mình. Về những trường hợp khác, người thì lý do này người lý do khác, mỗi người một vẻ nhưng không nhất thiết mười phân vẹn mười, và phản ứng của giới quan sát đối với hành động rút lui của họ cũng không giống nhau. Hầu hết những người xin rút tên ra khỏi VĐĐL đã có cơ hội trình bày lý do của mình một cách công khai...” (ngưng trích)

      Quan tâm vê chính trị của Phùng Nguyễn vẫn là những bước chuyển mình của dân tộc. Anh thắc mắc về chuyện Tập Cận Bình tới thăm VN, qua bài “Mệnh Trời?” trên Blog VOA, và nêu nghi ngờ:


      “Không ai đủ ngây thơ để tin rằng Tập Cận Bình đã bỏ thì giờ quí báu của mình đến thăm Việt Nam chỉ để… phát chẩn (gồm chút đỉnh tiền bạc và vài câu thơ Đường) và rao giảng về tình cảm chính quyền và nhân dân Trung Hoa dành cho Việt Nam.”


      Tuy nhiên, ngòi bút Phùng Nguyễn trở nên phiêu bồng nhất là khi viết về các nhà thơ.


      Như qua bài “Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối” trên Blog VOA, Phùng Nguyễn nhìn về thi sĩ họ Nguyễn rất mực lãng đãng:


      “Nếu như trong Tiếu ngạo giang hồ nhân vật Tiêu tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh, thân là chưởng môn phái Hành Sơn, nhưng luôn xuất hiện với bộ dạng một người ăn mày gầy gò đau khổ, chơi một cây dao cầm cũ kỹ và miệng luôn hát bài Tiêu tương dạ vũ, ông được xưng tụng là “cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm âm” (Trong đàn giấu kiếm, kiếm phát tiếng đàn), võ công lợi hại nơi chốn giang hồ...”(ngưng trích)


      Tôi cũng muốn nói lời này: Phùng Nguyễn ơi, xin trân trọng từ biệt bạn.


      Tôi cũng nhìn thấy bạn là một nhà văn rất mực tiếu ngạo giang hô theo kiểu riêng của bạn, từ California lui về một góc rừng tuyết ở Maryland, và thỉnh thoảng hát một bài ca “trong đàn giấu kiếm” trên Blog của VOA.


      Và bây giờ bạn đã gác kiếm, để an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Thân thương tiễn biệt.


      Phan Tấn Hải

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” Phan Tấn Hải Phan Tấn Hải

      - Nguyên Giác: Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Việt Dương và Trần Thị Nguyệt Mai Với “Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ” Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Bùi Vĩnh Phúc: Nhà Phê Bình Cùa Thơ Mộng, U Hiển Phan Tấn Hải Nhận định

      - Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời Phan Tấn Hải Nhận định

      - Tuyển Tập Trúc Giang MN: Biên Khảo Công Phu, Giá Trị Phan Tấn Hải Điểm sách

      - Mùa Xuân Di Lặc Phan Tấn Hải Biên khảo

      - Thi tập mới Lê Giang Trần: Pha Thơ Vào Biển Gió Phan Tấn Hải Giới thiệu

      - Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) Phan Tấn Hải Tạp luận

      - Đọc “Lênh Đênh” Của Lưu Na: Thơ Mộng Và Đau Đớn Phan Tấn Hải Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Phùng Nguyễn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phùng Nguyễn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Da Màu: Tưởng niệm và giới thiệu sách của cố văn sĩ Phùng Nguyễn (Nguyên Huy)

      Từ Biệt Nhà Văn Phùng Nguyễn (Phan Tấn Hải)

      Nhà văn Phùng Nguyễn qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      - Thử gõ cửa Tháp Ký Ức của Phùng Nguyễn (Nguyễn Xuân Hoàng)

      - Trả lời ba câu hỏi của Phùng Nguyễn (Ngô Thế Vinh)

      - Vài nét về văn chương Phùng Nguyễn (Trần Doãn Nho)

      - Thương Nhớ Phùng Nguyễn (Nguyễn Lương Vỵ)

      - Thương tiếc Phùng Nguyễn (1950-2015) (Nguyễn Hưng Quốc)

      - Tưởng nhớ nhà văn Phùng Nguyễn (Trương Vũ)

      - Từ Biệt Nhà Văn Phùng Nguyễn (Phan Tấn Hải)

      - Phùng Nguyễn – Như chưa hề giã biệt (Ngô Thế Vinh)

      - Ra mắt sách và tưởng niệm cố nhà văn Phùng Nguyễn (Trịnh Thanh Thủy)

      - Tưởng niệm nhà văn Phùng Nguyễn (damau.org)

       

      Tác phẩm của Phùng Nguyễn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nguyễn Phan Thịnh và Những Đôi Mắt Nhân Chứng (Phùng Nguyễn)

      Trường Hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái Ông Thất Mã (Phùng Nguyễn)

      -Tháp ký ức

      Bài viết trên mạng: - sangtao.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)