1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Kho sách xưa quí hiếm của TS Thành Tôn (Trịnh Thanh Thủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-9-2019 | VĂN HỌC

      Kho sách xưa quí hiếm của Thi Sĩ Thành Tôn

        TRỊNH THANH THỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Chân dung Nhà thơ Thành Tôn

      Một chiều tháng Tám tôi đến thăm thi sĩ Thành Tôn để tận mắt nhìn cho được kho tư liệu sách báo xưa vô cùng quí giá của ông. Đọc các bài viết do bạn bè văn thi hữu của ông viết về ông đã lâu, lần này tôi mới có cơ hội đến thăm người bạn thiết của thi sĩ Huy Tưởng, người đã nhắn tôi tìm tung tích của Thành Tôn dùm ông.


      Thi sĩ Thành Tôn không những là bạn thiết của nhiều văn nghệ sĩ mà còn là người cung cấp những nguồn tư liệu sách xưa người khác không có. Khi ai cần, đến tìm ông, ông sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và thậm chí còn phục chế, sao lại, hay làm riêng một bản sao tặng lại.


      Bìa các sách xưa hiếm quí


      Bút tích của Bùi Giáng mượn nợ Thành Tôn 2 ngàn xong, ông tự ký giấy làm bằng để con cháu trả. Lúc này Bùi Giáng đã mất trí.

      Tôi thường gặp ông với, một nụ cười hiền, dáng gầy dong dỏng, mái tóc tiêu muối phiêu bồng, trong các buổi ra mắt sách hay hội thảo văn học ở Quận Cam. Tôi đã gặp ông trong buổi Hội Thảo Văn Học 2 ngày 6-7/12/2014, do NB Người Việt và NB Việt Báo kết hợp với 2 trang mạng Da Màu và Tiền Vệ tổ chức với 16 diễn giả nói về các đề tài trong phạm vi văn học miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975. Tôi là một trong các diễn giả, đã nghe ông được vinh danh vì ông đã bỏ công sức ra chụp, in lại các bìa sách, các thông tin để dán lên tường triển lãm cho buổi hội thảo thêm phong phú và đầy đủ.



      Bút tích Trần Trọng Kim viết cho Lê Thanh, tác giả cuốn "Cuộc phỏng vấn các nhà văn"

      Tháng 7, năm 2013, khi tờ báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ và hậu duệ của Tự Lực Văn Đoàn tổ chức một cuộc triển lãm và hội thảo về hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn tại NB Người Việt. Ông đã dành ra mấy tháng trời công sức để giúp đỡ, hầu BTC có được tài liệu để triển lãm, đó là toàn bộ sách báo Phong Hoá và Ngày Nay rất quí, do gia đình chị Phạm Thảo Nguyên, anh Nguyễn Trọng Hiền sưu tập được. Cũng vì quá xưa, nên ông phải phục chế bằng cách ngồi gỡ từng tờ giấy cũ mục nát, rách bươm, vá víu, chụp lại, rồi triển lãm. Sau tài liệu này được cho phổ biến trên mạng (miễn phí)) để những người cần tài liệu hay thế hệ trẻ muốn tìm hiểu có được thông tin. Ngay trong buổi Hội Thảo Trương Vĩnh Ký vào cuối năm rồi, 2018, Ông cũng cung cấp các sách báo ông sưu tập được về chủ đề Petrus Ký cho ban tổ chức.



           Bộ sách "Nhà Văn Hiện Đại"
          của Vũ Ngọc Phan.

      Gặp ông nhiều, tuy biết, nhưng không quen nên tôi không dám chào hỏi ông. Đến một hôm, khi phỏng vấn nhà thơ Huy Tưởng, ông nhắc tìm dùm tung tích Thành Tôn, tôi mới đến chào hỏi Thành Tôn và từ đó quen ông. Thế giới văn chương nghệ thuật là chiếc cầu nối tuyệt vời cho tôi gặp gỡ nhiều người.


      Tôi hỏi ông về tình yêu gắn bó của ông với sách, ông trả lời,

      - Từ nhỏ, tôi đã mê sách, đọc sách, và thú vị trong từng câu sách. Đọc mà thấy rung cảm cả tâm hồn, do đó đưa tới việc sưu tầm sách để được tha hồ đọc. Tôi mê đến độ ngày nào cũng vậy, sao nhãng, bỏ quên các chuyện khác mà chỉ lo về sách thôi. Tôi quan niệm "Sách là 1 người bạn rất thân với mình và nó không cãi lại mình". Sách rất thú vị vì nó là người bạn đem đến cho tôi rất nhiều kiến thức mà người bạn đó không bao giờ cãi hay phản bội mình. Tôi rất quí sách, quí như câu ngạn ngữ của Pháp về sách "Sách là vợ, nên sợ khi cho mượn". Ai lại cho mượn vợ bao giờ, nhưng ngược lại tôi không giữ sách cho mình mà muốn giúp người khác đọc sách, cùng yêu sách như mình, nhất là thế hệ trẻ sau này. Sở dĩ tôi làm vậy, vì tôi cũng là một người sáng tác nên tôi quí giá trị của từng lời văn, cốt truyện, từng cuốn sách. Tác phẩm nào cũng có cái hay, cái đẹp. Khi đọc, tôi đọc theo trình độ của người viết, giai đoạn lúc họ in cuốn sách. Mình phải đặt mình đúng vai trò của người viết sách trong thời điểm đó, để hiểu những câu văn, ý thơ trong giai đoạn ấy và sẽ thấy họ diễn tả được tư tưởng của họ.


      Trong mục đích phổ biến sách hay, tôi hiện đưa các sách báo hiếm quí lên mạng cho giới trẻ sau này đọc miễn phí. Tôi đã hợp tác cùng Nguyễn Vũ -một bạn trẻ- đưa báo Hợp Lưu (khoảng 80 số) lên mạng cho các bạn trẻ đọc.


      Kho sách của tôi có chừng 10 ngàn cuốn sưu tầm vừa xưa và nay. Trong đó khoảng 1 ngàn cuốn xưa hiếm quí.


      Ai cần tài liệu nào, tôi cho mượn mà còn hướng dẫn người cần sách hoặc sao ra thành 1 tập để tặng. Thậm chí trong số sách quí tôi đem từ VN qua có các tác giả định cư ở đây. Biết họ không có, tôi tặng lại bản chính.

      Tôi hỏi thêm về loại sách nào ông thích và hay sưu tầm,

      - Tôi thích sách văn học nhất là loại khảo cứu như Triết Hiện Sinh của Trần Thái Đỉnh, hay Cuộc Tiến Hoá của Văn Học VN của Kiều Thanh Quế hoặc Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta chẳng hạn. Nói chung sách nào quí là tôi mua và lưu giữ. Tôi sưu tầm theo tác giả nổi tiếng. Tôi chủ trương phải có đầy đủ. Tuy nhiên rất tiếc có nhiều loại sưu tầm không đầy đủ được như bộ Bách Khoa khoảng 400 số, tôi có 300 số....


      Ngay tới bây giờ tôi vẫn còn sưu tầm sách hay. Trong thời bình sưu tầm sách rất dễ, nhưng trong thời loạn thì khác. Hồi thời còn học sinh, tôi đâu có tiền mua sách, phải nhịn ăn sáng, ăn trưa để lấy tiền mua sách. Cứ 5, 7 lần nhịn, lại mua được 1 cuốn hoặc vào tiệm sách thấy cuốn nào thích thì dấu vào một chỗ kín của kệ sách để khi có tiền sẽ ra mua. Sau năm 75, tôi bị mất lên, mất xuống, vì 3 lần họ đốt sách của tôi. Sau đó tôi sưu tập lại rồi cất. Có một giai thoại rất vui là ông Khai Trí cũng đi sưu tầm sách như tôi và chúng tôi đụng độ nhau. Sau 75, ông chuyên môn sưu tầm tự điển. Một hôm tình cờ trong chợ sách cũ, tôi và ông đặt tay lên cùng 1 cuốn sách. Tôi đành phải nhường ông, vì ông đặt tay lên trước. Sau, cả hai hứa với nhau, nếu mua được hai cuốn giống nhau thì chia cho nhau.


          Các Bộ Sách quí

      Nhìn thấy các dụng cụ đóng sách trên bàn viết của ông, tôi xin ông nói về cách ông đóng sách bằng tay,

      - Lấy ví dụ như người ta xin in dùm một cuốn sách xưa hiếm quý này đây, xuất bản năm 1942, lại bằng giấy dó cũ và vàng. Giấy dó là một loại giấy xốp nhẹ, bền dai, ăn mực mà không nhoè, Tôi phải xé cuốn sách ra thành từng tờ một, in lại, cắt dán thành sách. Đây là dụng cụ kim, chỉ, kéo, dao, thước đo, để đóng sách. Tất cả tôi đều làm bằng tay. Tôi không những làm cho họ ở đây mà có khi còn gởi cho họ ở các quốc gia khác như Âu Châu, Canada. Tiền giấy mực chưa kể và tiền cước rất cao mà không lấy của họ một đồng nào. Đã vậy tôi còn dùng loại giấy ảnh rất đẹp này, chi phí một cuốn lên đến 33 đô.

      Tôi ngạc nhiên và thầm cảm phục tấm lòng yêu sách, yêu người bao la của thi sĩ Thành Tôn. Tôi biết những điều ông kể là thật vì qua những tiếp xúc từ bạn bè đã được ông giúp đỡ, họ đã viết hoặc kể về con người ông thế nào, quả đúng như vậy vì đó chính là bằng chứng xác thực nhất.


      Góc các bạn thiết quá cố của TS Thành Tôn

      Sau đây tôi xin ghi lại tên và hình ảnh một số sách quí trong kho sách sưu tập được của TS Thành Tôn.

      1) Cuộc Tiến Hoá Văn Học Việt Nam của Kiều Thanh Quế - in 1942

      2) Thi hào Tagore của Nguyễn Văn Hai tức Kiều Thanh Quế - in 1943

      3) Đời văn (1942 – tập hợp các bài phê bình, giai thoại, những cuộc tranh luận về văn chương trong ngót 10 năm của tác giả. ) của Trần Thanh Mại.

      4) Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn của Lê Thanh ( Phỏng vấn Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đôn Phục, Ngô Văn Triện, Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đình Long, Tú Mỡ, Đào Duy Anh..)

      5) Ý Văn 1- Tam Ích do nhà xuất bản Lá Bối phát hành năm 1967

      6) Thi Tù Tùng Thoại là một tác phẩm ghi chép văn chương của Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947). Tác phẩm được ông lấy bút hiệu Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng viết bằng chữ Hán vào thời gian ông bị lưu đày ở Côn Đảo từ 1908 đến 1921. NXB Nam cường in tại Sài Gòn năm 1951

      7) Vương Dương Minh của Đào Trinh Nhất. do NXB Tân Việt in năm 1960. -Người xướng ra học thuyết lương tri và tri hành hợp nhất (Hà Nội, 1944; Tân Việt, Sài Gòn tái bản 1950)

      8) Văn Học Khái Luận của Đặng Thái Mai do NXB Hàn Thuyên in năm 1944

      9) Văn Thi sĩ Tiền Chiến của Nguyễn Vỹ do NXB Khai Trí in 1962 tại Sài Gòn

      10) Ông còn sưu tầm rất nhiều tác phẩm của Bùi Giáng trong đó có cuốn Tư Tưởng Hiện Đại của Bùi Giáng.

      11) Phạm Thái và Sơ Kính Tân Trang của Nguyễn Văn Xung in 1972 - NXB Lửa Thiêng của GS Nguyễn Văn Xung.

      Trịnh Thanh Thủy thực hiện

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy Trịnh Thanh Thủy Hồi ức

      - Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về Trịnh Thanh Thuỷ Du ký

      - Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ Trịnh Thanh Thủy Nhận định

      - Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu

      - Huy Tưởng và nhịp sáu, tám trên vách đêm Trịnh Thanh Thủy Nhận định

      - Kho sách xưa quí hiếm của Thi Sĩ Thành Tôn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu

      - Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn

      - Nhạc sĩ Thanh Trang Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn

      - Đinh Cường, Nghệ Thuật Là Cứu Rỗi, Kỷ Niệm Là Đam Mê Trịnh Thanh Thủy Nhận định

      - Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt Trịnh Thanh Thủy Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Thành Tôn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thành Tôn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Kho sách xưa quí hiếm của Thi Sĩ Thành Tôn (Trịnh Thanh Thủy)

      Một Thành Tôn khác (Trần Yên Hòa)

      Thành Tôn, Một Đời Mê Sách (Song Thao)

      Thơ Thành Tôn, thân xác như một ám ảnh hiện sinh (Trần Doãn Nho)

      Thành Tôn, chàng ‘thư si’ (Trần Doãn Nho)

      Nhà Thơ Thành Tôn Và Những Hình Ảnh Tận Tụy Với Văn Học (Trần Văn Nam)

      Thành Tôn, nhà thơ... ‘sống đẹp’ (Du Tử Lê)

      Nghĩ Về Thơ Biểu Cảm Và Thơ Biện Luận (Qua Thi Phẩm của Thành Tôn) (Trần Văn Nam)

      Thành Tôn, Người Đi Tìm Dĩ Vãng (Cung Tích Biền)

      Thành Tôn: Một thời làm thơ, một đời mê sách (Trần Yên Hòa)

      Đọc một bài thơ "lục bát mới" trước 1975 của thành tôn (Trần Hoài Thư)

      Nhà thơ Thành Tôn tặng lại tập thơ "Con Đường Tình Nhân" cho Hải Phương (Nguyên Minh)

      Một hình ảnh của Thành Tôn (Phố Văn)

      Nhà thơ Thành Tôn và những quyển sách thủ công (T. Vấn)

       

      Tác phẩm của Thành Tôn

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thơ Thành Tôn (banvannghe.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)