1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vương Tân, người thơ (Đặng Phùng Quân)

      15-01-2021 | VĂN HỌC

      Vương Tân, người thơ

        ĐẶNG PHÙNG QUÂN
      Share File.php Share File
          

       

      "kẹt giữa bầy chó sói"
      (thơ Vương Tân)


           Nhà thơ Vương Tân
           (1930 - 2015)

      Những người làm văn nghệ mà tôi quen biết sớm nhất là Vương Tân, Xuyên Sơn, Khoa Hữu, Đồng văn Khải vào những cuối thập niên 50s, đầu 60s. Trong số đó, có người không bao giờ gặp lại như Xuyên Sơn, hay ra đi đã lâu như Đồng văn Khải, có người trùng phùng không phải thời như Khoa Hữu, song Vương Tân chỉ hội ngộ trên mạng ảo, qua chữ nghĩa. Cho đến tin thư về Vương Tân cũng đã bỏ cuộc chơi mà đi khi năm cùng tháng tận này.


      Khi Xuyên Sơn làm thư ký tòa soạn cho tập san văn Thế Hệ vào cuối thập niên 50s đó, không xuất bản ở Sài-gòn nhưng ở tận vùng sông Hậu xa xôi đó (chủ nhiệm là dân biểu thời Đệ Nhất Việt nam Cộng hòa) cho đến lúc tôi gặp mặt chàng công tử Nam kỳ đeo kính gọng vàng ở quán cà phê trên vỉa hè đường phố Hiền Vương Sài-gòn, thì Thế Hệ cũng đã đình bản.


      Gặp lại Vương Tân vào lúc nhà thơ khoác áo ký giả Hồ Nam ở toà soạn nhật báo, có trang văn nghệ mà thỉnh thoảng tôi vẫn gửi đăng thơ, nơi tấp nập nhộn nhịp vì đất nước xã hội càng xáo trộn, khu vực truyền thông được mùa như diều gặp gió...; tôi còn nhớ có những cô nàng mới gia nhập làng báo như LTH và tôi cũng có dịp được làm phiền chở cho đi đây đó...; dạo ấy Vương Tân/Hồ Nam còn được hiệu trưởng một trường tiểu học chương trình Pháp nhờ trông nom một nhật báo mới, và Vương Tân đề nghị tôi phụ trách trang Sinh viên/thanh niên. Song tôi cũng chẳng cộng tác bao lâu vì không có thì giờ; tôi cũng không có duyên nợ với công việc làm báo. Sau đó, mỗi người một công việc khác nhau. Tôi không có dịp gặp Vương Tân. Vả chăng, những ngày tháng ngồi ở La Pagode (sau nhiều năm bỏ viết) với bạn bè, tôi cũng chưa hề thấy Vương Tân đến đó.


      Cho đến những ngày ở Mỹ, với trang mạng điện tử gio-o vô tình làm nhịp cầu để chúng tôi liên lạc được với nhau. Vương Tân qua Lê thị Huệ có email của tôi, và do đó tôi mới biết nhà thơ phải bỏ đất Sài-gòn, như một cố quận về Tiền giang, tên một thành phố thân quen "Mỹ Tho", song một tên đường quái đản "Lê thị Hồng Gấm (?!!)".


      Cũng may, qua gio-o, đọc được thơ Vương Tân:

      Kẹt giữa bầy chó sói

      Vung bút lên chống đỡ đến cùng

      ......


      hay:


      Đời đâu cần gì ta

      Ta sống chi chật đất


      những vần thơ bị vây quanh bởi bầy chó sói, những ức uất nghẹn ngào, song tuyệt vời.


      Nguyễn Thiên Thụ, một người bạn khác của tôi đã dẫn thơ tình của Vương Tân:

      Buổi sáng đầy cơn sốt

      Nắng vàng nắng vàng run

      Một mình tôi nằm khóc

      Thương nhớ em vô cùng


      Tình yêu vừa mới rụng

      Hai đứa mình xa nhau

      Những ngôi sao cách trở

      Mỗi đêm một lần sầu

      và nhận xét: thơ Vương Tân mang tính cách triết lý. Ông viết về thành phố, về cuộc đời và quan niệm cuộc đời buồn nôn:


      Thành phố như người mù

      Tiếng hát ai cô quạnh

      Ngõ hẹp đêm bơ vơ

      Cuộc đời người đi trốn

      Thời gian những giảo hình

      (Nguyễn Thiên Thụ, Văn học sử Việt nam hiện đại, tập III)


      Mấy nét kỷ niệm với Vương Tân: trong Tết 2015 trên gio-o, tôi có cho bài proême Sinh bất phùng thời, qua thư điện tử, Vương Tân nói ngay: bài thơ bạn tuyệt vời. Song trí nhớ của Vương Tân cũng đáng nể, so với tuổi già, khi tôi hỏi: bạn có nhớ bài thơ của tôi trên trang văn nghệ bạn phụ trách ở nhật báo nào, và tên bài thơ, có mấy câu:


      Mesdames et messieurs,

      ...

      Hồn Do thái hoang vu

      Lang thang ngoài đất lạ

      ...


      được trả lời ngay: nhan đề bài thơ bạn là Hài kịch trong khi tắm, trên trang văn nghệ báo Quyết tiến.


      Cái tình văn chương quý mến nhau nhiều khi chỉ từ những cái nho nhỏ thế đấy.


      Thính thoảng tôi có viết về những người cầm bút quen biết đã chết, như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Xuân Hoàng khi họ mới nằm xuống.


      Đây cũng là Ai điệu nhà thơ vừa qua đời: Vương Tân, mượn ngay câu thơ của chính bạn tôi:


      Người chết người thương nhớ

      Bâng khuâng và buồn dâng


      Nguyên Ngư ơi! Nguyên Ngư!


      Tết sắp tới, Cây Mùa Xuân của những người văn nghệ cũ với nhau ở miền Nam mất đi một hình bóng thân thương đầu đàn!


      Đặng Phùng Quân

      Nguồn: gio-o.com




      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vương Tân, người thơ Đặng Phùng Quân Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Vương Tân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vương Tân

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Vương Tân, người thơ (Đặng Phùng Quân)

      Vương Tân  (gio-o.com)

      Vương Tân - Hồ Nam 1930-2015

        (Lê Thị Huệ)

      Vương Tân - thi sĩ cách mạng

        (Nguyễn Đăng Thường)

      Phỏng vấn nhà báo, nhà thơ Vương Tân  (gio-o.com)

      Điếu văn của nhà thơ Trương Hùng Thái đọc tại tang lễ nhà thơ nhà báo Vương Tân – Hồ Anh tại Mỹ Tho ngày 18 tháng 12 năm 2015  (Trương Hùng Thái)

       

      Tác phẩm của Vương Tân

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu, Ông Ngô Đình Nhu và Luật sư Lê Quang Luật

      Mời đọc thơ Vương Tân, sau 1975

      Bài viết ký tên LÃO HỦ

         Bài viết trên mạng:

      - dutule.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)