|
Hùng Lân(23.6.1922 - 17.9.1986) | Lê Thương(8.1.1913 - 17.9.1996) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Dương Kiền
(1939 - 17.11.2015)
Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp anh Dương Kiền 30 năm trước đây. Hồi đó anh Dương Kiền đang làm chủ bút tạp chí Văn Học; và tôi đang lo in giai phẩm Xuân Văn Khoa của sinh viên đoàn trường đại học Văn Khoa Sàigòn. Hai tờ báo cùng in tại nhà in Trường Sơn nhỏ xíu, nằm trên một con đường cũng nhỏ xíu bên hông chợ Bến Thành, nên ra vào đụng nhau ngày một. Tạng anh Dương Kiền là tạng người ốm hế cỡ nhưng sức làm việc của anh thì chúng tôi chịu thua. Anh cặm cụi không biết mõi mệt trên những trang giấy hoặc trên bản in vỗ.
Hồi đó là đầu thập niên 60, tình hình chính trị trong nước đang hết sức sôi động và tờ Văn Học, "Tiếng nói của thanh niên, sinh viên Việtnam" đã nhập cuộc hết sức hăng say. Những bài nhận định, tham luận, đặt vấn đề của một con người gầy ốm như anh Kiền quả thiệt rất nặng ký. Anh là một con người hăng say, nhiệt tình và rất sắc bén. Nhưng bên cạnh những bài viết chính trị, văn thơ của anh thì lại vô cùng mượt mà, mềm mại. Và lối nói chuyện của anh lại đượm phần duyên dáng, khôi hài rất dí dõm lẫn châm biếm sâu sắc.
Tôi cũng lại nhớ lần gặp anh Kiền khi anh vừa đi học tập cải tạo về. Hồi đó những người đi tù về như chúng tôi đều xơ xác, hốc hác lắm rồi. Muốn tránh lao động thủy lợi của phường khóm, muốn khỏi đi kinh tế mới chỉ có một cách chui vào Hội Trí Thức Yêu Nước, trên đường Nguyễn Thông. Nhưng cái sân của Hội Trí Thức Yêu Nước mới là chỗ cho chúng tôi có dịp gặp gỡ nhau mà hàn huyên tâm sự, hoặc bàn tính chuyện này chuyện kia. Chính tại cái sân "tri kỷ" này tôi đã thấy anh Dương Kiền dắt chiếc xe đạp còm cõi qua chiếc cửa nhỏ. Vẫn với thân hình gầy ốm mà ngục tù cộng sản cũng phải chịu thua không thể nào làm cho gầy hơn được nữa. Anh hớn hở chuyện trò với bạn bè. Vẫn cái giọng dí dõm, vẫn đôi mắt hăng say sắc sảo đó, hình như chẳng có gì thay đổi, chẳng có gì khuất phục được anh. Tôi biết anh chưa chịu thúc thủ. Ít lâu sau, tôi được tin anh đã vượt biển.
Và ngày hôm nay gặp lại anh Kiền trên đất nước người với tập thơ mới nhất của anh: "Mùa Gặt Giữa Hư Vô". Nhận được tập thơ tôi say sưa đọc, và làm một việc hơi tẩn mẩn là quay vòng thời gian, cố tìm lại cái nét Dương Kiền ba mươi năm trước nơi thơ Dương Kiền ba mươi năm sau. Và tôi thấy cái nhiệt tình của những bài thơ tranh đấu xưa, nay thấp thoáng trong thơ anh :
"hãy đứng dậy, đứng dậy
chết hay là Tự Do
Tự Do hay là chết
ta không cần cơm no
ta cần nói cần nghĩ
ta cần nghe, cần nhìn
nghe thật và nhìn thật
không cần nghe mẹ mìn"
Vẫn cái bầu nhiệt huyết của những năm tháng cũ, nay sôi sục trong thơ anh:
"ta về theo dấu chân thần thoại
hơi thở no say cả lá rừng
nghe vọng lời xưa bài Ðại cáo
máu sôi thành lệ bỗng trào dâng"
Vẫn cái ngạo nghễ của con người không bao giờ chịu khuất phục:
"từ trong những nỗi căm hờn
thơ ta ngạo nghễ con đường ta đi
rồi trăm năm cỏ xanh rì
ta không nuối tiếc chút gì hôm nay
từ trong những nỗi đắng cay
tay không ta vỡ luống cày hư vô
xin gieo hạt ngọc bây giờ
mai sau vàng trải lối xưa ta về"
Nhưng tôi cũng bắt gặp cái bóng chiều của thời gian luẩn quẩn trong thơ anh. Cái ngạo nghễ có lẽ đã được đội thêm mái tóc điểm sương và bầu nhiệt huyết hình như đã có pha thêm mật đắng. Nước mất nhà tan, kẻ chết người còn, lưu lạc tứ tán thì còn chí khí nào không sức mẽ què quặt. Tôi thương những câu thơ như:
"hôm qua đọc một bài thơ cổ
ta mộng mài gươm dưới ánh trăng
chợt tỉnh trông ra trời Bắc cực
mênh mông tuyếp phủ một màu tang"
hoặc:
"trồng trúc làm như mình kẻ sĩ
hiên ngang chẳng sợ gío mưa đâu
sợ chứ, mưa thu buốt chết được
gió xuân quân tử cũng phờ râu"
Khi anh hạ chữ "phờ râu" tôi thấy lại cái giọng dí dỏm khôi hài của anh, hình như mường tượng đâu đây cái nụ cười nửa khinh bạc, nửa chế riễu ngày xưa:
"ngày 30 tháng ba
lót tót chạy về Phan Thiết
lót tót chạy về Sàigòn
cờ tướng vẫn bay oai hùng lẫm liệt
trên cột cờ Bộ Tư Lệnh
nhưng tướng ở đâu
bố ai biết?
cứ chạy cái đã ra sao thì ra
kệ bà thằng nào không sợ chết"
Nghe thấy muốn cười nhưng nụ cười có thể đính kèm một giọt nước mắt. Mà thôi, hãy quên giọt nước mắt đi để thấm giọt mồ hôi của những người tù trại Long Giao đào giếng:
"đất Long Giao cứng hơn kim cương
nước Long Giao qúi hơn nước vô thường
hồ lô đức Quán Thế
trời tháng tư đổ lửa
không thấy nước đâu chỉ thấy mồ hôi chảy trên lưng
ngựa Người
kéo những thùng đất từ đáy huyệt sâu đào mả cha nó
đỉnh cao trí tuệ loài người"
Chúng ta có thể nhặt ra được rất nhiều nụ cười cay đắng như vậy trong thơ của Dương Kiền. Tôi chỉ xin đọc ra một nụ cười rất thoải mái mà tôi rất ưng ý:
"thứ hai dậy sớm
đi làm lúc bảy giờ ba mươi
thứ ba dậy muộn
đi làm lúc tám giờ mười lăm
thứ tư nộp tipping
thứ năm làm tình
lúc mười giờ hai mươi
(ban đêm đấy nhé)
thứ sáu thật khỏe
khỏi dạy chung với em Vera già khú đế
thứ bảy xem phim X
tẫn mà tẫn mẫn một mình
chủ nhật dẫn chó đi chơi
qua nhà thờ nghe trộm tiếng cầu kinh
thứ hai dậy sớm
đi làm lúc bảy giờ ba mươi"
Hình như tôi không còn ở tuổi để đọc những bài thơ tình nhưng sao thơ tình của Dương Kiền cứ luẫn quẩn trong đầu tôi. Những bài thơ dễ thương chi lạ. Những câu thơ tròn trịa, xinh xắn vừa đủ một vòng ôm:
"ngực em có nốt ruồi son
hồng như trái chín no tròn mắt ta
tay em có những ngón ngà
khiến ta bỗng thấy da gà nổi lên"
hoặc những bài thơ tình nồng đậm vị quê hương:
"tóc em say say mùi bồ kết
miệng em thơm thơm mùi quế chi
da em nồng nồng hương dạ lý
nửa đêm chết giấc gã tình si"
"chê em lẳng quá không thèm yêu
bây giờ lại nhớ biết bao nhiêu
tìm đâu cho được hương bồ kết?
cho được làn môi cắn chỉ điều"
Tôi còn muốn đọc ra đây nhiều bài thơ tình nữa cho đã, nhưng không dám làm mất cái thú vị của qúi vị khi có tập thơ "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" trong tay, nên chỉ xin đọc thêm 4 câu mượt mà nữa thôi:
"nhắn em ngày ấy năm xưa
có hai đứa trẻ gỉa vờ yêu nhau
bây giờ hai đứa bạc đầu
suốt đời vẫn cứ yêu nhau gỉa vờ"
Từ những năm xưa đến lúc bạc đầu có cái cay nghiệt của thời gian, cái phạm trù tai quái đó! Lúc bạc đầu mới là lúc tưởng nhớ tới những ngày xa xưa. Tôi e rằng đã lạm dụng sự có mặt nơi đây của anh Dương Kiền và tập thơ Mùa Gặt Giữa Hư Vô để lấy đó làm cái cớ hồi tưởng lại những năm tháng cũ khi chúng ta còn là những thanh niên hai mươi tuổi, đầy ắp nhiệt tình và tràn trề mộng mơ giữa lòng quê hương mẹ.
- Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát Song Thao Nhận định
- Phan Xuân Sinh, người của mọi người Song Thao Nhận định
- Ly Rượu Mừng Song Thao Phiếm
- Hát Cô Đầu Song Thao Phiếm luận
- "Ông Văn Nghệ" Võ Thắng Tiết Song Thao Nhận định
- "Trăm Cây Nghìn Cành" Của Nhà Thơ Triều Hoa Đại Song Thao Nhận định
- Đọc “Bốn Biển Là Nhà” Của Nguyễn Lê Hồng Hưng Song Thao Nhận định
- Ðọc Mùa Gặt Giữa Hư Vô của Dương Kiền Song Thao Nhận định
- Anh Thư Song Thao Giới thiệu
- Thành Tôn, Một Đời Mê Sách Song Thao Phiếm luận
• Ðọc Mùa Gặt Giữa Hư Vô của Dương Kiền (Song Thao)
Vĩnh Biệt Dương Kiền (1939-2015)
(Ngô Tằng Giao)
Nhà Văn Dương Kiền (quangduc.com)
Tác Giả và Tác Phẩm - Dương Kiền
(t-van.net)
Nhà văn Dương Kiền đã ra đi tại Na Uy
(vietbao.com)
- Tháng Năm Những Cơn Mưa Cuồng Xứ Huế
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |