1. Head_

    Lê Mộng Bảo

    (..1923 - 8.10.2007)

    Trần Tuấn Kiệt

    (.0.1939 - 8.10.2019)

    Đinh Tiến Mậu

    (.0.1935 - 8.10.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tản mạn đôi dòng về thơ Đoàn Văn Khánh trong THƠ MIỀN NAM THỜI CHIẾN (Hoàng Kim Oanh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-11-2022 | VĂN HỌC

      Tản mạn đôi dòng về thơ Đoàn Văn Khánh trong THƠ MIỀN NAM THỜI CHIẾN (Tập I, tr.99-101)

        HOÀNG KIM OANH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Đoàn Văn Khánh

      1. Bài thơ viết năm 19 tuổi


      Nếu khai sinh và các loại giấy tờ chính xác, thì nhà thơ, nhà văn Đoàn Văn Khánh (ĐVK) sinh ngày 1.6.1949. Năm tác giả viết bài thơ Hoá kiếp tôi được ghi cuối bài là năm Mậu Thân, năm1968. Nghĩa là lúc đó, chàng trai Đoàn Văn Khánh vừa xong bậc trung học đệ nhị cấp. Và, bình thường, lẽ ra, hết mùa phượng đỏ, 19 tuổi chàng đang thênh thang giảng đường, công viên, thư viện ở khung trời đại học đầy ước mơ, khát vọng tương lai... Nhưng cuộc đời có những ngả rẽ không ngờ. Tuổi trẻ của quê hương tôi năm tháng ấy bị bứt khỏi cuộc sống bình thường bình yên đó, bị ném vào cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, bi đát nhất, phi lý nhất... Mọi cánh cửa tương lai xin "Trả lại em yêu" *. 19 tuổi. Không phải được lang thang trên "con đường Duy Tân cây dài bóng mát", không có "khung trời đại học", những buổi đi về hò hẹn "uống ly chanh đường uống môi em ngọt...", mà như bao chàng trai thời loạn có trách nhiệm bất kỳ thời đại nào, bước chân của chàng thư sinh ấy không đi vào giảng đường mà mang nặng hành trang ước mơ và yêu thương đi ra mặt trận như biết bao chàng trai thời loạn ấy:


      Con đường đáo nhậm xa như nhớ

      Chiều mập mờ xiêu lạc dáng cò.

      Quán chật xanh lên rừng lính ướt,

      Mặt bơ phờ dính gió bao la.

      (Qua sông, Tô Thùy Yên)


      Trong bộ nhận định và biên khảo Văn học miền Nam 1954-1975 (Toronto, Nguyễn Publisher, 2016), Nguyễn Vy Khanh cho rằng một số bài thơ của Đoàn Văn Khánh trước 1975 “đã chuyển tải nội dung của thời đại chiến tranh, tình yêu hoặc đơn thuần thi ca chiều hướng nghệ thuật” và đánh giá những tác phẩm ấy là những đóng góp trẻ cho vườn thi ca miền Nam buổi ấy. Đúng vậy, những bài thơ quá trẻ. Tuổi trẻ Đoàn Văn Khánh đâu thể dửng dưng trước vận mệnh đất nước, dân tộc, cũng không thể chấp nhận cuộc sống, tình yêu Rồi cũng bọt bèo (tên một bài thơ của Đoàn Văn Khánh). “Chiến tranh đã là đề tài thường trực trong thơ ông. Những bài thơ gây nhức nhối tư duy nhưng dễ tìm đồng cảm.” Nhà nghiên cứu cũng ấn tượng: “Bài thơ Hoá kiếp tôi hợp cùng tiếng thơ hiện thực lẻ loi nhưng đầy nhân bản (...) Ở đây, với nhà thơ, chiến tranh đã thu gọn lại trong cảm nhận thân phận chân thật nhất" (VHMN 1954-1975, tr.849).


      Tự tôi hóa kiếp chính tôi. Tự tôi đóng quan tài cho tôi.


      Bài thơ năm 19 tuổi này của Đoàn Văn Khánh cũng từng xuất hiện trên Tạp chí Bách Khoa 365 (số ra ngày 15/3/1972), với bút hiệu Đoàn Bằng Hữu.

      HOÁ KIẾP TÔI


      Hai tấm ngắn. Bốn tấm dài

      Lầm lì tôi đóng quan tài cho tôi

       

      Khuya nay khâm liệm con người

      Tôi làm con thú nói cười huyên thuyên

       

      Bò lê khắp cả hai miền

      Cần chi cơm áo bạc tiền thành danh

       

      Cần chi lo chuyện tương tranh

      Hiệp thương, hưu chiến, yên bình... vu vơ

       

      Tôi làm con thú khù khờ

      Vẫy đuôi hạnh phúc bên bờ vực sâu

       

      Tôi làm cây súng hai đầu

      Đong đưa bóng chết qua cầu thế gian

      Mậu thân 68

      Thật không ngờ chàng thư sinh chỉ mới 19 tuổi ấy lại có thể thốt lên nỗi ám ảnh bi đát về cuộc chiến đến thế. Từng câu, từng chữ, bức tranh thân phận tuổi trẻ bị đánh cắp hằn như vết cắt. Câu lục mở đầu đanh lại. Nhịp ngắt 3/3 khác thường tức tưởi dồn nén. Nhà thơ đang gồng chặt nắm tay, đông cứng từng giác quan tri nhận để đối mặt với cái chết của chính mình: "Lầm lì tôi đóng quan tài cho tôi". Có ai từng nghĩ mình sẽ trải qua phút giây này, cảnh huống này. Tôi đang sống. Và tôi đang chuẩn bị tiễn mình vào cõi chết. Điệp khúc "Tôi làm con thú" 2 lần nhắc lại đau đớn bất lực phải chăng là một sự lên án mãnh liệt cái cuộc chiến tàn bạo vô nhân chống lại con người này.


      19t chàng hãy còn trẻ lắm nhưng cũng khí khái biết bao: cần chi những thứ vặt vãnh áo cơm bạc tiền danh lợi đua chen. Cần chi tương tranh máu chảy ruột mềm. Chàng cũng chua chát nhận ra mọi thứ giả trá phù phiếm phỉnh lừa "Hiệp thương, hưu chiến, yên bình... vu vơ".


      Tôi làm cây súng hai đầu

      Đong đưa bóng chết qua cầu thế gian.


      Hai câu kết ám ảnh quá.


      "Cây súng hai đầu" của ĐVK sao mà đầy hình tượng ám dụ gợi những mạch ngầm nhức buốt không dễ giải mã một cách giản đơn hời hợt... Sao lại “hai đầu? Nòng súng, đầu súng, mũi súng nhiệm vụ lạnh lùng đúng bổn phận chức năng của súng là nơi viên đạn được thoát ra khi bóp cò. Và tất nhiên phải sát thuơng hay kết liễu một mục tiêu nào đó. Một ai đó. Vào ai đây? Vào cái gì đây? Ai ta? ai địch ?


      Cây "cầu thế gian" mà tuổi thanh xuân Việt Nam đi qua quá chênh vênh, mờ mịt... và dường như chỉ có một đích đến cuối cùng: sự hủy hoại và cái chết. Biết là vậy. Nhưng bổn phận công dân, họ chấp nhận "đong đưa bóng chết" như tự làm xiếc với chính sinh mạng mình, chính thân phận mình giữa hai bờ sinh tử, thực hư... trong bom đạn vô tình...


      Nửa thế kỷ rồi.


      Làm sao có thể quên.


      Tôi đã lùi lại bao nhiêu ký ức ngày nào khi đọc bài lục bát lạ lùng lẽ thường không dành cho một người quá trẻ như ĐVK 51 năm xưa. Một thế hệ già trước tuổi. Một thế hệ bị đánh cắp mọi ước mơ hoài bão làm người.


      Hiện thực đất nước những năm 60, đặc biệt cái năm 1968 đầy biến động đã nhuộm màu tang thương qua tiếng thơ tự thức cật vấn, đớn đau, phủ định của tác giả ĐVK từ buổi mới đôi mươi… Nói về cái chết, 'tôi đóng quan tài cho tôi" cũng là diễn ngôn phản kháng cái chết của ĐVK khi cái chết đã trở thành một hiện thực nghiệt ngã thường trực đối mặt mặt trong tích tắc rủi may. Tỏ thái độ bất lực, chấp nhận, chua chát "tôi làm con thú nói cười huyên thuyên" hay 'khù khờ" cũng chính là thái độ phủ định chiến tranh lạnh lùng vô nhân chà đạp thân phận kẻ làm người...


      Tiếng lòng đau đáu ấy đâu chỉ của riêng ai... Nhưng cảm thức hiện thực tan vỡ trong thơ ĐVK đã vọng lên theo cách đầy ấn tượng của riêng chàng, khẽ chạm đến từng hình ảnh, từng con chữ…, vẫn chưa thôi nhức nhối người đọc hôm nay.


      Cảm ơn anh đã cho chúng tôi đau lại nỗi đau thành thực của một người trai thời loạn, để trân quý hơn những phút giây được sống trên đời...


      Hai tấm ngắn. Bốn tấm dài

      Lầm lì tôi đóng quan tài cho tôi


      Ôi thơ 19 tuổi.


      Còn gì bi đát hơn? Còn gì tuyệt vọng hơn? Tuổi trẻ Việt Nam! Tuổi trẻ Đoàn Văn Khánh!


      2. Bài thơ viết năm 21 tuổi


      Không bất ngờ như lần đầu, song chạm đến từng dòng thơ Đoàn Văn Khánh nửa thế kỷ trước, cảm xúc vẫn cứ tràn đầy, tràn cả vào giấc đêm trăng 17 lẻ loi một mình giữa bầu trời rộng xa xăm...


      Bài thơ thứ hai trong hai bài còn lại cũng ngang tàng chênh vênh và đắng nghẹn nỗi niềm chinh nhân thời loạn không kém. Nguyễn Vy Khanh đã chọn giới thiệu trọn bài vào bộ nhận định biên khảo nói trên và cho rằng “thơ Đoàn Văn Khánh còn tài tình, ngập ý khi nhìn lại cuộc đời, thân phận chung cũng như riêng.” (VHMN 54-75, tr.852)

      NĂM CÙNG THÁNG TẬN


      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Ném xuống dòng sông tờ lịch cuối

      Có phải bây giờ trời đương xuân

      Quanh đây không một niềm rạo rực

      Trong ta gượng gạo tiếng reo mừng


      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Khom lưng đứng nhìn con nước xuống

      Dề lục bình mắc cạn không trôi

      Đàn cá nhỏ quẩy đuôi thoi thóp

      Lao lung niềm tuyệt vọng sao nguôi


      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Đo chiếc bóng theo tia nắng quái

      Viên đá lệch còn vang vọng mãi

      Con đường lõa lồ nằm ngủ tênh hênh

      Gã vô danh an phần mộ thí


      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Đốt điếu thuốc bâng quơ đứng ngóng

      Sự chết nằm trên từng lá cây

      Sự sống nằm trong từng hơi thở

      Phó thác đời may rủi, rủi may


      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Đêm thức trắng ngày no cơn buồn ngủ

      Muốn nằm vùi nhưng xị đế cạn khô

      Banh miệng khóc khó rơi hạt lệ

      Vò tóc tai thèm được nổi điên


      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Quăng trái lựu đạn lên trời cao

      Dòng chữ rối buồn thiu bóp trán

      Thơ dành cho những tháng ngày sau

      (Cầu ông Vẽ, 1970

      Thơ miền Nam trong thời chiến, tr.99-101.)

      Gõ xong bài thơ dài nhất trong 3 bài thơ Đoàn Văn Khánh đăng trên "Thơ miền Nam trong thời chiến" tìm khắp google không có này, tôi chợt phát hiện mình ám ảnh nhất là khổ thơ cuối trong bài thơ 7 chữ 6 khổ, khổ 4 dòng khổ 5 dòng xen kẽ này. Nói đúng ra..., là ám ảnh bởi 1 từ duy nhất như chiếc chìa khóa bật lên cái tứ độc đáo, mở ra cả không gian thời gian và bức tranh hiện thực miền Nam những năm 70 mịt mù khói lửa…


      Quăng.


      Tựa bài "Năm cùng tháng tận". Nghĩa là đất trời đang vào xuân. Nhưng, nàng xuân đâu rồi không khoe sắc, khoe hương chỉ gượng gạo hững hờ mắc cạn, thoi thóp...nơi quan tái...


      Người lính và thơ.


      Chiến chinh như cơn ác mộng. Diễn ngôn kháng cự chiến tranh và cái chết phi lý đâu cần nhiều lời hoa mỹ vẽ vời. Tứ thiệt lạ. Cử chỉ cũng thiệt bất ngờ mà dứt khoát như trong cơn cuồng nộ phi lý: "Quăng trái lựu đạn lên trời cao". “Quăng” là vứt đi, bỏ đi, ném đi... thật xa một vật thể nào đó mình dứt khoát không còn muốn thấy lại nữa... Muốn "quăng" được tất nhiên phải dùng hết sức vung, sức bật vốn có không chỉ của đôi tay mà của cả đôi chân rướn làm đà, có khi còn phải huy động toàn lực của thân xác... Ở đây, như “viên đá lệch”, như “dề lục bình mắc cạn không trôi”, đến nỗi tuyệt vọng còn bị lao lung..., như con sâu đo tự đo bóng mình, khóc cười trong cơn vò đầu bứt tai “thèm được nổi điên” mà điên không nổi; muốn chết mà chỉ có thể “phó thác đời may rủi, rủi may”, chàng trai trẻ muốn tung hê tất cả, vượt thoát nỗi tù đọng ngộp thở của thời đại, quăng định mệnh đời mình lên tận trời cao. Cái khoảng không quá mênh mông xa vời vô cùng vô tận... Sức con người có thể chạm vô biên...?


      Trút bỏ hết. Quăng thật xa... quê hương điêu linh tương tàn tang tóc bao giờ hết lầm than...?

      Quăng đi. Quăng đi “tờ lịch cuối" trời xuân không rạo rực.

      Quăng đi. "Lao lung niềm tuyệt vọng chưa nguôi".

      Quăng đi. quăng đi những may rủi, rủi may:

      "Sự chết nằm trên từng lá cây.

      Sự sống nằm trong từng hơi thở"

      Quăng đi.

      "Đêm thức trắng, ngày no cơn buồn ngủ

      Muốn nằm vùi nhưng xị đế cạn khô

      Banh miệng khóc khó rơi hạt lệ

      Vò tóc tai thèm được nổi điên"

      Quăng hết đi. Chết chóc. Hận thù.

      Quăng đi.

      Quăng đi...

      Cả tôi.

      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Buổi chiều một mình trên thành cầu

      Cô đơn tận cùng trong câu mở đầu 6 khổ thơ lặp đi lặp lại như một điệp khúc buồn thê thiết. Tiếng nói thân phận tuổi trẻ vọng giữa thời gian và không gian tù đọng, đặc quánh. Buổi chiều. một mình. ngồi bên thành cầu. Người lính ấy chỉ còn đối diện với chính bản thân mình cùng nỗi cô đơn tột cùng, vắng lặng tột cùng, ở một nơi có lẽ cũng xa lạ tử sinh rình rập vô cùng: một tiền đồn biên cương heo hút sỏi đá hoang vắng thưa người nào đó… Hai tiếng ‘một mình” như điệp khúc xác lập tình thế chủ thể trữ tình trong thời khắc “năm cùng tháng tận”, xoáy vào lòng người đọc khoảnh khắc tâm thức cộng đồng thiêng liêng bao đời nay của người dân Việt: hòa bình, xum họp, đoàn viên…


      Chỉ còn khát vọng chưa bao giờ tắt trong trái tim thanh xuân đang rướm máu giữa cuộc chiến quá dài trên mảnh đất quê hương mà anh cũng như bao đồng đội đau đáu yêu thương.


      Hóa kiếp tôi.

      Năm cùng tháng tận

      Lao vào bụi đỏ mịt mờ

      Sau lưng gió đuổi bơ phờ tóc tai...

      để rồi "Rú chân ga phóng truy lùng quê hương"

      (Trên quốc lộ 13, tr.101)


      Có ai nghĩ ra chuyện" truy lùng quê hương" kiểu ĐVK? Rú chân ga. phóng. Mạnh mẽ và quyết liệt. Bất cần. Phải truy lùng cho được. Quê hương. Thần thoại. Tan hoang.


      Như một lời dự báo. Như là một khát khao. Như là một chấp nhận. Như là một... trối trăng, câu kết gieo những tia mộng mơ thật đẹp.


      "Thơ dành cho những tháng ngày sau"


      Ôi giấc mơ xa xỉ diễm tuyệt mùa chinh chiến. May sao, tạ ơn đời, giấc mơ hoài vọng dự báo đó đã không bị dập vùi tan nát cùng bom đạn bạo tàn. Người lính đã bước qua tử sinh trở về để giấc mơ thành hiện thực. Thơ- điều xa xỉ ấy bây giờ đã được ĐVK chắp cánh vui buồn mưa nắng nắng mưa tự tình cùng tình yêu và cuộc sống...


      Một đời nặng những lao lung

      Trăm cây ngàn lá trong rừng đã quên!

      (Mã lộ người, dẫn theo Nguyễn Vy Khanh, Sđd, tr.850)


      Viết xong bài này 2 năm trước, bây giờ đọc bài nhận định của Nguyễn Vy Khanh, chợt thấm thía kinh nghiệm đọc thơ ĐVK của nhà nghiên cứu này:

      “Ở Khánh, thơ đến làm chóng mặt không hẳn ở độ cao mà thường ở những cụ thể đời thường- nhất là thời chiến; sáng tác thơ mà như chơi trò thể thao “nặng ký”, “Tôi làm cây súng hai đầu/Đong đưa bóng chết qua cầu thế gian”- từ đỉnh cao rơi xuống vực thẳm và ngược lại, từ tận cùng bên dưới phóng lên”. Đơn giản, nhẹ nhàng, không cầu kỳ câu chữ hình thức, song chính ở những cái rất cụ thể, rất đời thường ấy cho thấy, với ĐVK, “thơ là cảm thức nghệ thuật thích ứng nhất để đến với đời, với người”, với thời đại và lịch sử…


      Và, thật đúng như kinh nghiệm đọc của tôi hôm nay, thơ Đoàn Văn Khánh trên Văn học miền Nam thời chiến và những sáng tác sau này, dù ở đề tài, hình thức thể loại nào, cũng là loại “thơ để nghiền ngẫm và ngay cả người đọc sẽ phải sống lùi lại thời gian và những câu hỏi thực hiện sinh, thực sâu lắng nhất!” (Nguyễn Vy Khanh, Sđd, tr.854)

      Thị Nghè, 9.6.2019

      Đọc lại, 1.6.2021

      HKO


      * Phạm Duy sáng tác ca khúc "Trả Lại Em Yêu" năm 1971, trong lúc chiến tranh đang tiếp tục nuốt chửng hàng hàng lớp lớp các chàng trai của cả một thế hệ, miền Nam cũng như miền Bắc. Bài hát làm xao xuyến bao tâm hồn thanh niên thiếu nữ Sài Gòn thời đó.


      Hoàng Kim Oanh

      Mguồn: phamcaohoang.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tản mạn đôi dòng về thơ Đoàn Văn Khánh trong THƠ MIỀN NAM THỜI CHIẾN Hoàng Kim Oanh Nhận định

      - Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … Hoàng Kim Oanh Nhận định

      - Nguyễn Lệ Uyên Với Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay Hoang Kim Oanh Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Đoàn Văn Khánh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đoàn Văn Khánh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tản mạn đôi dòng về thơ Đoàn Văn Khánh trong THƠ MIỀN NAM THỜI CHIẾN (Hoàng Kim Oanh)

      - Đôi nét về thơ văn của Đoàn Văn Khánh (Đào Nguyên Thông)

      - Cảm thức hư vô về kiếp nhân sinh trong thơ Đoàn Văn Khánh (Thiện Mỹ)

       

      Tác phẩm của Đoàn Văn Khánh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang Thơ (Đoàn Văn Khánh)

      - Bài tiễn Chu Trầm Nguyên Minh

      - Như Nước Trong Nguồn

      - Trùng trùng duyên khởi

         Thơ văn trên mạng:

      - luanhoan.net - vanchuongviet.org

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)