|
Trầm Tử Thiêng(1.10.1937 - 25.1.2000) | Trần Dzạ Lữ(..1949 - 25.1.2024) | Tuệ Mai(..1928 - 25.1.1982) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Cuộc gặp gỡ đầu năm 2019, cũng là lần đâu tiên tôi gặp nhà văn Nguyễn Lệ Uyên, tác giả gần 50 truyện ngắn ấn tượng cũng như nhiều bài nghiên cứu phê bình sâu sắc về các cây bút miền Nam mà tôi thường xuyên tham khảo từ gần 10 năm nay trên trang vanchuongviet và tìm được nhiều thông tin, nhận định vô cùng đúng đắn, giá trị trong cái thời buổi ”văn chương đồng phục”, “văn chương khẩu hiệu”, “văn chương phải đạo” này. Một số bài viết của tôi cũng từng trích dẫn tài liệu tham khảo/ý kiến nhà phê bình Nguyễn Lệ Uyên...
Sau này, đều đặn... mỗi tháng 2 kỳ, một đàn anh ở nửa vòng trái đất bên kia TBD, phụ trách trang T.Vấn và bạn hữu, gửi vào inbox cho tôi... tác phẩm Nguyễn Lệ Uyên gần như đầy đủ...
Biết anh là một cây bút trong nhóm Ý Thức, là bằng hữu tri âm tri kỷ của các đàn anh ấy, đọc văn rồi, tôi mong có dịp được gặp người... Thôi thúc hơn nữa khi biết anh là người “Hiệp sĩ” mà lần
Quán Văn tự nhiên bị một quan bút địa phương “chụp mũ” đã “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” từ tận Phú Yên múa bút viết ngay một bài lập luận thẳng thắn công tâm tình lý rạch ròi... Phản ứng hiệu quả...
Song, tiếc là hai lần Quán Văn đi ngang Phú Yên, tưởng đã có thể ghé thăm anh nhưng rồi lại không thực hiện được...
Tôi vẫn ghi nhớ còn một cây bút Ý Thức đang sống và viết ở Phú Yên...
Đọc nghiên cứu phê bình, tiểu luận và cả tạp văn của anh tôi gặp lại những tác giả miền Nam một thời yêu mến của tôi... Nguyễn Nho Sa Mạc, Hoài Khanh, Nguyễn Bắc Sơn, Vũ Hữu Định, Võ Hồng... và xúc động nhất là những trang viết về Phạm Ngọc Lư... văn thì “sáng tạo không ngừng trong những câu chữ lấp lánh”, còn thơ thì “như một vết cứa vào tim người”... (Nhớ Phạm Ngọc Lư). Rồi những bài tiểu luận chân dung hết sức chân tình dựa trên nền tảng vững vàng những kiến thức văn chương miền Nam mà anh vừa là nhân vật vừa là người sáng tạo, vừa là người trong cuộc kiêm luôn cả chứng nhân... soi chiếu về những người bạn một thời của anh, những người anh xa xôi mà thân thiết một lòng đau đáu với văn chương của tôi: Luân Hoán, Trần Hoài Thư, Lữ Quỳnh, những “soái ca” gần gũi và quý mến Lữ Kiều, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyên Minh, Khuất Đẩu, Trương Văn Dân, chị Âu Thị Phục An... hay mới gặp đôi lần như anh Hạc Thành Hoa...
Đọc truyện ngắn của anh, tôi lại quặn lòng nhức nhối về những tháng ngày dài trên quê hương sau chinh chiến và ngạc nhiên vì một người góc cạnh như anh lại có những trang mượt mà lắng đọng... Truyện ngắn của anh đầy ắp yêu thương trăn trở và cũng bừng bừng căm giận. Tính chất rạch ròi ấy cảm tưởng như toả ra từ cá tính mạnh mẽ của chính người viết, từ chính mảnh đất xuơng rồng gai góc nắng gió của anh... Những trạng thái đối lập ấy cứ quyện vào nhau trang này trang khác, mẫu nhân vật này mẫu nhân vật khác... đa thanh, đa chiều kích, xô người đọc tới một cái tận cùng của xót thương hay khinh bỉ, phẫn nộ...
Ôi, cái thế hệ ”không có tuổi trẻ và được gọi với cái tên rất mực mỹ miều nức nở: Thế-hệ-chiến-tranh” - theo cách nói của anh- không biết đến bao giờ những cơn ác mộng ấy thôi giày vò...
Tôi nhớ đã có lần đọc trong bài viết của anh đoạn này:
“Lòng chùng. Chân mỏi. Chẳng còn những ham muốn bay nhảy như thuở nào, rất xa qua những tờ lịch mà lại gần như một cơn mơ. Cuối cùng thì đành lui về căn nhà cổ xưa, nấp sau vườn cây rậm rạp như thể quy ẩn, đến nỗi ông bạn văn Trần Hoài Thư tận xứ người giá buốt, hạ bút vẽ nguyệch ngoạc chân dung tôi: “con sói già cô đơn giữa bãi xương rồng” (Nguyễn Lệ Uyên, Bên ly cà phê, rượu, thấp thoáng bóng LỮ QUỲNH)
Không đâu các anh ơi, làm sao có thể cô đơn khi những trang viết của thế hệ các anh đã và đang lặng lẽ gieo lại niềm tin ngay trong hoang tàn đổ nát này, trong cái “thế gian đang lung lay, nghiêng ngửa này” (NLU, Phía sau những mảnh vỡ cuộc sống trong truyện Trương Văn Dân)
Chân có thể mỏi. Lòng không thể chùng và chùn ... để tất cả những gì tốt đẹp, lần nữa, chìm trong tăm tối... phải không anh Quynh Lu, Ng lu...?
Cảm ơn vanchuongviet, T.Vấn & Bạn hữu đã kết nối và chia sẻ khá nhiều tác phẩm của Nguyễn Lệ Uyên.
Đọc lang thang trên net thì đọc vậy, nhưng hạnh phúc được cầm trên tay một văn bản in, cảm nhận từ mùi giấy mới đến từng con chữ nhảy múa trước mặt, hiện hữu... vẫn là đam mê từ ngày bắt đầu biết đọc sách đến bây giờ...
Thật xin lỗi anh vì cái lỡ hẹn ngày cuối năm... Đành chờ “Trang sách và những giấc mơ bay” tập III vậy...
Ôi tối về mở fb mới hay tình cờ sao hôm nay là Sinh nhật của anh Nguyễn Lệ Uyên.
Lan man vài dòng về cuộc gặp gỡ đầu năm, đầu tiên này, cùng lời chúc mừng sinh nhật bình an, mạnh khỏe, mọi điều tốt đẹp nhất luôn ở bên anh và những trang sách, những giấc mơ bay của anh, của mọi người sẽ không bao giờ ngừng lộng gió giữa cuộc đời...
Tôi nhớ có lần cũng nói về anh Nguyên Minh như vậy.
Cho những giấc mơ bay lên...
Ngày mới.
Tuổi mới.
Trang sách mới.
Những giấc mơ mới...
để gió cuốn đi...
HAPPY NEW YEAR!
HAPPY BIRTHDAY anh Ng Lu!
1.1.2018
(Nguồn: https://www.facebook.com/hoang.k.oanh/posts/10215533185460004)
- Tản mạn đôi dòng về thơ Đoàn Văn Khánh trong THƠ MIỀN NAM THỜI CHIẾN Hoàng Kim Oanh Nhận định
- Nguyên Minh và Màu tím hoa mua, anh còn nợ … Hoàng Kim Oanh Nhận định
- Nguyễn Lệ Uyên Với Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay Hoang Kim Oanh Tạp bút
• Nguyễn Lệ Uyên Với Trang Sách Và Những Giấc Mơ Bay (Hoang Kim Oanh)
• Đọc bút ký văn học của Nguyễn Lệ Uyên (Trần Doãn Nho)
• Đọc Mưa trên sông ĐăkBla (Lê Văn Thiện)
• Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng (Khuất Đẩu)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Lệ Uyên (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Lệ Uyên (Học Xá)
Đọc: Sông Chảy Về Núi của Nguyễn Lệ Uyên (Phạm Văn Nhàn)
Đọc: Mưa trên sông Đăkbla của Nguyễn Lệ Uyên (Lê Văn Thiện)
Nguyễn Lệ Uyên trả lời phỏng vấn của Talawas
Nhà Văn Nguyễn Lệ Uyên qua người vợ, bà Nguyễn Thị Hoa
Chân Dung Tự Vẽ (luanhoan.net)
Tập truyện ngắn Nguyễn Lệ Uyên
Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn
(Nguyễn Lệ Uyên)
Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc (Nguyễn Lệ Uyên)
Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ (Nguyễn Lệ Uyên)
Bài viết trên mạng:
sangtao.org, t-van.net damau.org,
luanhoan.net, vanchuongviet.org,
tranthinguyetmai.wordpress.com.
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |