|
Lê Mộng Bảo(..1923 - 8.10.2007) | Trần Tuấn Kiệt(.0.1939 - 8.10.2019) | Đinh Tiến Mậu(.0.1935 - 8.10.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Dương Thượng Trúc
Cách nay khá lâu, bất ngờ, tôi nhận được một youtube âm nhạc Việt Nam, chuyển vào email box của tôi. Tên người gửi là Mũ Nâu 11.
Hai chữ Mũ Nâu gợi lại trong lòng tôi hình ảnh người em chồng – Thiếu Úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung, tử trận tại Bình long, năm 1972 – mà tôi đã viết cho Trung một bài với câu cuối: “Từ nay, chị sẽ tìm hình bóng em qua nhân dáng oai hùng của Người Lính Mũ Nâu!” Tôi mỉm cười và biết chắc chắn rằng người gửi youtube tặng tôi phải là một “Ông Biệt Động Quân”! Từ hình ảnh của Trung, tôi cảm thấy thân thiết ngay với anh Mũ Nâu.
Sau khi nghe youtube với những tình khúc mà ngày xưa tôi thường đàn và hát, tôi emailed cảm ơn anh Mũ Nâu đã chuyển cho tôi một tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật cao.
Emails qua lại nhiều lần, tôi mới biết anh Mũ Nâu cũng là một ngòi bút nhà binh, bút hiệu Dương Thượng Trúc.
Lúc này tôi mới nhớ là tôi đã thấy bút hiệu Dương Thượng Trúc trên nhiều tờ báo có giá trị tại Hoa Kỳ như Kỷ Nguyên Mới, Thế Giới Mới, nguyệt san KBC, v. v…
Giao tiếp lâu hơn nữa tôi mới được biết, ngoài việc viết văn xuôi, anh Mũ Nâu Dương Thượng Trúc còn sáng tác nhạc và thơ.
Trong địa hạc văn học nghệ thuật, về nhạc, tôi biết vài nhạc sĩ mặc quân phục, như: Nguyễn Văn Đông, Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Lam Phương, v. v… Về thơ, chúng ta có những nhà thơ mặc quân phục, như: Luân Hoán, Trang Châu, Hà Huyền Chi, Tô Thùy Yên, Hữu Phương, v. v…Về văn xuôi, chúng ta có Phan Nhật Nam, Thế Uyên, Hoàng Khởi Phong, Trần Hoài Thư, v. v…
Nhân vật từng mặc quân phục, có biệt tài cả văn, thi, họa, tôi chỉ biết có ông Tạ Tỵ. Và nhân vật từng mặc quân phục, có biệt tài cả về văn, thơ và âm nhạc, tôi chỉ biết anh Mũ Nâu Dương Thượng Trúc.
Về nhạc, tôi chỉ là người chơi đàn Accordéon chứ không phải là một nhạc sĩ sáng tác; thơ thì tôi chỉ biết thưởng thức chứ tôi chưa bao giờ sáng tác; vì vậy, tôi chỉ xin góm ý về văn của nhà văn Mũ Nâu Dương Thượng Trúc.
Tôi được hân hạnh đọc tác phẩm văn chương thứ hai của nhà văn Dương Thượng Trúc, tựa đề Mắt Ngọc.
Lật vài trang trong tập truyện Mắt Ngọc, tôi thấy truyện Anh Tango. Nhờ đã tham dự nhiều cuộc hành quân hỗn hợp của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trên sông rạch, tôi nhận ra ngay: Anh Tango là ám hiệu truyền tin của một “thẩm quyền”. Đã là ám hiệu truyền tin thì tôi nghĩ, có lẽ đây là một câu chuyện hừng hực lửa chiến trường như những tác phẩm mang tính cách phóng sự của Phan Nhật Nam; nếu không hừng hực lửa chiến trường thì cũng phần nào nói lên tâm trạng của tác giả trong cuộc chiến như truyện dài Tiền Đồn của Thế Uyên; hoặc như Tạ Tỵ trong tác phẩm Đáy Địa Ngục, viết lại những khổ đau, nhục nhằn khi bị Cộng Sản Việt Nam đày đọa trong các trại tù.
Nhưng không, truyện ngắn Anh Tango rất dễ thương. Tác giả đưa vào văn chương sự nghịch ngợm đáng yêu của “mấy ông Lính” làm chao đảo trái tim của nữ sinh.
Đọc 12 truyện ngắn trong tập truyện Mắt Ngọc, tôi cảm thấy rất gần gủi với nhân vật và tình cảnh trong truyện; bởi vì, trong vài truyện, tác giả đã viết bằng giọng văn bình dị miền Nam. Và trong những truyện khác, tác giả lồng vào câu chuyện những danh từ nhà binh rất thân thương như: “Thằng ông nội”, “nhầm nhò gì ba cái lẻ tẻ”, “thẩm quyền”, “ông thầy”, v. v…
Là sĩ quan của một trong các binh chủng ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có khẩu hiệu là “Biệt Động Quân, sát!” nhưng văn phong của anh Dương Thượng Trúc lại dịu dàng và lênh láng tình cảm. Tình cảm giữa cấp chỉ huy và thuộc cấp; tình cảm của người lính chiến và em gái hậu phương; tình cảm của người lính chiến với những địa phương mà người lính đã dừng quân, đã xung trận.
Một trong những địa phương mà người lính chiến Mũ Nâu Dương Thượng Trúc không thể không nhắc đến trong tác phẩm của anh, đó là Pleiku trong truyện ngắn Mắt Ngọc.
Hình ảnh người lính chiến trong truyện Mắt Ngọc qua ngòi bút của Dương Thượng Trúc thật dễ thương và lãng mạng: “Cài lại khuy áo Field Jacket, Thụy xốc ba lô, vác Guitar lên vai, lửng thửng đi ra cổng phi trường…” Khi đọc những dòng chữ này tôi tưởng như hình ảnh phi trường Pleiku hiện rõ trong mắt tôi và văng vẳng trong không gian im vắng là tiếng Violon lảnh lót cùng tiếng hát mượt mà của Elvis Phương: “…Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông; nên tóc em ướt và mắt em ướt…Phố núi cao phố núi trời gần…Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng…”
Nếu trong truyện Mắt Ngọc tác giả “vẽ” nên hình ảnh lãng mạng tuyệt vời của Người Lính thì trong truyện Thằng Cọp Con, cuộc sống bấp bênh của người dân ở những vùng “ngày Quốc Gia, đêm Cộng Sản” cũng được tác giả diễn đạt rất trung thực:
“…vùng đất này khá phì nhiêu, nếu không có chiến tranh thì cuộc sống không đến nỗi nào. Mùa màng thất bát vì chiến cuộc, lại còn thuế má cho bên kia…Cha em tham gia kháng chiến chống Pháp mong có Tự Do Độc Lập để cuộc sống đỡ vất vả hơn. Ông đem ước vọng ‘Ngày Mai Tươi Thắm’ đặt tên cho bốn chị em tụi em. Nhưng ước mơ đó chẳng bao giờ đạt được, vì Ông đã hy sinh trước đó vài tháng, ngay trong cái năm hòa bình được tái lập. {…} Chị hai Ngày lấy chồng là xã đội du kích, chết trong trận Mậu Thân. Anh ba Mai làm giao liên, lọt ổ phục kích chết năm kia. Giữa năm rồi, họ tấn công đồn, nhà em nhận nguyên trái mọc-chê, vì ở gần đó. Má em với chị Hai chết cùng ngày. Đến cuối năm, chị tư Tươi bị họ lùa đi gài mìn đắp mô ngoài lộ cái, chẳng may mìn nổ, chết không nhìn được xác…”
Đời sống của người dân ở vùng “xôi đậu” thì thê thảm như đoạn văn đã trích dẫn bên trên; còn đời sống của người dân sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam thì như thế nào? Kính mời độc giả đọc truyện Dị Mộng để thấy những thảm trạng trong thời “bao cấp”:
“… Ngày ấy, tôi đang bị sốt nặng, nằm liệt giường vì vừa không có thuốc vừa không có thức ăn. Trong nhà chỉ còn nửa bơ gạo, u tôi đang định nấu cháo thì trời đổ cơn mưa. U bảo để u đi bắt còng về ram cho tôi ăn cháo. {…} Tôi nằm thiêm thiếp với giấc mơ cháo còng. {…} Mưa càng to bụng tôi càng cồn cào. Tôi nghĩ đến lúc được cắn cái chân còng dòn tan mà ứa cả nước bọt. Còng chỉ rang muối thôi chứ nhà làm gì có mỡ! Tôi thiếp đi trong cơn đói là như thế với những cái chân còng rang muối.
Giật mình tỉnh dậy thì trời đã sáng, gọi mãi chả thấy u trả lời. Tôi chạy vội ra sân và la to cầu cứu. Mọi người xúm lại đi tìm. Và phát hiện u tôi chết đuối tự lúc nào bên một bờ ruộng sâu…”
Thật ra không phải tất cả truyện trong tác phẩm Mắt Ngọc đều được tác giả đưa ra bề trái cuộc đời; có vài truyện tác giả viết rất duyên dáng, dí dỏm, chỉ vừa đủ vui để độc giả mỉm cười, như truyện For Rent và Nhất Quỷ Nhì Ma…
Không hiểu tác giả Dương Thượng Trúc có bị ảnh hưởng câu: “There is no real ending. It’s just the place where you stop the story.” của Frank Herbert hay không mà tác giả thường không kết thúc câu chuyện một cách “tròn trịa” như lối kết thúc cổ điển. Tác giả thường “bỏ lửng” câu chuyện để độc giả tự tìm kết cuộc cho câu chuyện tùy theo cảm quan của độc giả.
Đọc truyện của nhà văn Dương Thượng Trúc, tôi thường khó nhận ra những tình tiết pha lẫn giữa hư cấu và sự thật. Đây là biệt tài của một ngòi bút đa dạng.
Dù viết dưới dạng thức nào thì tác phẩm của nhà văn Dương Thượng Trúc cũng chinh phục được người đọc bằng những vần thơ của chính tác giả hoặc là của bạn hữu và lời ca của vài nhạc khúc.
Trước khi dừng bút, tôi xin mượn lời của Stephen King để gửi đến nhà văn đa tài Dương Thương Trúc: “A little talent is a good thing to have if you want to be a writer. But the only real requirement is the ability to remember every scar.”
17/08/2019
- Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc Điệp Mỹ Linh Giới thiệu
- Bên Sông Thạch Hãn Điệp Mỹ Linh Truyện ngắn
- Nhạc sĩ Trường Sa với những dòng sông xưa Điệp Mỹ Linh Phỏng vấn
• Giới thiệu tác phẩm Mắt Ngọc của Dương Thượng Trúc (Điệp Mỹ Linh)
- Giới thiệu Tuyển Tập Mắt Ngọc - Dương Thượng Trúc (Huy Tâm Channel )
- Mãn tù…
- Mẹ ơi
- Khóc Mẹ
Tác phẩm trên mạng:
- vietbao.com - saimonthidan.com
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |