|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Khuất Đẩu
Đầu Xuân Mậu Tý, Quỳnh rủ tôi giang hồ một chuyến ra Trung. Quỳnh từ Mỹ mới trở về. Tôi sống ở Sài Gòn. Những người bạn chúng tôi cần gặp đang sinh sống ở một thành phố miền duyên hải. Lê, Trần tôi vẫn thường xuyên liên lạc qua email hoặc gặp mặt. Riêng Quỳnh sau bao nhiêu năm cách xa. Giữa họ đầy kỷ niệm của một thời xưa cũ. Nhưng người mà Quỳnh nôn nóng muốn gặp mặt lại là một người xa lạ. Đó là Khuất Đẩu...
Ngày xưa, trước năm 1975, thời chúng tôi làm tờ Bán Nguyệt San Văn Học ngoài số anh em thân nhau từ thuở còn cắp sách đến trường chúng tôi còn những người bạn mới quen qua những bài thơ văn của họ gởi đến Toà soạn. Chúng tôi hẹn gặp nhau. Quán bên đường. Uống vài cốc rượu. Quán Cà phê “Cháo Lú” của họa sĩ Vị Ý tìm một góc nhỏ chuyện trò mọi thứ. Rồi chúng tôi thân nhau, thương mến nhau. Có người mãi đến 40 năm sau dù bây giờ họ đã xếp bút giữa chúng tôi vẫn còn một tình bạn. Có kẻ đã gục ngã chết ngoài mặt trận, dù chúng tôi vừa mới gặp nhau trước đó một ngày, nhưng qua những tác phẩm văn chương anh để lại cho đời, cho tôi, qua cuộc bể dâu của lịch sử, qua thời gian dài đằng đẵng vẫn tồn tại một giá trị văn học. Có bạn một thời đời sống chết với tờ báo, đã từng ăn nằm ở dề với chúng tôi, nhưng khi thời cuộc xoay tròn họ quay lưng phủ nhận một thời đã sống, đã viết. Dù họ không làm hại gì đến chúng tôi nhưng giữa chúng tôi đã có một hố ngăn cách sâu thẳm.
Trong bài viết này tôi không muốn nhắc đến tên các bạn văn đã cho tôi một nguồn sinh khí dồi dào để đến ngày nay, tuổi đã già, tóc bạc phơ, những cơn bệnh thường đến khi chuyển trời, tôi vẫn ngồi trước máy vi tính gõ vào bàn phím những trang chữ, hầu hết truyện. Ở Việt Nam chúng tôi không đủ điều kiện để tiếp tục làm báo văn học nhưng tôi vẫn mong một ngày nào đó mộng mình ấp ủ bao nhiêu năm sẽ thành hiện thực.
Qua Thư Quán tôi có thêm nhiều bạn văn mới. Khi trở về quê hương họ đến tìm thăm tôi. Bỏ hết những xã giao thường tình chúng tôi chỉ nói chuyện về văn chương chữ nghĩa. Có người hiện sinh sống ở Việt Nam, cùng một thành phố, thế mà bao nhiêu năm chúng tôi mới gặp mặt nhau. Như trường hợp của Khuất Đẩu.
Tác phẩm của tôi được tái bản ở Việt Nam do nhà xuất bản Thanh Niên đứng tên. Tôi có đưa cho Kim của vài cuốn để chị tặng thân hữu và chị có tặng Khuất Đẩu. Kim cho tôi biết KĐ muốn gặp tôi. Và KĐ có nhờ chị chuyển cho tôi bản thảo NTNCN. Nói thật, đầu tiên cầm tập bản thảo đánh vi tính của một người lạ tôi lưỡng lự vô cùng. Nhớ lại lời Kim nói qua điện thoại: “Lạ lắm anh NM ạ”. Tôi đọc vì hiếu kỳ. Vài trang đầu tiên đã làm tôi rợn người. Vài trang cuối làm tôi bàng hoàng. Thế là tôi thức đêm để đọc một mạch 100 trang khổ 4. Dù chưa đến sáng tôi gọi điện thoại cho Kim, nói cảm xúc của tôi khi đọc tác phẩm đó và tôi cũng muốn gặp anh ấy.
Anh tìm đến nhà tôi sau một đêm đáp chuyến tàu từ ngoài trung vào, mới thấy mặt nhau nhưng chúng tôi đều mang cảm giác là mình đã quen biết và thân nhau từ mấy mươi năm trước. Hình như văn chương của anh thấm vào hồn tôi và ngược lại. Cả hai đều thốt lên: “Đáng lẽ ra tụi mình phải gặp nhau từ 40 năm trước.” – “Bây giờ cũng chưa muộn.”
Anh đưa cho tôi xem bản thảo Người Tử Tù đánh máy chữ trên giấy pelure mỏng đã hoen ố. Anh viết từ năm 1969. Tôi lấy làm lạ đáng lẽ anh xuất hiện trên các báo văn học tại miền Nam vào lúc đó. Anh cười cho biết: Thời điểm đó anh đang trốn lính, sống chui nhủi ở miệt quê. Anh bảo nếu không có chị C, vợ anh cất giữ thì tập bản thảo này cũng thất lạc mất rồi.
Qua anh tôi lại biết thêm về chị C cũng có một thời thơ ấu là cô bạn gái láng giềng của tôi ở một thị xã bé nhỏ. Nó về sự nghiệp văn chương của KĐ mà không nhắc đến vợ anh thật là một điều khiếm khuyết. Hầu hết những tác phẩm anh viết ra đều có chị tham gia góp ý và chia sẻ. Chị là độc giả đầu tiên và là người gìn giữ những gì chồng mình đã viết ra. Khó mà có một người vợ như thế phải không Khuất Đẩu?
Chúng tôi thường gặp nhau, trên căn gác nhỏ, nhìn khoảng trống bao la cỏ mọc xanh rờn, nhìn trời mây xanh lam trôi đi nhè nhẹ, nhìn những đàn chim sẻ từ bãi cỏ bay lên rồi đáp xuống nơi khác cận kề, chúng tôi không nói một lời nào, nhìn vào mắt nhau như gặp lại chính mình.
Sau đó chúng tôi góp ý về những tác phẩm mình mới viết. Rất thẳng thẳng, không câu nệ. Anh nhìn ra những khiếm khuyết của tôi và ngược lại tôi bổ sung những thiếu sót của anh. Vợ tôi rất vui khi thấy suốt ngày hai ông già tóc bạc phơ, mới quen biết nhau mà thành tri kỷ, hết ngồi lại nằm ngửa trên giường mãi mê nói chuyện văn chương chữ nghĩa như những ngày còn trẻ, tuổi thanh xuân, miệt mài say mê làm báo tôi quên cả ngày giờ hẹn hò với người yêu.
Anh đưa cho tôi bản thảo “Người giữ nhà thờ họ” mà anh vừa mới viết xong. Tập này khoảng 50 trang A4. Tôi hẹn anh, sau khi đọc xong sẽ email cho anh với những ý kiến chủ quan của tôi.
Cả hai tác phẩm Những Tháng Năm Cuồng Nộ và Người Giữ Nhà Thờ Họ đều lấy bối cảnh lịch sử 9 năm kháng chiến ở Liên khu 5. Những cảnh đó tôi cũng đã từng nghe những người anh chị em bà con phía Mẹ tôi đã kể lại khi đất nước chia đôi, Mẹ tôi đã ra đó đón họ về cùng chung sống một nhà với tôi. Nhưng tôi dửng dưng chưa nhận ra cái phi lý, cái phận người phải đảo điên trong hoàn cảnh lịch sử đó. Bây giờ, tuổi đã cao, thành ông nội ông ngoại tôi, tôi mới thấm thía, giật mình. Thì ra, có một thời thế hệ chúng tôi đã từng điêu đứng như vậy.
Còn một tác phẩm nữa. Đó là “Mẹ bình thường” anh cũng mới viết nhưng chưa vừa ý, anh bảo tôi để một thời gian nữa để chiêm nghiệm lại. Tôi cũng chờ xem.
Ngoài ra anh còn viết những truyện ngắn về những nàng công chúa trong lịch sử Việt Nam như Mỵ Châu, Trọng Thủy. Huyền Trân Công Chúa, Ngọc Hân Công Chúa với cái nhìn mới mẻ. Ngày xưa anh đã từng dạy môn sử ở một trường Trung học.
Trong những truyện ngắn anh cũng mới viết: Thằng Bù Nhìn, Thư gửi người tình trăm năm, Những Con Đom Đóm. Đọc NCĐĐ, một truyện ngắn mà tôi phải rùng mình, xúc động đến chảy nước mắt. Trước mặt tôi cứ chập chờn những con đom đóm, linh hồn của trẻ thơ, tình mẫu tử thiêng liêng mà anh đã lồng vào trong một hoàn cảnh bi đát tàn nhẫn của xã hội bấy giờ.
Bây giờ tôi trở lại chuyên giang hồ đầu xuân. Quỳnh và tôi đáp chuyến tàu hỏa, ngồi ghế mềm, để được nhìn cảnh vật hai bên đường, cùng những sinh hoạt của hành khách trên toa. Chúng tôi ngồi cả 10 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Tới ga vào lúc 2 giờ sáng, may mà tôi có nhờ người em họ ra đón và đưa chúng tôi về khách sạn.
Ngủ một giấc ngon lành sau một ngày mệt mỏi. Mãi đến 7 giờ mới thức dậy thì đã nhận được điện thoại của Lê hỏi chúng tôi đã đến chưa? Rồi. Tôi cho anh biết địa chỉ Khách Sạn. Một tiếng đồng hồ sau cả Lê và Trần kéo đến. Quỳnh nhìn chăm bẳm hai người bạn và ngược lại. Một lát sau cả bọn đều thốt lên: Tụi mình già cả rồi. Mấy chục năm mới gặp lại nhau. Tay bắt, mặt mừng.
Ngồi phía sau xe honda, đội chiếc nón bảo hiểm, Quỳnh cứ nhìn qua nhìn lại hai bên đường, nhà cửa phố xá mọc lên như nấm, khang trang, bề thế. Đã qua thời chiến tranh, đổ nát, điêu tàn.
Năm 1985 tôi cũng có dịp trở về nơi này. Cũng như các thành phố khác, phố xá vắng tanh, buồn bã. Rồi cũng qua đi một thời bao cấp. Bây giờ đường xá rộng rãi, thẳng tắp, ngã năm, ngã sáu, đèn xanh đèn đỏ. Nhà hàng máy lạnh. Quán Cà phê rộng rãi sân vườn. Sang trọng. Ghế nệm, bàn gương. Khách trai gái từng đôi áo quần đủ kiểu đủ cách. Bốn ông già chúng tôi tìm ngồi ngoài sân dưới tàn lá cây cổ thụ uống cà phê và ăn sáng. Còn để một chiếc ghế trống cho một người sắp đến. Lần này cũng như lần trước Lê phải lên ga đón KĐ từ miệt ngoài đáp chuyến tàu hỏa vào để gặp anh em. Lần trước, chưa thấy mặt nhau, Lê nhận ra ngay ông già ốm nhom, cao ngóng, mái tóc bạc phơ bồng bềnh, đang đứng lơ ngơ giữa sân ga. KĐ chợt nhận ra người đàn ông dáng to lớn cồng kềnh đang hướng về mình. Cả hai đều thốt lên: “Có phải...” Bắt tay nhau thật chặc. Tiếng cười mừng rỡ vang lên giữa sân ga đã vắng hành khách.
Lần này Khuất Đẩu gặp thêm một người bạn văn mới nữa trong bọn tôi. Quỳnh và KĐ nói chuyện bộ bộ xem như giữa họ đã quen thân nhau từ lâu xa nhau một thời gian dài giờ mới gặp nhau lại.
Buổi trưa năm anh em kéo nhau về nhà Lê, ở miệt vườn. Tôi mải mê nhìn những cánh đồng lúa còn xanh um, những con bù nhìn rải rác giữa trời. Tôi liên tưởng đến một truyện ngắn của KĐ viết về những thằng người đó.
Buổi chiều về ăn Tết muộn nhà Trần. Ngang qua khu nhà cổ còn vài mái ngói âm dương dưới chân ngọn núi. Bầy khỉ năm mươi năm trước giờ còn đâu?
Buổi tối Lê và Trần ra ga tiễn đưa chúng tôi đi. Khuất Đẩu bỏ vé tàu về quê để cùng chúng tôi tiếp tục một cuộc hành trình ngắn nữa. Trên toa tàu, đáng lẻ cả ba chúng tôi phải ngồi ghế phụ ngay khoảng cách giữa hai toa, người kiểm soát tàu dẫn chúng tôi vào một toa giường nằm xin ngồi ké chỗ. Anh nói với hành khách trong toa: “Xin phép vì các cụ già.” Một thiếu nữ, tuổi đáng còn chúng tôi, nhường chỗ mình đang nằm. Nhìn Khuất Đẩu tôi lại nghĩ đến truyện “Thư gửi người tình trăm năm”. Bối cảnh cũng trên một chuyến tàu hỏa giữa một ông giáo tuổi trung niên hẹn cùng một cô học trò. Giữa cảnh làm tình trần tục, thần tượng của cô từ từ sụp đổ, tan tành.
Mặc dầu tiếng tàu xục xịch, ba anh em chúng tôi cứ chụm đầu vào nhau nói chuyện văn chương chữ nghĩa. Xuống tàu, ra ga, kéo nhau lên ngồi sân thượng Book Cà phê. Trời hơi se lạnh, cả ba chúng tôi đều nhất trí với nhau về quan điểm của người cầm bút hôm nay, là một nhân chứng của thời đại, không bôi đen, không tô hồng.
Đến giờ đóng cửa, Khuất Đẩu ra ga lấy vé đáp tàu về quê. Còn tôi và Quỳnh kêu taxi đến khách sạn trước bãi biển NhaTrang mà Quỳnh, mỗi lần ra đây đều ở lại. Hết phòng. Chạy đến mấy nơi khác đều như thế. Nhà trọ cũng vậy thôi. Làm sao đây giờ đã nửa đêm. Thôi đành mặc số trời đưa đẩy. Ngủ bờ ngủ bụi ngoài công viên hay dưới hiên nhà ai đó bên đường. Chạy lại đến ga xem có tàu nào vào Nam. Có đó, mười lăm phút sau nhưng phải mua vé chui. Được thôi.
Tôi còn ngồi được trên chiếc ghế cứng đơ. Nhìn ông bạn già từ phương xa đang nằm sải dài trên sàn tàu dưới chân ghế mà chạnh lòng. Khuất Đẩu không nghỉ đến cảnh này cứ tưởng chúng tôi đang thả hồn mình trong giấc ngủ yên lành trên giường nệm có máy lạnh ở một khách sạn. Tôi nghĩ đến anh, giờ này anh đã về đến nhà chưa, sau một chuyển giang hồ.
- Giang Hồ Nguyên Minh Hồi ức
- Cô gái tóc vàng Nguyên Minh Tạp luận
- Nghiệp Hành Nguyên Minh Tạp bút
- Ý Thức: Đời Sống Của Tôi Nguyên Minh Tạp bút
• Khuất Đẩu (Học Xá)
• Giang Hồ (Nguyên Minh)
• Đọc Khuất Đẩu (Nguyễn Lệ Uyên)
Niềm Lạc Quan Vẫn Có Giữa Thời Chiến Qua Thơ Của Khuất Đẩu (Trần Văn Nam)
Đọc tản văn của Khuất Đẩu (Mặc Lâm/RFA)
Khuất Đẩu và cõi đẹp (Nguyễn Thi Khánh Minh)
• Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không (Khuất Đẩu)
• Viết Như Kinh Kha Buồn (Khuất Đẩu)
• Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng (Khuất Đẩu)
• Diễn từ nhận giải Đặc biệt của Khuất Đẩu
(Khuất Đẩu)
• Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh (Khuất Đẩu)
Bài trên mạng:
- talawas.org - tienve.org - damau.org
- t-van.net - vanchuongviet.org
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |