1. Head_

    Hùng Lân

    (23.6.1922 - 17.9.1986)

    Lê Thương

    (8.1.1913 - 17.9.1996)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng (Khuất Đẩu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-11-2018 | VĂN HỌC

      Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng

        KHUẤT ĐẨU
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên

      Nguyễn Lệ Uyên, bút danh nghe rất dễ bị nhầm. Cứ tưởng đó là một nữ sĩ, người mà các ông nhà văn cỡ nhớn tin rằng chỉ có mình mới có thể nâng đỡ dìu dắt cô em văn nghệ chập chững bước vào ngôi nhà văn học. Chỉ văn kỳ thanh thôi các ông đã vẽ ra đủ trò mơ mộng, huống chi là kiến kỳ hình. Nên trong lễ trao giải, các ông trong ban giám khảo chắc mẩm thế nào cũng sẽ được trao tận tay, nhìn tận mặt một người nếu không chân dài thì ít ra cũng không phải là người bị trời bắt xấu.


      Nhưng, bé cái nhầm!


      Người lù lù bước lên nhận giải không õng ẹo thướt tha, mà là một ông gồ ghề, da nâu sậm, tay chân gân guốc còn hơn một nông dân chính gốc.


      Lại càng nhầm đến méo mặt khi truy ra lý lịch, hắn là một tay ngụy, một kẻ cứng đầu không chịu làm con cừu đi theo lề phải mà cứ nghênh ngang đi sang lề trái.


      Mà trong cái đám lề trái cũng có nhiều kẻ tin rằng anh ta lấy tên người yêu cũ hay tên vợ làm bút danh, như Võ Phiến nói lái tên vợ là Viễn Phố!


      Thật ra, Lệ Uyên chỉ là tên một ngôi làng làm muối ở Sông Cầu *.


      Xương rồng cũng là tên do anh cảm khái đặt ra, để gọi Tuy Hòa, thành phố của quê hương sau khi tiêu thổ kháng chiến chỉ còn là những đống gạch vụn với cây gai bàn chải. Đó là một loại cây trong họ xương rồng, gai của nó dài và nhọn, nhỡ giẫm phải là đau bỏ mẹ.


      Văn anh cũng vậy.


      Khi giữ mục Người và việc trên Thư quán bản thảo, anh ký Ng. (có thêm dấu ngã), hết châm chích các quan đầu tỉnh đến các quan văn học, đến nỗi vợ anh và chị Yến, vợ Trần Hoài Thư phát hoảng phải xin anh ngừng lại (vì sợ công an mời làm việc, sau đó dùng dây thun tự tử!).


      Trước sau, anh là cái gai xương rồng rất khó chịu. Anh từng bảo, trâu già sợ gì dao phay, hết châm chích anh xoay ra chửi. Trong Nhật ký thằng điên, anh chửi tuốt, nhất là cái lý thuyết Mắc Le (Marx Lénin).


      Nhưng với các bạn đi cùng một lề, anh viết về họ với tất cả dịu êm và sâu sắc của một người tri kỷ. Những trang viết về thơ của Đỗ Hồng Ngọc, về tranh của Thân Trọng Minh là những trang tùy bút tuyệt hay.


      Anh là một nhà văn thẳng tính, không chịu được những cái nhập nhèm, lươn lẹo, nhất là những ai muốn kiếm cái hão danh bằng cách đi chàng hảng, một chân ở văn học hải ngoại, một chân ở hội nhà văn trong nước.


      Chính vì vậy mà anh không thèm chơi với người một thời là bạn văn, khi anh ta hãnh diện khoe hình đứng thắp hương trước đền thờ một tên đồ tể. Hay tuyệt giao hẳn với người đã thay đổi một nhân vật từ một sĩ quan ngụy thành một tay anh chị để tác phẩm được xuất bản.


      Anh rất khoái Dương Nghiêm Mậu khi nói tôi đâu phải là con chó lúc nào cũng chạy theo một khúc xương.


      Có thể anh chưa viết được gì nhiều và trong cái nền văn học tạp pí lù này anh cũng chẳng để lại gì, nhưng cách sống của anh, ngòi bút của anh chính là cái nhân cách cứng như thép, lóng lánh như vàng ròng không bao giờ bị rỉ sét cho dù sự tác động của quyền lực, tiền tài có khi còn mạnh hơn cả nước cường toan.


      Điều đáng nói ở một cây gai xương rồng, ấy là khi giẫm phải, rút gai ra rồi mà vẫn âm ỉ đau. Cây gai ấy, nói như Nguyễn Đình Chiểu, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Mà những thằng gian ấy trong thời buổi XHCN này nhiều vô thiên khủng.


      Không tà, nhưng cũng mỏi mệt lắm rồi. Ai già mà không ốm đau mỏi mệt. Trong ngôi nhà cũ giờ đã sửa lại, anh đặt trước hiên hai chiếc ghế và một cái bàn để đối ẩm. Nhưng bạn cũ kẻ ở xa, người đã mất, nên vẫn chỉ một mình anh ngậm ngùi ngồi “uống chút nắng tàn trong chiếc ly không” *!


      Ngày nào anh sửng sốt kêu lên khi đọc Những tháng năm cuồng nộ, bảo rằng Khuất Đẩu là một nhà văn mới toanh. Mới nhưng không phải trẻ, anh tin chắc như vậy dù chưa gặp mặt. Và rồi khi lần đầu tại sân ga Tuy Hòa kẻ đến là tôi, người đón là anh, không cần gọi tên cũng biết người trước mặt mình là ai, như thể đã quen biết nhau từ lâu lắm. Lần đó anh đưa tôi về nhà trên con đường trời mưa trơn trợt mà sau này mới biết đêm trước nhà dột anh bắc thang xem sao, bị té gãy tay.


      Xiết bao là cảm động!


      Anh là vậy đó, thương ai là thương tới bến.


      Nhưng rồi, đã đến lúc phải gửi lời chào từ biệt. Chào chiếc ghế dưới bóng một cây mận già, chào cái giếng sâu nước trong và ngọt, chào đêm tối nằm trước hiên nhà nghe gió đồng vi vu, chào anh chào chị, “ngày sẽ hết, tôi sẽ đi dù không biết đi đâu”*


      7/12/2017

      Khuất Đẩu

      Nguồn: hung-viet.org


      * thơ Lữ Quỳnh và Bùi Giáng,

      *  LU là tên 1 ngôi làng chuyên làm muối ở Sông Cầu. Năm Đệ Tứ, có dịp đi ngang qua giữa trưa, Nắng chang chang, đồng muối trắng đến lóa mắt. Những diêm dân cào, gánh muối… nhìn từ xa là những khối đen đúa, nhỏ bé giữa màu trắng tinh khiết… Tôi nhận ra: cái khốn khổ ẩn mình trong màu trắng đẹp đến nao lòng. Một bức tranh nhân thế hoàn hảo. Vậy bèn lấy tên này làm bút danh. (lời của NLU)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không Khuất Đẩu Tùy bút

      - Viết Như Kinh Kha Buồn Khuất Đẩu Nhận định

      - Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng Khuất Đẩu Nhận định

      - Diễn từ nhận giải Đặc biệt của Khuất Đẩu Khuất Đẩu Diễn từ

      - Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh Khuất Đẩu Nhận định

      - Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm Khuất Đẩu Giới thiệu

      - Khúc Bi Tráng Khuất Đẩu Truyện ngắn

      - Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư Khuất Đẩu Tạp luận

      - Tiếng Sáo Người Em Út Khuất Đẩu Khảo luận

    3. Bài viết về nhà văn Nguyễn Lệ Uyên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)