1. Head_

    Lê Mộng Bảo

    (..1923 - 8.10.2007)

    Trần Tuấn Kiệt

    (.0.1939 - 8.10.2019)

    Đinh Tiến Mậu

    (.0.1935 - 8.10.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Hồi Ức Buồn: Đọc thơ Lữ Quỳnh (Khuất Đẩu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-9-2017 | VĂN HỌC

      Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh

        KHUẤT ĐẨU
      Share File.php Share File
          

       


             Nhà thơ Lữ Quỳnh

      Đến bây giờ tôi vẫn không bô được cái ý nghĩ không giống ai, rằng sinh nhật của một người giống như những trụ cây số trên đường thiên lý. Tôi đã đếm được bảy mươi trụ và Lữ Quỳnh cũng đã sáu mươi tám. Kể cũng đã khá nhiều. Nhớ lại những cột mốc đã qua, ai cũng thấy buồn nhiều hơn vui. Bởi vì con đường chúng ta đã đi, nói như Lữ Kiều là con đường do lịch sứ chọn cho không phải chúng ta, những người lỡ sinh ra những năm bổn mươi năm mươi... Cho dù có thắp lên những ngọn nến hồng thì vẫn buồn, nhất là thắp lên trong một đêm cuối đông ở xứ người mênh mông tuyết trắng.


      Những ngọn nến thắp

      Là hồi ức buồn

      Buồn vì lúc mở mắt chào đời / quê hương bừng khói lửa. Vì tuổi trẻ không mùa xuân / chúng tôi nghèo đủ thứ. Vì bây giờ trên chiến trường / cũng đám người rất trẻ / vội vàng đem máu xương / để giành từng thước đất. Và họ dã ngã xuống tay còn thơm mùi giấy mới học trò.


      May mắn sống sót được thì:

      Tuổi già mất bạn cũng mồ côi

      Một ly mình. Và một ly không

      Quán hoa giấy chiều nay lãng đãng

      Uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không.

      Thơ anh là vậy đó. Nhẹ nhàng, giản dị, nhưng buồn. Buồn lẻ loi, buồn cô độc. Buồn như những cột cây số trên đường đi của số phận. Bởi vậy, xin dừng tìm ở thơ anh những cây óng mượt điệu đà như của Nguyên Sa, hay mong manh nũng nịu như em tan trường về của Phạm Thiên Thư, mặc dù hai phần ba tập thơ là viết về người nữ.



      Viết về người nữ tưởng là nhiều, thực ra chí có hai người. Người thứ nhất khi chưa có anh ra đời, là Mẹ.

      Mẹ ơi con tắt đèn đi ngủ

      Trời đã về khuya lạnh lắm rồi

      Mưa gió ngoài hiên xào xạc mãi

      Con nằm nhớ mẹ khóc không thôi.


      Mẹ đã đi rồi con mất hẵn

      Biết đến bao giờ trả khúc nôi

      Mẹ ơi nhớ quá làm sao được

      Con khóc thâu canh khóc cả đời.

      Nhớ mẹ, khóc. Ấy là lúc lên năm. Nhưng tuổi 16 sao lại khóc không thôi? Tuổi 16 theo tôi được biểu là khóc gió thương mây hay khóc cho mối tình đầu. Ở tuổi đó, người con trai như tôi chẳng hạn, đã rất "hiên ngang" lên đường xa mẹ. Có người còn "tàn nhẫn" hơn mẹ thà coi như là hạt bụi. Nếu không biết được một chút riêng tư, rằng anh mồ côi cha lúc một tuổi và mẹ anh đã bước thêm bước nữa, thì ta dễ có cảm giác bài Nước mắt mùa đông hơi sáo rỗng.


      Biết rồi, ta bàng hoàng thấy mình hạnh phúc hơn anh nhiều quá đỗi. Ta hung hăng lao vào đời như Don Quichote đánh nhau với cối xay gió, rồi ta thét gào chẳng thiếu chi nhiều chỉ thiếu tình yêu trong khi ta có cả một kho tàng đầy ắp tình yêu của mẹ. Ta tưởng rằng đầu đội trời, chân đạp đất là không cần tựa vào ai nữa cả. Thực ra, dầu có sống đến một ngàn tuổi, bất cứ người đàn ông nào cũng cần có mẹ. Mất mẹ, hay có mẹ đâu đó trong cuộc đời nhưng không được ấp ủ chở che, là một mất mát thiếu sót không gì bù dắp nổi. Bài thơ hiền hậu cúa anh gieo vào lòng tôi những giọt lệ ăn năn. Những giọt lệ hóa thạch lăn vào lòng nghe rổn rảng, nhức buốt. Bây giờ, biết quý mẹ, thương mẹ, cần mẹ thì mẹ đã không còn nữa ở trên đời.


      Người nữ thứ hai là người sau khi anh đã sinh ra đời, người vẫn mặc áo len vàng tung tăng cánh đồng ký ức, người nay vẫn đẹp dịu dàng cao thượng mặc dù từ nay em đã là thiếu phụ. Tôi xin chép trọn bài thơ mà tôi cho là đẹp nhất, một bài tụng ca tình nghĩa phu thê còn đằm thắm lung linh hơn cả bài Tình Quê của Hàn Mặc Tử.

      Em vẫn đi về

      Dòng sông ký ức

      Vầng trăng đại vực

      In bóng thuyền tôi



      Tóc em mây trôi

      Trên sông áo lụa

      Thuyền tôi hạt lúa

      Vàng lung linh vàng


      Một chuyến đò ngang

      Sông xưa mất ngủ

      Từ em thiếu phụ

      Lúa vàng thôi trôi


      Từ em thiếu phụ

      Tóc rối vành nôi

      Hồn xanh bóng phủ

      U uẩn lời ru


      Sông em sóng nổi

      Hạt lúa thuyền tôi

      Vàng không bến đậu

      Mù sa bãi bồi.

      Người ta khen Trần Tế Xương đã làm bài thơ tặng vợ rất nghĩa tình và cho rằng nhờ những câu thơ quanh năm buôn bán ở ven sông / nuôi đủ năm con với một chồng, mà bà Tú Xương được người đời biết đến như một người đàn bà giàu đức tính hy sinh. Tôi lại cho rằng bài thơ ấy rặc mùi phong kiến, chồng chúa vợ tôi, gia trưởng, một bài thơ hạ thấp nhân phẩm của người đàn bà vì sao lại có thể hy sinh đế cho một ông chồng cao lâu thường ăn quỵt / thổ đĩ lại chơi lường.


      Với Lữ Quỳnh, người nữ lúc thiếu thời đẹp như dòng sông áo lụa. Và người nam như một con thuyền mang dáng hình hạt lúa, được sông nâng niu nên thuyền lúa cũng lung linh vàng. Rồi một thời con thuyền phải làm chuyến đò ngang (chiến tranh) khiến con sông mất ngủ vì lo lắng và lúa vàng như chết lặng thôi trôi. Khi những đứa con ra đời là lúc tóc tôi vành nôi, phủ hồn xanh mát bằng những lời ru u uẩn. Rồi bao ghềnh thác khiến sông nổi sóng nhưng vẫn đưa hạt lúa đến bãi bồi binh yên.

      Bắt đầu những ngày bình yên

      Ngắm mùa đông

      Ấm áp trong tóc em

      Trong ánh mắt reo vui

      Bữa cơm chiều.

      Một hạnh phúc đơn sơ, nhưng là hạnh phúc đề huề bình đẳng ngập tràn lòng thương quý lẫn nhau.


      Năm khổ thơ, mỗi khổ 16 chữ, không thừa không thiếu chữ nào, cô đọng và dẹp như năm bài Haiku. Tiếc là bài thơ này đã không được Trịnh Công Sơn bạn anh, phố nhạc, có lẽ vì anh kín đáo quá. Nhưng cần gì, cứ đọc lên ngân nga, ta cũng có cảm giác như đang hát thánh ca trong giáo đường lồng lộng cùa tình yêu.


      Thơ là chỉ để cảm chứ không phải để bóc tách cho dù là để tìm ra cái Đẹp. Chính vì vậy mà tôi không nói tới cách dùng chữ, cách sử dụng hình ảnh, đó là những con dao giải phẩu mù lòa. Tôi chỉ muốn nói điều sau cùng, rằng, thi sĩ mà không viết về người nữ thì không phải là thi sĩ. Nhưng viết về người nữ với tất cà tung hứng ôn ào là xúc phạm họ. Viết lặng lẽ, kín đáo với tất cả thâm trầm tinh tế như Lữ Quỳnh, cho dù là chỉ để riêng cho một người, quả thực anh đã là thi sĩ dù cả một đời dài, chỉ một đôi khi quá xúc dộng, quá đớn đau và quá tuyệt vọng mới làm thơ.


      Khuất Đẩu

      Nguồn: Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương - Tập I
      Thư Ấn Quán, 2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dương Nghiễm Mậu và Tủ Đựng Sách Rỗng Không Khuất Đẩu Tùy bút

      - Viết Như Kinh Kha Buồn Khuất Đẩu Nhận định

      - Nhà Văn Gai Góc Của Xứ Xương Rồng Khuất Đẩu Nhận định

      - Diễn từ nhận giải Đặc biệt của Khuất Đẩu Khuất Đẩu Diễn từ

      - Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh Khuất Đẩu Nhận định

      - Đọc Lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm Khuất Đẩu Giới thiệu

      - Khúc Bi Tráng Khuất Đẩu Truyện ngắn

      - Đọc Đan Tâm của Phạm Ngọc Lư Khuất Đẩu Tạp luận

      - Tiếng Sáo Người Em Út Khuất Đẩu Khảo luận

    3. Bài viết về nhà thơ Lữ Quỳnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Lữ Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? (Trần Văn Nam)

      Những Hồi Ức Buồn: Đọc Thơ Lữ Quỳnh (Khuất Đẩu)

      Bên Ly Cà Phê, Ly Rượu... Thấp Thoáng Bóng Lữ Quỳnh (Nguyễn Lệ Uyên)

      Lữ Quỳnh: “Những con chữ lang thang không ngày tháng” (Du Tử Lê)

      Những Giấc Mơ Tôi – Lữ Quỳnh (Du Tử Lê)

      Nghĩ về kết cấu chặt chẽ ở thể truyện ngắn Lữ Quỳnh (Trần Văn Nam)

      Tiếng Kêu Trầm Thống Trong “Những Cơn Mưa Mùa Đông” (Nguyễn Lệ Uyên)

      Lữ Quỳnh, Buồn Như Ly Rượu Cạn! (Khuất Đẩu)

      Lữ Quỳnh, Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Lữ Quỳnh Với Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng (Phan Tấn Hải)

      “Sao lâu rồi không thấy Quỳnh viết gì”

       (Đỗ Hồng Ngọc)

      Mây Trong Những Giấc Mơ Của Lữ Quỳnh

       (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nhà thơ Lữ Quỳnh và con mắt của giấc mơ

       (Nguyễn Thị Khánh Minh)

      Lữ Quỳnh, Người Bạn Văn Suốt Cả Cuộc Đời Tôi (Nguyên Minh)

      Sinh Nhật của Một Người Không Còn Trẻ - Lữ Quỳnh (Nguyễn Thị Hải Hà)

      Lữ Quỳnh và “Những Giấc Mơ Tôi”

       (Trần Thị Nguyệt Mai)

       

      Tác phẩm của Lữ Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Nhớ Hoàng Sa (Lữ Quỳnh)

      Những Kỷ Niệm Về Một Thời Ý Thức (Lữ Quỳnh)

      Những Cơn Mưa Mùa Đông

       

      Tác phẩm Lữ Quỳnh trên mạng:

       - Sáng Tạo, - Luân Hoán, - Phạm Cao Hoàng

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)

      Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)

      Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)

      Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá)
    4. Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)