|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên
Chương trình Văn Học - Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm xin được giới thiệu nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên và những đóng góp của bà đối với nền báo chí Việt Nam từ thập niên 1960 cho đến nay.
Kiều Mỹ Duyên tên thật là Nguyễn Thị Ẩn, trước năm 1975 bà cộng tác với các báo Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen. Từ 1964 bà chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường. Năm 1976, bà vượt biên và định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Năm 1982, bà tốt nghiệp Báo Chí, Chính Trị và Địa Ốc tại California State University of Fullerton.
Từ lúc định cư tại Orange County (Quận Cam) cho đến nay, bà vẫn viết cho hầu hết các báo Việt Ngữ tại Hoa Kỳ về những vấn đề chuyên môn, sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn, cũng như cuộc sống của các cựu tù nhân chính trị.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bà chuyên viết những phóng sự chiến trường cùng những mảnh đời song song với cuộc chiến. Sự nghiệp viết lách của bà gắn liền với những cuộc hành quân và nhiều chiến trường khốc liệt của thập niên 1960.
Bìa sách "Chinh Chiến Điêu Linh" Photo: RFA
Là một nữ ký giả xuất sắc trong thời gian chiến tranh, Kiều Mỹ Duyên đã đi qua rất nhiều địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến. Bà ghi chép lại những kinh nghiệm, những sự thật và những trận đánh đẫm máu trong tác phẩm “Chinh chiến điêu linh” vừa mới phát hành hồi gần đây. Trong một lần công tác tại California chúng tôi có dịp nói chuyện trực tiếp với bà về những thành tựu và kinh nghiệm mà bà đạt được, trước tiên ký giả Kiều Mỹ Duyên cho chúng tôi biết những ngày đầu tiên bà bước chân vào làng báo:
Viết báo từ tiểu học
Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên bước vào nghề ký giả thật là một sự tình cờ. Lúc còn học tiểu học thì cô giáo dạy ở Lớp Ba có nói là những bài văn của Kiều Mỹ Duyên ở trong lớp được quá, cô giáo khuyến khích viết và cô giáo đem xuống Sài Gòn đăng tờ báo Trẻ, tờ báo trẻ con - tờ báo thiếu nhi đó, xong được tiền nhuận bút. Rồi từ đó tự nhiên mình thấy mình mới có 11-12 tuổi mà đã làm ra tiền bằng ngòi bút của mình nên từ đó cứ viết, và viết cũng được sự giúp đỡ của cô giáo.
Mặc Lâm: Thưa, bà có nhớ những bài viết đầu tiên của bà có mặt ở tờ báo nào hay không ạ?
Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên mới viết bài cho tờ báo Công Luận, viết cho tờ báo Hoà Bình. Viết cho Công Luận thì viết cho một trang, giữ cho trang Người Yêu Của Lính. Hễ người nào thương yêu lính thì gửi bài tới, rồi Kiều Mỹ Duyên đọc và lựa những bài nào hay nhứt thì đăng lên đó. Rồi lính lại viết thư về Thương Người Hậu Phương. Thì trang đó là một trang rất là lãng mạn của những người nữ sinh - sinh viên của thành phố.
Mặc Lâm: Bà có thể kể hoàn cảnh nào khiến cho bà tham gia trực tiếp viết bài về những trận đánh trước năm 1975 hay không?
Phóng viên chiến trường
Kiều Mỹ Duyên: Vì biến cố Mậu Thân thì chúng tôi đi theo các đoàn y tế giúp đỡ những người bị thương hay những trẻ em mà cha mẹ bị chết thì bồng những trẻ nhỏ đó đưa vào các cô nhi viện ở thành phố, rồi gửi những bài viết đó đến tòa báo và không ngờ bài của mình lại được đưa lên trang nhứt, chứ còn hồi đó mà viết cho báo tuổi thơ là đăng trang trong hay là trang phụ nữ, hay là trang của lính, người yêu của lính cũng đăng trang trong thôi. Vậy là tự nhiên vì biến cố Mậu Thân mà bài viết được đăng lên trang nhứt, và đó cũng là sự tình cờ mà mình trở thành ký giả chứ không nghĩ rằng mình là ký giả nữa, bời vì chúng tôi muốn sau này học xong ra làm một cô giáo thôi; mà học Luật Khoa hay là Văn Khoa thì cũng mong làm một cô giáo thôi chứ không có mong làm ký giả.
Mặc Lâm: Thưa, theo như bà vừa nói thì nghề phóng viên chiến trường chỉ là tình cờ mà bà theo đuổi thôi, nhưng mà theo chỗ chúng tôi được biết thì bà đã có nhận được một học bổng từ nước Úc cho phép bà theo học nghề ký giả vào thập niên 1960. Bà có thể cho biết thêm chi tiết về vấn đề này hay không ạ?
Du học ở Úc
Kiều Mỹ Duyên: Tòa Đại Sứ của Úc Châu có ra một thông cáo là có học bổng, thì có hai học bổng của Úc Châu (Australia) và Tân Tây Lan (New Zealand) là học bổng (scholarship) dành cho những người đậu Tú Tài theo học 4 năm và chính phủ Úc Châu đài thọ tất cả. Cũng là một sự tình cờ là khi mình nộp đơn vô và được Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam nhận rồi qua Tòa Đại Sứ Úc thi, rồi bên Úc chấm rồi cho đi, lên đường.
Mặc Lâm: Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam thì bà với tư cách là một phóng viên chiến trường, đi đây đi đó rất là nhiều, như vậy bà có một hoàn cảnh hay một tình huống nào mà đáng nhớ nhất trong đời cho tới nay vẫn còn đọng lại trong tâm trí của bà hay không?
Kiều Mỹ Duyên: Nhiều việc cảm động lắm. Chẳng hạn như là một người mẹ già có một người con trai duy nhất thôi mà người con trai đó tình nguyện vô Đà Lạt (Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam). Anh đó là sĩ quan Khoá 17 Võ Bị Đà Lạt và anh mất. Mà lúc nào anh đi ra bất cứ nơi nào ở một vùng nào trên chiến trường thì người mẹ, người vợ và mấy đứa con cũng đi theo. Cho nên chúng tôi thấy người mẹ thương con vô cùng, người vợ cũng thương chồng vô cùng. Và nhất là những người lính Thượng, một tiểu đoàn người Thượng thì có chừng một số các sĩ quan là người Kinh, còn bao nhiêu là người Thượng - người thiểu số, thì có một tiểu đoàn người Thượng thì có một tiểu đoàn vợ và mấy tiểu đoàn con, mà đi bất cứ nơi nào không có chỗ ăn chỗ ở hay trại gia binh đàng hoàng thì người vợ và các con vẫn theo chồng. Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.
Vài lời khuyên
Mặc Lâm: Thưa, xin bà cho biết hành nghề ký giả ở Việt Nam và ở Mỹ thì sự khác biệt lớn nhất là gì ạ?
Kiều Mỹ Duyên: Nghề ký giả ở nước ngoài có nhiều phương tiện lắm, nhứt là khi mà làm cho người Mỹ thì được cung cấp rất là nhiều phương tiện. Cái khó khăn mà chúng tôi không có gặp phải, chẳng hạn như chúng tôi muốn gặp chủ tịch của hội đồng giám mục thì chúng tôi sẽ được gặp, hoặc là chúng tôi cũng đã từng gặp Tổng Thống George Bush cha, George Bush con, hay là Tổng Thống Carter. Đối với một người ký giả ở hải ngoại này muốn gặp các nguyên thủ quốc gia thì rất là dễ dàng, dễ hơn là hồi trước 75 ở trong nước.
Mặc Lâm: Nếu có một lời khuyên cho các thế hệ sau này thì bà sẽ nói gì? Bà sẽ nói về những khó khăn của người ký giả như bà thường gặp ở hải ngoại là trở ngại ngôn ngữ hay là phương tiện đăng tải bài viết hay những điều nào khác nữa, thưa bà?
Kiều Mỹ Duyên: Những cái khó khăn có thể gặp phải là ngôn ngữ. Nhiều khi nhiều người ở hải ngoại này muốn làm cho người ta hiểu cái tập quán phong tục của mình, nhưng cái thì giờ của nguyên thủ quốc gia không để cho mình nhiều đâu mà mình phải làm việc chung với người Mỹ tại địa phương, cho nên lúc nào chúng tôi cũng mong là các em các cháu ở quê nhà thế hệ thứ ba, thứ tư nếu muốn đi du học thì cái chuyện đầu tiên là học sinh ngữ như mình nói như người ngoại quốc mà mình hiểu cũng như người ở hải ngoại. Và người Việt Nam rất là thông minh, thế hệ thứ hai thứ ba rất thông minh, thì tôi nghĩ rằng bất cứ việc gì thì Kiều Mỹ Duyên nghĩ rằng họ cũng sẽ thành công.
Ảnh hưởng của truyền thông
Mặc Lâm: Là một người đang làm việc trong ngành truyền thông ở hải ngoại thì theo nhận xét của bà thì cái vai trò truyền thông có ảnh hưởng thế nào đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây?
Kiều Mỹ Duyên: Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người. Tại sao vậy? Tại vì truyền thông và radio 24/24, tivi 24/24, internet, rồi báo chí nữa, cho nên cái truyền thông đi rất là nhanh, chẳng hạn như là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ở bên Trung Quốc qua San Francisco mà đồng bào người Hoa chỉ biết trước có 24 tiếng đồng hồ mà 250 ngàn người đi biểu tình, họ bỏ hết công ăn việc làm để đi biểu tình. Cho nên ở cái xứ sở văn minh thì truyền thông quan trọng hàng số một, như các lần tranh cử tổng thống hay thống đốc thì vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.
Tác phẩm “Chinh chiến điêu linh”
Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì bà vừa phát hành tác phẩm bút ký chiến trường mang tên “Chinh chiến điêu linh”, bà có thể cho biết một vài chi tiết về tác phẩm này được không?
Kiều Mỹ Duyên: Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ, thì chúng tôi sau này mới đến (Thư Viện) Quốc Hội thu thập lại những bài viết đó, rồi sửa sang lại chút như sửa chữa dấu hỏi dấu ngã. Tinh thần của quyển bút ký chiến trường là chinh chiến điêu linh.
Mặc Lâm: Xin được hỏi bà một câu cuối cùng là sau nhiều năm theo đuổi sự nghiệp báo chí, bà có dự định gì cho những ngày sắp tới ạ?
Kiều Mỹ Duyên: Tất cả trong đời này cái gì cũng là sự tình cờ nhưng mà riêng suốt cuộc đời Kiều Mỹ Duyên là thích làm việc xã hội và cái mơ ước của chúng tôi suốt cuộc đời còn lại là giúp đỡ cho những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, hay là những người ở trong những làng quê hẻo lánh mà không được đi học thì mong rằng những đứa trẻ được đến trường, mong rằng những đứa trẻ có áo ấm mặc trong mùa đông và có thuốc men có thức ăn và có một đời sống văn minh cũng như tất cả mọi người. Ở hải ngoại này thì cái mơ ước về già chỉ là làm việc xã hội, làm việc truyền thông. Nói lên sự thật, mình thấy cái gì mình nói cái nấy, đó là mơ ước của chúng tôi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà về buổi nói chuyện ngày hôm nay.
- Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn” Mặc Lâm Phỏng vấn
- Những Bài Thơ Về Mẹ Mặc Lâm Tạp luận
- Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn Mặc Lâm Phỏng vấn
- Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên Mặc Lâm Phỏng vấn
- Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch Mặc Lâm Phỏng vấn
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của TLVĐ Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nhà báo Việt Nam và khủng bố Tự do báo chí Mặc Lâm Tạp luận
- Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? Mặc Lâm Nhận định
• Giới thiệu tuyển tập “Hoa Cỏ Bên Đường” của ký giả Kiều Mỹ Duyên (Văn Thơ Lạc Việt)
• Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên (Mặc Lâm)
Chinh Chiến Điêu Linh (Nguyên Sa)
Thú vị khi hiểu thêm về một con người (Phụng Linh/Viễn Đông)
Kiều Mỹ Duyên và Chinh chiến điêu linh (Nguyễn Lệ Uyên)
Đàm Thoại Với Ký Giả Kiều Mỹ Duyên (1-27-2018) (VietSTar Media)
Không nghe, không thấy, không nói
Bài trên mạng:
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |