|
Đỗ Khánh Hoan(5.8.1934 - 3.10.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Nguyễn Thị Từ Huy
Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy vừa được nhà xuất bản Người Việt phát hành tại hải ngoại với lời giới thiệu đầy trân trọng của ba ngòi viết uy tín là Hoàng Ngọc Tuấn, Đỗ Quý Toàn và Phan Huy Đường.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn viết rằng Nguyễn Thị Từ Huy kể chuyện một nhân vật hư cấu để mượn cớ viết bản cáo trạng lối sống giả dối bao trùm trên xã hội hiện tại. Không cần nói ra, ai cũng biết, tác giả muốn mọi người thức tỉnh, từ chối cách sống đó.
Nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn thì viết: Từ Huy đã viết cuốn tiểu thuyết Gửi người yêu và tin với một ngòi bút tỉnh táo và sắc bén của một nhà phân tích tâm lý và một nhà phê phán xã hội và, dưới ngòi bút ấy, nhân vật chính trong tác phẩm - một nhân vật hư cấu nhưng đích thực là điển hình của loại người đang làm mục ruỗng xã hội và đạo đức ở Việt Nam hiện nay - tự phơi bày bản chất qua nhiều chặng biến đổi khác nhau từ trang sách đầu tiên cho đến trang sách cuối cùng.
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Nguyễn Thị Từ Huy hy vọng sẽ mở ra thêm những trang sách mà tác giả còn ấp ủ chưa thể viết ra, mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Thưa bà, “Gửi người yêu và tin”. Cái tựa có vẻ đánh đố người đọc lắm. Chữ tin có phải bắt đầu cho một loạt câu hỏi về sự bất tín của nhân vật trong tiểu thuyết hay chỉ đơn giản như nó vốn có?
Nguyễn Thị Từ Huy: Biết nói như thế nào? Có một thời điểm, hai chữ “tin” và “yêu” gần như đi tới chỗ mất hết trọng lượng, và tôi cần phải làm gì đó để giữ lại một chút sức nặng của hai chữ đó, cho tôi. Hoặc nói cách khác, đó là thời điểm mà tôi cảm nhận một cách rõ rệt đời sống đang bị sa mạc hóa xung quanh tôi, đến mức chữ “tin” và chữ “yêu” bị khô quắt lại. Chúng ta đều biết một số trường hợp thực tế: chữ “yêu” càng được sử dụng nhiều bao nhiêu, thì đối tượng “được yêu” càng bị tàn phá, bị hủy hoại bấy nhiêu. Các diễn từ viết về lòng tin càng đẹp bao nhiêu, càng long lanh bao nhiêu thì trong thực tế niềm tin càng bị đánh mất bấy nhiêu. Hai chữ “tin” và “yêu” dường như chỉ còn lại vỏ chữ mà thôi.
"Anh đọc truyện này 5 lần, thấy như sống lại cái cảm giác những ngày tuyệt vọng ở Việt Nam những năm 70, 80, trước khi phải vào tù nhiều lần, rồi phải liều chết vượt biển ra đi...Đọc lại 5 lần, và lần nào cũng thế, không thể không rơi nước mắt...(Hoàng Ngọc-Tuấn)"
Giữa lúc đó, tôi nhận thấy phần của ba tôi vẫn tiếp tục chảy trong tôi, phần của yêu tin, là thứ mà ba tôi lúc còn sống luôn giữ tràn đầy nơi trái tim ông, trong cái hình hài lúc nào cũng khô gầy của ông, là thứ mà trước lúc mất đi, ông để lại cho chúng tôi, và nó chảy thành cuốn sách này. Yêu và tin phải chảy qua những thử thách của thác ghềnh bất tín, đôi khi phải bị hút khô như cát trên sa mạc, để có thể chảy ra thành chữ.
Và khi tôi gửi lá thư đầu tiên trong cả série này cho Hoàng Ngọc-Tuấn, anh ấy trả lời rằng: “Anh đọc truyện này 5 lần, thấy như sống lại cái cảm giác những ngày tuyệt vọng ở Việt Nam những năm 70, 80, trước khi phải vào tù nhiều lần, rồi phải liều chết vượt biển ra đi... Đọc lại 5 lần, và lần nào cũng thế, không thể không rơi nước mắt...”. Lúc đó anh ấy không biết rằng nước mắt của anh đã làm cho sa mạc nở hoa trong lòng tôi.
Ở đây, con người đang bị biến thành những búi cỏ khô trên sa mạc. Tôi mượn lối nói của Milovan Djilas, bởi nó quá chính xác. Từng ngày từng giờ, con người bị đe dọa bị khủng bố và bị mua chuộc, cả hai cách đó đều dẫn tới chỗ sa mạc hóa xã hội người, biến con người thành bụi, thành cỏ khô hoặc thành thú dữ.
Vậy, còn lại là, mỗi người có chịu để cho người ta biến mình thành cỏ khô hoặc thành công cụ hay không. Vấn đề chỉ còn là như vậy mà thôi. Mỗi cá nhân có tự bảo vệ được mình trước sự sa mạc hóa của chế độ hậu toàn trị này hay không mà thôi.
Mặc Lâm: Nhân vật nam trong tiểu thuyết phản ảnh trần trụi một nền giáo dục tha hóa đến tận cùng, có phải là kinh nghiệm đau xót của chính tác giả vốn là người làm việc lâu năm trong môi trường đại học hay không?
Nguyễn Thị Từ Huy: Thế nào là phản ảnh trần trụi? Không. Tôi không cạnh tranh với thực tế. Vì không cạnh tranh nổi. Thực tế khủng khiếp hơn rất nhiều so với những gì tôi có thể viết. Đó cũng chẳng phải là kinh nghiệm của riêng tôi. Chẳng cần phải làm trong ngành giáo dục cũng biết được mức độ tha hóa của những hiệu trưởng như Sầm Đức Xương, của những giáo sư đại học hay hiệu trưởng đánh bạc, đạo văn, đăng đầy trên các báo chính thống. Nhân vật của tôi cũng không ăn hối lộ của chỉ một người thôi mà lên đến 1,5 triệu đô la như tướng Phạm Quý Ngọ, mà khắp các báo đều nói đến. Thực tế là thứ mà văn chương của tôi không chạy theo nổi.
"Không phải chỉ là lừa dối người khác, mà kẻ tự lừa dối bản thân đến một mức nào đó tin luôn vào những gì do chính mình bịa ra, đồng thời lại vẫn biết rõ đó là những thứ bịa đặt. Địa ngục không chỉ là tha nhân, địa ngục là chính mình!(Nguyễn Thị Từ Huy)"
Nỗi đau xót cũng là nỗi đau xót chung, của tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn là: làm sao một hiện thực như thế lại có thể trở nên bình thường trong mắt chính những người làm giáo dục? “Ở đây người ta làm như mọi việc đều bình thường, trong khi chẳng bình thường tí nào, nhiều chuyện bất thường xảy ra mà người ta cố tình không nhìn thấy, như thế thật nguy hiểm”, một người Pháp nói với tôi như vậy.
Tôi không viết để phản ánh. Hoàng Ngọc Tuấn nói một cách chính xác về “niềm hy vọng mong manh” trước khả năng thức tỉnh của con người. Niềm hy vọng mong manh ấy đứng ở cuối con đường mà các chữ phải đi qua, nó là động lực khiến cho các chữ phải bước vào cuộc hành trình của những bức thư này.
Mặc Lâm: Sự giả dối, hèn nhát, lừa lọc và đạp lên nhau mà sống dường như đã không còn cứu chữa được nữa. Hình ảnh địa ngục ấy phải chăng chỉ dễ chia sẻ trong một giới nào đó vì xã hội hình như không có cùng cách nhìn như vậy?
Nguyễn Thị Từ Huy: Điều mà tôi nhìn thấy, Phan Huy Đường đã diễn tả trong mấy chữ đó: “sự giả dối với chính mình”. Đỗ Quý Toàn cũng có lý khi nói rằng sự dối trá đã trở thành một thứ “hệ thống điều hành” của não trạng cá nhân và não trạng xã hội. Không phải chỉ là lừa dối người khác, mà kẻ tự lừa dối bản thân đến một mức nào đó tin luôn vào những gì do chính mình bịa ra, đồng thời lại vẫn biết rõ đó là những thứ bịa đặt. Địa ngục không chỉ là tha nhân, địa ngục là chính mình. Vì thế, không còn có thể nhìn vào chính mình được nữa. Nội tâm trở thành một khoảng trống, một khoảng trắng. Nội tâm là thứ người ta không đụng đến, người ta nhìn vào người khác, để khỏi phải nhìn vào bản thân mình. Chỉ cần tự nhìn mình, tự vấn mình, chỉ cần có chút ít gì đó cựa quậy trong nội tâm, người ta sẽ khó mà trở thành độc ác đến như thế, khó mà có thể vô cảm đến như thế, khó mà phạm tội được. Vì cái nội tâm ấy trống rỗng nên dẫn đến sự nghèo nàn tinh thần và thiếu vắng nhân tính. Tôi chỉ tìm cách lấp đầy một khoảng trống thôi, cấp cho nội tâm trắng hếu của một người bất kỳ nào đó cái nội dung tinh thần do tôi tưởng tượng ra.
Tôi nghĩ, chỉ có thể cứu chữa được, một khi con người quyết định nhìn thẳng vào nội tâm của chính mình. Chỉ khi đó mà thôi.
Mặc Lâm: Trong 16 bức thư ấy bà thấy bức nào cần phải đọc ít nhất hai lần mới chạm được những ẩn ý chôn sâu mà ngôn ngữ tiểu thuyết cũng không chuyên chở nổi?
Nguyễn Thị Từ Huy: Câu hỏi này có lẽ nên dành cho độc giả chăng…
Mặc Lâm: Tác phẩm được viết dưới hình thức các bức thư, nó tước mất những thói quen của người đọc và có khi làm cho họ bỏ dở các trang sách để hít thở không khí bên ngoài cuốn sách. Bà có gì nói thêm khi chọn cách viết rất khó này?
Nguyễn Thị Từ Huy: Tôi không nghĩ rằng cách viết này là khó đối với người viết. Hình thức thư tín đến với tôi một cách tự nhiên, như nó phải vậy, như thể nó là hình thức cần thiết cho tác phẩm này.
Nhưng có thể nó buồn chán với người đọc, như anh nói, để họ phải bỏ giữa chừng mà ra đứng cửa sổ chăng. Điều ấy còn tùy độc giả.
Vì sao tôi đã nghĩ đến việc dùng những lá thư để kết nối các cá nhân với nhau, và để kết nối các mảnh tưởng chừng như không thể tương hợp trong một con người ?
Thư đang là một hình thức được sử dụng khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày của chúng ta hiện nay. Có biết bao nhiêu văn bản được viết dưới hình thức thư! Từ trao đổi giữa hai cá nhân, đến các đề nghị gửi một nhân vật lãnh đạo nào đó, hay gửi một tập thể nào đó. Chúng ta cứ đọc báo mạng mà xem, thư đang là một phương tiện hiệu quả để trình bày những yêu cầu chung của cộng đồng. Nhiều khi người ta cũng công bố những thư riêng có ý nghĩa xã hội. Trong số đó có những bức thư rất hay, đó là những thư của Trần Huỳnh Duy Thức gửi con, viết ở Xuyên Mộc, từ ngày 3 đến ngày 6/11/2013. Tôi thấy những bức thư của anh Thức giống như một tác phẩm văn học vậy đó. Những thư đó không chỉ là câu chuyện giữa người cha và các con của mình, đó là câu chuyện của cả dân tộc này.
Cũng tương tự như thế, nhà văn Hoàng Ngọc Biên đã nhận ra rằng những bức thư của tôi không chỉ là câu chuyện giữa hai người yêu nhau, đó là câu chuyện của cả đất nước này, vì thế ông đã dùng bức tranh “Đất & Nước” của ông để trình bày bìa cho cuốn sách.
Chúng ta, ai nấy đều biết rằng hầu như tất cả những thư trình bày nguyện vọng của người dân sau khi được gửi đi đều bị rơi vào im lặng. Nhưng mọi người vẫn tiếp tục viết thư. Tôi cũng biết thế, nhưng tôi vẫn viết những bức thư này.
Vừa qua là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và TS Nguyễn Thị Từ Huy tác giả tiểu thuyết Gửi người yêu và tin. Chúng tôi xin một lần nữa trích đoạn giới thiệu của Hoàng Ngọc Tuấn nói về tác phẩm này để giới thiệu đến người yêu sách:
“Đọc xong Gửi người yêu và tin của Từ Huy, tôi chợt có thêm một thoáng hy vọng nữa, một thoáng hy vọng cũng vô cùng mong manh, rằng tác phẩm này sẽ có cơ hội được đọc bởi chính những con người mà nó phản ảnh, và biết đâu có một giây phút tự phản tỉnh sẽ xảy ra trong lòng những con người ấy.”
- Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn” Mặc Lâm Phỏng vấn
- Những Bài Thơ Về Mẹ Mặc Lâm Tạp luận
- Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn Mặc Lâm Phỏng vấn
- Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên Mặc Lâm Phỏng vấn
- Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch Mặc Lâm Phỏng vấn
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của TLVĐ Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nhà báo Việt Nam và khủng bố Tự do báo chí Mặc Lâm Tạp luận
- Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? Mặc Lâm Nhận định
- Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản (Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim) (Vũ Thư Hiên)
- Tuyên bố của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam về Giải Văn Việt lần thứ Ba (Văn Đoàn Độc Lập)
- Phê Bình Văn Học Hôm Nay: Phê Phán Nhiều, Sáng Tạo Ít (Vũ Tú Nam)
- Hà Minh Tuân: Giữa hai trận tuyến ngu ngơ
(Lê Xuân Quang)
- Trần Đĩnh - Đèn Cù, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản (Diễn Đàn Thế Kỷ)
- Nghi Án 60 Năm (Trần Gia Phụng)
- Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn: Quang Dũng, ... (Lý Hồng Xuân)
- Thụy Khuê với Nhân Văn Giai Phẩm (Hồ Trường An)
- Ghi (1954 - 1960) (Trần Dần)
- Thụy An (1916-1989) (Thụy Khuê)
Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)
Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất (Nguyễn Khải)
Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Hậu Chuyện Kể Năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn)
Ba Người Khác (Tô Hoài)
Đèn Cù - I (Trần Đĩnh)
Đèn Cù - II (Trần Đĩnh)
Thời Của Thánh Thần (Hoàng Minh Tường)
Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
(Tri Vũ - Phan NGọc Khuê)
Chế độ kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
(Nguyễn Hưng Quốc)
Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (Thuỵ Khuê)
Thụy Khuê và Nhân Văn Giai Phẩm (VietNam Film Club)
Phim tài liệu (VietNam Film Club, 2013):
Tập I: Nhân Văn Giai Phẩm
Tập II: Cải Cách Ruộng Đất
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |