1. Head_

    Ngô Tất Tố

    (..1894 - 20.4.1954)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn (Nguyễn Văn Sâm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-2-2020 | VĂN HỌC

      Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn

        NGUYỄN VĂN SÂM
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân
          (15.3.1945 - 7.9.2019)

      Mồng 5 Tết Canh Tý 2020, một người bạn viết lách bên Houston điện thoại qua nói đương tụ họp bạn bè làm lễ trăm ngày cho Nguyễn Mạnh An Dân. Lạ quá, như một thần giao cách cảm, lúc đó cái tựa bài mới vừa được đánh máy xong trên computer, người viết đương nhẫm trong trí coi mình sẽ viết gì về bạn văn nầy. Không có đầy đủ tác phẩm của anh, nghĩ rồi lúc nào đó cũng sẽ thủ đắc được thôi nên chỉ mới làng nhàng viết được mấy dòng, còn đương tìm ý. Lời báo tin khiến tôi hăng hái hơn trong việc hoàn thành dự định viết về một người thơ mới mất. Những đóng góp văn chương trước đó của anh rất có ý nghĩa, nói gì về anh cũng là đem về sự công bình cần thiết cho người sanh ra đã lỡ cầm trong tay lá bài xấu.


      Nguyễn Mạnh An Dân là một người viết văn dấn thân, anh viết về những điều đáng viết khi nhìn chuyện xấu xa ngoài xã hội. Anh chắc lọc đề tài, cẩn thận trau chuốt lời để tạo nên những đoạn văn trơn tru, gợi cảm, đánh vào lòng người đọc. Được hỏi tại sao viết ít và chậm, anh cười nhẹ, từ tốn trả lời bằng cái nhún vai và đưa hai tay xòe ra trước ngực rất Mỹ đại ý rằng đi làm suốt ngày để kiếm cơm, mệt nhọc, thường suy nghĩ về đề tài và bố cục khi đương lái xe, viết văn thì lúc nầy một chút lúc kia đôi ba đoạn. Còn thơ thì tuông ra nguyên bài, có khi hai ba bài một lần, nhưng thiên hạ đã phóng thơ ra nhiều quá khiến mình cũng ngài ngại làm thơ. Ý tưởng thì anh em thường trùng vì ai nấy đều đau đáu trước nỗi đau thương của dân tộc. Mình phải chọn cách nào cho khác biệt về kỹ thuật, may ra. Đời sống xứ người có những bận rộn cơm áo không chừa bao nhiêu thời giờ cho việc viết vì viết lách ở ngoài nước không là một nghề để kiếm cơm. Anh nhấn mạnh đến chữ kỹ thuật.


      Điều giải bày trên không mới, biết bao nhiêu người viết đã làm như vậy, đã suy nghĩ như vậy. Có người đã đánh vật suốt đời với câu cú, với chấm (.) phết (,) đấu hỏi (?) dấu than (!) xuống hàng trong trường hợp bất ngờ nhứt, kể cả sử dụng từ khác với tính chất của chúng bấy lâu nay để mang một ấn tích khác thường cho thơ mình.


      Mọi tìm kiếm đều có giá trị cố gắng đáng trân trọng và bổ xung tri thức trong ngành. Những đón nhận của người đời lại là một chuyện khác. Có thể hân hoan có thể hững hờ…


      Nguyễn Mạnh Dạn là tên khai sanh của anh. Ra đời năm 1948, tại Bình Định. Nhập ngũ khi chưa xong Đại Học, làm sĩ quan cấp thấp cho tới ngày tàn cuộc chiến, đi tù gần chục năm. Qua được đất nước Tự Do liền cầm ngay cây bút. Có tên trong vài tác phẩm chung với nhiều bạn cùng chí hướng. Riêng anh có:


      Hai tập truyện:


      Người Lính Không Có Vũ Khí. Làng Văn, Canada, 1995.
      Cử Đầu Vọng Minh Nguyệt. Làng Văn, Canada, 2000.


      Một tập thơ:


      Tiếng Thét. Anh Em, Na Uy, 2000.


      Truyện anh thường lấy bối cảnh người lính VNCH, những người vì dân, vì bổn phận trai trong thời chiến mà cầm súng. Truyện thường mang tính bi đát của sự chiến đấu thiếu cân xứng của bên thua cuộc, yêu nước, hào hùng nhưng không đủ vũ khí đạn dược vào giờ chót. Không khí ngậm ngùi độc giả cảm nhận dầu chưa đọc hết truyện. Ngậm ngùi khi biết rằng những người hào hùng đó rồi sẽ chết, sẽ bị tù đày. Ngậm ngùi khi thấy những tình yêu đẹp đẽ được chăm chúc rồi sẽ trở thành ảo mộng do thời cuộc. Ngậm ngùi khi thấy một đơn vị nhỏ cố giữ vững vị trí nhưng cuối cùng không thể được vì biết bao nhiêu ‘đích thân’ đã tan hàng trước tiên. Nguyễn Mạnh An Dân là chứng nhân và có trí nhớ tốt – người lính chết tức tưởi, cô gái người yêu của anh mới vừa được nói chuyện với anh trên máy truyền tin thì đã thành người cô phụ sau đó không lâu. Truyện anh trung thực, dễ đọc, đáng tin rằng cường độ hư cấu không nhiều.



      Tuy vậy tôi thích tập thơ của anh hơn. Có điều gì đó hấp dẫn trong Lời Tựa:

      Tập thơ nầy tôi làm trong hai trại An Dưỡng và Tân Hiệp, Biên Hòa, được chép lại tại Sungei Besi, Mã Lai. Tôi đã đặt trên nó là Tiếng Thét Từ Trái Tim… Tiếng Thét ấy của nhiều người, trong và ngoài trại giam. Có người gọi đây là thơ tù… Việc người tù làm thơ cũng chẳng có gì mới lạ. Vấn đề là ở chỗ vì sao đi tù và bao nhiêu người trong cả nước đi tù. (NVS in chữ đậm.)

      Chắc ai cũng chú ý đến chữ vì saobao nhiêu.


      Chữ Vì sao dẫn đến câu trả lời: Chế độ họ như thế nên họ phải cho người khác phe đi tù sau khi thắng trận với ngoại viện thiệt nhiều và vô số dối gian. Thế thôi, chuyện chẳng có gì khó hiểu.


      Chữ Bao nhiêu sẽ đi đến cái thở dài não nuột thay vì là những con số vô hồn.


      Đi tù đương nhiên sẽ một số người làm thơ, cách nầy hay cách khác, lý do nầy hay lý do khác. Ra tù có người nhớ người quên những bài thơ mình đã chắt chiu ghi vào tim gan, não bộ. Có người muốn phổ biến, người không. Kể vài trường hợp phổ biến dầu phải mất một thời gian lâu sau khi ra tù:


      Nguyễn Sỹ Tế: Khúc Hát Gia Trung. Edition Emn, Bonn Germany, 1994.


      Tuyết Sơn Nguyễn Văn Thu: Bạch Hoa. Vina, Seattle USA, 2019.


      Thơ anh là bức tranh xã hội với những chấm phá ít oi trên khung vải rộng, cũng không được trét màu quá đen tối hay quá đậm nét, những nét cọ nhè nhẹ với gam màu lờn lợt nhưng tạo được rung cảm, xót xa cho khách thưởng ngoạn.


      Người cha trong tù cảm nhận tương lai đen tối của những đứa con mình khi bị cấm cửa tới trường. Những đứa trẻ khác may mắn hơn chút ít, được đi học thì học được những điều dối trá từ trên đưa xuống như thiên đàng, ấm no, lao động cho con cháu muôn đời sau:


      Bé thơ khăn đỏ

      cổ quàng

      học bài xã hội

      thiên đàng đẹp tươi

      Lao động

      bằng năm bằng mười

      Ấm no con cháu

      muôn đời về sau?!

      (Khăn)


      Nguyễn Mạnh An Dân làm thơ rất ít khi chấm, phết ở cuối hàng, vậy mà ở đây anh dùng một lần cả dấu than và dấu hỏi (?!) một chỗ. Hai dấu nầy nói giùm tác giả rất nhiều về sự không tin tưởng lẫn ngờ vực tới chán nản của mình.


      Đó là trẻ nhỏ, người lớn cũng chẳng khác gì hơn: Làm việc, làm việc cho những khẩu hiệu, cho những bằng khen tiên tiến, để rồi nhìn lại mình chỉ còn là những bộ xương biết đi.


      nhà nước kế hoạch

      triển khai

      Mỗi người làm việc

      bằng hai sức người

      vàng sao rực đỏ cờ tươi

      bóng che

      những bộ xương

      phơi giữa đồng

      (Xương)


      Và biết bao nhiêu cô phụ bị gạt gẩm, phỉnh phờ bằng những lời hứa không bao giờ được giữ lời để thực hành:


      Nghe nói

      nhiều lần phải tin

      đi Kinh Tế Mới

      để xin tha chồng

      Cả đời

      chỉ biết thật lòng

      làm sao em hiểu

      người

      không giống mình?

      (Người)


      Vậy đó mọi người, già trẻ bé lớn đều được mớm bằng ảo mộng, ảo mộng vì bị lường gạt. Nguyễn Mạnh An Dân nói giùm người dân về cú bị gạt vô cùng lớn đó: Mọi người, không chừa ai, đều mắc mưu. Và nếu có biết cũng nín thinh, hi vọng mình được phần hên, bị gạt ít …


      Phần đầu tập thơ là những chấm phá về xã hội VN mấy mươi năm đầu sau khi chế độ VNCH bị xụp đổ. Mỗi bài là bốn câu lục bát xuống dòng thành tám hàng với cái tựa chỉ độc một chữ lẻ loi. Vậy mà 29 chữ đó tả và gợi rất nhiều điều…


      Anh dùng loạt những bài thơ ngắn nầy nói về thực trạng khổ ải của người dân Việt sống trong nhà tù cũng như bên ngoài xã hội. Nhà thơ nói gián tiếp hay trực tiếp. Thường là gián tiếp vì thơ anh có ít chữ mà mục tiêu hướng về thì nhiều, phải để cho người đọc trôi theo trí tưởng tượng của mình, từ đó họ khám phá lại những điều đã thấy, đã nghe, nhưng bị quên đi vì đã trở thành thường tình, giờ đọc thơ mới nhớ lại rằng mình vô phước.


      Tôi gọi cách thế nầy của ý thơ Nguyễn Mạnh An Dân là cách viết của thơ Đường: chữ ít, gợi nhiều.

      Chẳng hạn:


      Sữa: Người mẹ còn đói ăn lâu ngày lấy đâu có sữa nuôi con.

      Sách: Trẻ thơ còn mấy cuốn sách cũng bị chiến dịch đốt sách tác hại.

      Thuốc: Tù nhân được nhỏ mũi vài giọt nước tỏi trừ bịnh.

      Họa: Họa cái điều cần tô hồng trong khi thực tế lại quá đen

      Mê: Người ngủ gầm cầu nằm mê thấy tương lai tươi sáng.

      Cãi: Bị can cãi cũng vô ích vì khung tội đã được làm sẵn, quan tòa chỉ phán thuộc lòng.

      Lợi: Dân oằn mình dưới những nghĩa vụ. Đảng muốn như vậy dân phải chịu thôi.


      Mấy chục bài lục bát xuống dòng của Nguyễn Mạnh An Dân đều như vậy. Người thi sĩ chứng nhơn nhìn thấy những chuyện trái lòng, những hành động kỳ dị, anh động tâm rồi tìm ra một vài chi tiết nho nhỏ để làm thông số cho những điều độc giả sẽ nghĩ hộ anh sau đó.


      Anh là chứng nhơn vì anh đã thấy đã ghi lại. Rồi đây người lớp sau sẽ theo đó đánh giá thời đại chúng ta đương sống ngày nay, đánh giá những người có trách nhiệm về những xấu tốt đó.


      Xin thêm một bài loại nầy mà tôi thấy rất hay, cảm động như xoáy vô tim:


      Sư cụ

      vừa tụng kinh xong

      nhìn ra khắp xóm

      bếp không khói chiều

      trầm tư

      chợt thấy một điều

      Niết Bàn xa quá

      buồn hiu đời này

      (Đời)


      Trước đây lục bát xuống dòng, hay lục bát ngắt câu đã có người thử nghiệm rồi. Không ăn khách lắm nên thi sĩ chỉ làm vài ba chục bài, ít có trường hợp thực hiện cả bảy mươi bài như Nguyễn Mạnh An Dân. Anh xứng đáng là đệ tử thuần thành của thể loại lục bát xuống dòng.


      Thiệt ra nhìn cho cùng lục bát xuống dòng không phải mới mẻ gì, chỉ tại chúng ta quen với cách nhìn 6, 8 do người đi trước trình bày có khoảng cách trong thơ bằng chữ Nôm nên ngỡ là luật bắt buộc phải xuống dòng. Từ đó có sự phân cách hai câu 6, 8 trong chữ quốc ngữ. (Sau nầy ở trong Nam loại truyện thơ bình dân viết bằng lục bát, để khỏi tốn giấy người ta in liền một hàng cả hai câu 6 và 8. Và vẫn được chấp nhận, chẳng ai phản đối gì.


      Nghiên cứu sự ngắt câu trong thơ Đoạn Trường Tân Thanh người ta thấy nhiều cách, như tiểu đối 3/3 – 4/4, như ngắt đoạn từng cặp hai chữ 2/4 – 4/4, như 4/2 -2/6… Chỉ việc xuống dòng những trường hợp nầy thì ta có lục bát xuống dòng kiểu Nguyễn Mạnh An Dân.


      Phần hai, ba của tập thơ là những câu hỏi để tác giả trình bày thực trạng của chế độ mới: Nói một đường làm một đường khác đối nghịch, biến người dân thành những hình nộm, nói như vẹt, bỏ những điều tốt thiên lương để làm điều xấu mong được sinh tồn.


      Tất cả tập thơ là Tiếng Thét bất bình của người bất bình biết quan sát và biết sống xứng đáng là mình. Our lives teach us who we are. (Salmon Rushdie). Trong tù không thấp hèn bợ đỡ, ngoài tù mở mắt để thấy và lên tiếng báo động về sự hiện diện của một xã hội xuống cấp. Được tự do không quay mặt lại với những gì mình đã thấy trước kia.


      Đó là nhà thơ dấn thân cho tới cuối đời như bao nhiêu nhà thơ hải ngoại khác.


      Trước khi chấm dứt, nghĩ rằng cũng nên ghi lại mấy câu thơ xưa viết theo thể 7 chữ trong một bài thơ có nhiều khổ, nhưng nếu được viết lại theo cách xuống dòng thì chắc là cảm xúc của người đọc tăng lên thập bội: (Trúc Khanh: Bài thơ Mà Đời Đâu Phải…? trong Tạp văn Việt Nam Hồn, phụ trương Nguồn Sáng, Sàigòn, 1948.)


      Hởi ôi!

      Thương nữ mà vong quốc.

      Thì đã đành rồi!

      Đến lũ trai.

      Cũng chẳng hơn gì

      loài

      đĩ điếm.

      Ăn ngon

      mặc đẹp

      lại…

      Than ôi!


      Vậy thì sự xuống dòng cũng có giá trị gợi cảm của nó, miễn là người làm thơ biết chỗ cần phải xuống dòng.


      Mấy câu thơ của Nguyễn Hàn Chung trên fb gần đây khi bài viết nầy khép lại cũng nên đưa vô đây để thấy lục bát cách tân – một dạng khác của lục bát xuống dòng – có giá trị tạo được cảm xúc mạnh khi người thi sĩ muốn điều nầy.


      Yêu đi, thà lỡ yêu lầm

      anh, hơn hoang phế trăm năm, uổng gì!


      Về trường hợp cuộc đời của Nguyễn Mạnh An Dân, và những trường hợp tương tợ: dở dang việc học, đi lính, đi tù, đến xứ tự do chậm, lỡ cầm những lá bài xấu trên tay nhưng họ đã chơi rất khéo léo. “Life is not always a matter of holding good cards, but sometimes, playing a poor hand well.”Jack London.


      Họ đã hạ xuống rất hay những cây bài xấu để thắng vì đã biết đau nỗi đau của người đồng chủng trong thời đại Đồ Đểu. Họ đã lên tiếng và lên tiếng lớn, trường kỳ.


      Nguyễn Văn Sâm

      CA, Tháng Giêng, Canh Tý 2020, mồng 5-rằm

      Nguyễn Văn Sâm

      Nguồn: sangtao.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng Nguyễn Văn Sâm Bút ký

      - Nguyễn Vy Khanh: Đã Từng Có Một Nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Sâm Nhận định

      - Bài nói chuyện nhân buổi RA MẮT SÁCH 45 năm sống ở Mỹ: Được Gì, Mất Gì? của GS Lê Thanh Hoàng Dân Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu

      - Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam Nguyễn Văn Sâm Tạp luận

      - Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn Nguyễn Văn Sâm Nhận định

      - U Tình Lục, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thí nghiệm về đất trời Phương Nam Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu

      - Buổi nói chuyện về ngữ học cơ cấu của một học giả tuổi gần trăm Nguyễn Văn Sâm Nhận định

      - Một chút Văn Khoa Sàigòn năm 60 Nguyễn Văn Sâm Tản mạn

      - Lê Hữu Mục: Tâm moa là mây Nguyễn Văn Sâm Tản mạn

      - Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm Điểm sách

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)