|
Hoàng Giác(..1924 - 14.9.2017) | Nhật Tiến(24.8.1936 - 14.9.2020) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
DUST CHILD-BỤI ĐỜI- một thiên truyện của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, vừa được nhà xuất bản Algonquinn Books of Chapel Hill cho ấn hành. Theo nhận định của Forbes Vietnam, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai- một trong 20 người phụ nữ truyền cảm hứng của năm 2021.
Trong phần Epilogue của truyện DUST CHILD- tác giả Nguyễn Phan Quế Mai đã thú nhận khi bà đọc câu chuyện của người cựu chiến binh Mỹ tên Jerry Quinn đã trở lại Saigon tìm kiếm người yêu và đứa con trai của họ đã thất lạc nhau từ năm 1973, 41 năm về trước. Câu chuyện này đã lay động tâm hồn bà dữ dội, khiến bà có cảm tưởng phải giúp những cựu chiến binh Mỹ tìm lại vợ con của họ. Những người chiến binh đó bây giờ đã ở vào tuổi ngoài sáu mươi, bảy mươi...
Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, ngỏ lời tri ân viện Đai Học-Landcaster University đã hỗ trợ bà viết luận án tiến sĩ với chủ đề: Tìm hiểu, truy nguyên, những vấn nạn gây ra bởi Vietnam-War- Hội Chứng Hậu Chiến-Post Traumatic Stress Disorders Syndromes-PTSD-của hơn 2,700, 000 lược chiến binh Mỹ đã phục vụ tai miền Nam Việt Nam. Sự hỗ trợ này đã cho tác giả cơ hội thực hiện lý tưởng của bà. Nhờ thế tác giả đã tiếp cận, phỏng vấn và đã đọc vô vàn tài liệu, sách vở, truyện phim, nói về số phận các cháu Mỹ lai-Amerasians-bị bỏ quên tại Viêt Nam.
Sau hơn 7 năm, tìm hiểu, giúp đỡ những chiến binh Mỹ trở lại Sai gòn-chiến trường xưa-tìm lại những đứa con và người yêu của họ. Với một văn phong lãng mạn, đậm chất nhân văn, tình người-tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhận định chiến tranh bao giờ cũng là sự ăn năn của nhân loại, bà chia sẻ niềm đau và sự mất mát đáng tiếc của một quá khứ dài đăng đẳng của hơn 40 năm- Chiến Tranh-Tình yêu-và Tha thứ- dòng tư duy chảy suốt xuyên trọn 21 truyện- từ Child of Ennemy đến truyện cuối Love and Honor. Trong cuộc sống của chúng ta gồm có thân phận và tình yêu. Thân phận con người thì hẫm hiu, giới hạn, còn tình yêu bao giờ cũng mãi mãi rạng ngời và vô hạn. Qua tập truyện DUST CHILD, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai cho chúng ta thấy chỉ có tình yêu mới có thể cứu chuộc thân phận con người bị dầy vò trong chiến tranh, trong tranh chấp của đời thường, của xã hội…
Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai bắt đầu tập truyện Dust Child bằng câu nói của dì phước-Nhã- “Đời là chiếc thuyền-Life is a boat”. Và dì phước Nhã nhắc nhỡ, khuyên lơn đứa bé trai tên Nguyễn Tan Phong-con nuôi của bà: Từ khi con được cấu thành như một thai nhi trong bụng mẹ con, cho đến khi con bước ra chào đời, con nên nhớ rằng đây là một hành trình trên biển khơi, con phải chuẩn bị đầy đủ tinh thần niềm tin và sự tự chủ cùng vói tấm lòng độ lượng và cảnh giác, để kịp thời đối phó với những bất trắc, những phong ba bão tố của đời. Những điều căn dặn của dì phước Nhã, đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của Phong. Nguyên thủy Phong, một đứa con bụi-Mỹ lai da đen, bị bỏ lại Viêt Nam từ năm 1973, sau cuộc chiến. Phong đã sống một cuôc đời “bụi”, lang thang. Trong hành trình đi tìm cha, Phong gặp phải những rào cản vì không biết chữ, không giấy tờ khai sanh, những điều không may, cho nên Phong không thỏa mãn được trọn vẹn ước nguyện của mình. Hình ảnh của Phong và phương châm triết lý ứng xữ của dì phước Nhã, đã quán xuyến tư tưởng của tập truyện Dust Child.
Xuyên qua truyện The Heat of Sai Gon, tiềm thức mang nặng đau thương, tội ác, nhớ nhung... bao giờ cũng trở về với chúng ta trong giấc mơ, trong chiêm bao mộng mị. Dan (Danial, một đai úy lái trực thăng) trong giấc mơ, thấy mình đang đi dạo tại một nơi nào đó thuộc vùng châu thổ của sông Mekong, bất ngờ bị một người đàn ông từ phía sau dùng dao đâm vào lưng anh và ông ta la lớn “Trả lại tôi vợ và các con của tôi”. Người đàn ông ấy có gương mặt của người nông dân mà Dan đã thấy ông ta quì gối, gào thét trước căn nhà của ông đang bốc cháy vì tên lửa bắn ra từ trực thăng ...
Lắng sâu trong tiềm thức tình yêu của Dan với Kim, chàng nhớ lại trong quá khứ của hơn 40 năm về trước, chàng và cô gái Viêt Nam tên Kim thường ăn nằm với nhau trong những đêm mưa Saigon. Với màu da xạm nắng xinh đẹp, Kim thích nằm trần truồng bên cạnh thân thể màu da trắng của Dan trong khi đó bên ngòai tiếng mưa rơi dội vào khung cửa sổ... Từ đó Dan rất sợ nghe phải tiếng mưa rơi trên mái nhà Saigon trong khi đó Kim bảo nàng rất thich nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà, gợi nhớ những kỷ niêm tình ái giữa Kim và Dan- Phải chăng tình yêu vô hạn đã cứu rỗi tâm hồn, thân phận của Kim ra khỏi những ý tưởng nhơ nhớp của đời, của một Tea girl?.. Lần cuối gặp nhau, nàng ghì chặt tay áo của Dan và cho chàng hay nàng đang mang thai. Và Dan tin rằng Kim không nói dối và hy vọng Kim và đứa con còn sống đâu đó tai VN sau chiến tranh... Dan cũng thú thật với vợ, Linda, những dan díu tinh cảm của chàng tại Việt Nam.
Dan nhớ lại, ngày chàng trở về Seatle sau một năm phuc vụ tại Vietnam-War. Dan nhớ rõ sau lúc rời phi cơ, anh bước vào hành lan của phi trường Seatle cùng với các chiến binh mang đủ loại phù hiệu và binh chủng hiên ngang gắng trên ngực họ. Môt nhóm người trong đó có Linda và mẹ của Dan, trong lúc Linda chạy vội đến và ôm choàng Dan, thì có những người đang gào thét hướng về Dan, “Này bọn người khốn nạn”, “kẻ tàn sát trẻ con”, “Bao nhiêu trẻ con bon mày đẫ giết chết”. Mẹ của Đan rất bàng hoàng, ngẩn ngơ trước trạng huống như vậy, bà khóc cho thân phận của con trai mình. Những tiếng nguyền rũa về tàn sát trẻ thơ chỉ rõ mặc cảm đã tiềm tàng trong vô thức của Dan, một đại úy phi công trực thăng... Những trạng huống bi đát nhiều mâu thuẫn như vậy xuyên suốt 21 truyện của tập truyện DUST CHILD của NPQM. Cuộc tinh giữa Dan và Kim đầy chất thơ, lãng mạn, vượt lên trên tất cả những vây hãm của chính trị, của sắc tôc và màu da. Khi đứng trước di ảnh của Kim với nụ cười tha thứ, Dan quì gối trước bàn thờ, và chàng buồn thảm gọi tên nàng “Kim-Kim” như thể Kim còn sống- Mặt của Dan ràn rụa nước mắt. Dan khóc nức nỡ, mặc dầu biết là quá muộn...
Trong DUST CHILD-tác giả NPQM phác họa nên một nhân vật khác có tên là Quỳnh- em gái của Trang (Kim). Quỳnh cùng chị đã từ bỏ làng quê lên Sài Gòn để kiếm sống, đã phải đương đầu với bão táp chiến tranh, ngay cả làm “Gái bán Bar” với lính Mỹ. Quỳnh đã cất dấu nỗi đau, để ngẩn đầu lên cao, tiếp tục sống. Quỳnh là chân dung của sự dấn thân của rất nhiều phụ nữ Việt Nam, những người không chấp nhận số phận như những nạn nhân của chiến tranh...
Trong phần kết luận, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đã bày tỏ “khi tôi viết tập truyện này để hiến dâng lời nguyền về một thế giới tốt đẹp hơn với nhiều lòng trắc ẩn, yêu chuộng hòa bình, biết tha thứ cho nhau và biết hàn gắn lại mối quan hệ giữa con người..." Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai hy vọng hành tinh của chúng ta sẽ không còn những giao tranh vũ khí. May our planet never see another armed conflict.
Phải chăng đó cũng là động lực thúc đẩy nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai tiếp tục viết để ca ngợi tình yêu và lòng tha thứ. Nhà văn Quế Mai cũng đã từng thổ lộ, viết đối với Quế Mai là cơ hội bày tỏ tình yêu với quê hương, xứ sở, và đồng thời cũng là để thúc đẩy hàn gắn chữa lành những vết thương sâu hoắm mà chiến tranh đã để lại ./.
August 20- 2023
- Bụi Đời - DustChild của Nguyễn Phan Quế Mai Đào Như Nhận định
- Đỉnh Núi Cao Biết Hát-The Mountains Sing Đào Như Nhận định
- Chân Dung Nhà Văn Duy Nhân Xuyên Qua Tập Truyện "Trọn Đời Yêu Thương" Đào Như Nhận định
- Thử Tìm Hiểu ChatGPT Đào Như Sưu tầm
- Noel - Một Thoáng Bâng Khuâng Đào Như Tùy bút
- Phạm Xuân Tích: Suy Tư Và Ước Mơ Đào Như Nhận định
- Triền Dốc Hoàng Hôn Đào Như Tùy bút
- Mối Tình Đầu Của Doãn Đào Như Tùy bút
- Hình Như Mùa hè Vừa Đi Qua Đào Như Truyện ngắn
- Thương Nhớ Lề Đường Sài Gòn Đào Như Bút ký
• Bụi Đời - DustChild của Nguyễn Phan Quế Mai (Đào Như)
• Đỉnh Núi Cao Biết Hát-The Mountains Sing (Đào Như)
• Gặp tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, nhà thơ rút ngắn khoảng cách Bắc-Nam, văn học trong nước-quốc tế (Paul Christiansen)
- Nguyễn Phan Quế Mai, văn học và thời cuộc (Du Tử Lê)
- Nguyễn Phan Quế Mai: ‘Tôi nghe tổ quốc gọi tên mình’ (Du Tử Lê)
- Nguyễn Phan Quế Mai, thơ, tỏa hương trên ngôn ngữ Việt (Du Tử Lê)
- Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (Mặc Lâm)
- 'Bụi đời' của Nguyễn Phan Quế Mai: Chiến tranh, tình yêu và sự tha thứ (Mỹ Hằng)
- Thi Sĩ Du Tử Lê: Vườn thơ của một người thơ
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |