|
Trúc Phương(.0.1939 - 18.9.1995) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Mỗi khi ngày lễ Noel về, hồn chúng tôi ngây ngất với biết bao hoài niệm của thuở thiếu thời, về một Sàigòn xa xưa như nhớ về một thiên đường đã mất. Nhà thờ Đức Bà-Notre Dame Cathédrale-vẫn sừng sững trong trí nhớ, nơi chúng tôi đã từng đứng trong giáo đường nghe thời gian rơi theo từng hồi chuông nhà thờ đổ. Con đường Catinat, phố Bonnard, phố Nguyễn Huệ... biết bao lần thay đổi, nhưng cái nét Hòn Ngọc Viễn Đông từ ngàn xưa của Sàigòn không một phai mờ.
Trong đêm Giáng Sinh biết bao thanh niên sinh viên nam nữ Sàigòn cùng nhau đổ xô ra đường tràn ngập Thủ đô Sàigòn. Các cô Sàigòn mặc váy ngắn, váy dài, các cô từ Hà Nội mới di cư vào Nam năm nào, chiếc áo dài của các cô vẫn giữ nguyên duyên dáng của phố Thăng Long. Các học sinh, thanh niên, sinh viên nam nữ, chia thành nhóm nhỏ, cùng nhau ca hát những bài hát mừng Chúa Giáng Sinh bằng lời Việt, lời Pháp, lời Anh, The Jingle Bells, The Silent Night... họ đã vô tình biến Sàigòn thành một thủ đô quốc tế. Họ cùng nhau ca hát dưới mái hiên của các cửa hàng, các quán ăn, khu thương mại Eden, những quán cà phê Continental, La Pagode, Givral, Lido, Imperial, Caravelle, Pacific... dọc theo đường Catinat đến bến Bạch Đằng. Họ chia sẻ niềm tin yêu sâu sắc vào ngày lễ Giáng Sinh, ngày của hòa bình, của tình thương, mặc dầu phần nhiều họ là người ngoại đạo.
Hình ảnh những chiếc bánh buche de Noel chưng bày trong tủ kiến ở các cửa hiệu đã gần 50 năm xa cách, vẫn còn đâu đó trong trí nhớ của các cụ già nay đã ngoài 80, 90... Đến 12 giờ khuya các thanh niên, sinh viên Sàigòn nam nữ họp lại với nhau trong các quán cà phê họ chia nhau từng mẩu Buche de Noel ăn mừng lễ Réveillon. Làm sao quên được các cô cậu sinh viên Sàigòn thuở ấy của các cư xá sinh viên – những cư xá Phục Hưng, cư xá Đắc Lộ, cư xá Minh Mạng, các cư xá nữ sinh viên, Thanh Quan Lưu Xá, cư xá Trần Quí Cáp, họ tổ chức những buổi gặp gỡ nhau trong mùa Giáng Sinh để cùng nhau ca hát, cùng nhau đóng những vỡ kịch, cùng nhau trao đổi tìm hiểu, yêu thương... Còn đâu hình ảnh và giọng ca của cô sinh viên Dược khoa, Văn Khoa, Y khoa, Luât khoa... những giọng hát Sylvie Vartan của Sàigòn, trong các ca khúc thời danh của Pháp với những ca từ trử tình, diễm lệ.
Bây giờ mỗi khi đi ngang qua Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn, người dân Saigon chợt thấy lại vào ngày 30-4-1975, hình ảnh một chiến binh cộng sản đang quì gối cầu nguyện ngay trên bệ cửa của giáo đường, một dấu ấn trong tâm tưởng của mọi người Việt và thế giới.
Thôi hết rồi những năm tháng thần tiên ấy đã mất hút theo chiến tranh. Sàigòn quê hương yêu dấu của ta, giờ đây ở tận phia Tây bờ biển Thái Bình Dương, nhưng sao ta vẫn thấy gần gũi yêu thương như chưa bao giờ xa cách...
- Bụi Đời - DustChild của Nguyễn Phan Quế Mai Đào Như Nhận định
- Đỉnh Núi Cao Biết Hát-The Mountains Sing Đào Như Nhận định
- Chân Dung Nhà Văn Duy Nhân Xuyên Qua Tập Truyện "Trọn Đời Yêu Thương" Đào Như Nhận định
- Thử Tìm Hiểu ChatGPT Đào Như Sưu tầm
- Noel - Một Thoáng Bâng Khuâng Đào Như Tùy bút
- Phạm Xuân Tích: Suy Tư Và Ước Mơ Đào Như Nhận định
- Triền Dốc Hoàng Hôn Đào Như Tùy bút
- Mối Tình Đầu Của Doãn Đào Như Tùy bút
- Hình Như Mùa hè Vừa Đi Qua Đào Như Truyện ngắn
- Thương Nhớ Lề Đường Sài Gòn Đào Như Bút ký
• Nhân Định về Tuyển Tập Tản Văn và Tùy Bút của nhà văn Đào Như (Phạm Xuân Tích)
• Nhận định về tập truyện «Cuốn Theo Chiến Tranh» của Đào Như (Phạm Xuân Tích)
• Đào Như (Học Xá)
- Vài suy nghĩ về tập truyện "Cuốn Theo Chiến Tranh" của Bác Sĩ Đào Như (Đỗ Trường)
- “Sài Gòn – Ngày Trở Lại” của Nhà Văn Đào Như (Phạm Xuân Tích)
• Bụi Đời - DustChild của Nguyễn Phan Quế Mai (Đào Như)
• Đỉnh Núi Cao Biết Hát-The Mountains Sing
(Đào Như)
• Chân Dung Nhà Văn Duy Nhân Xuyên Qua Tập Truyện "Trọn Đời Yêu Thương" (Đào Như)
• Thử Tìm Hiểu ChatGPT (Đào Như)
• Noel - Một Thoáng Bâng Khuâng (Đào Như)
Bài viết trên mạng:
- Phía Bên Kia "Dãy Núi Biết Hát - The Mountains Sing"
- Tự Khúc
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
• Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)
• Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)
• Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)
• Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |