1. Head_

    Hoàng Giác

    (..1924 - 14.9.2017)

    Nhật Tiến

    (24.8.1936 - 14.9.2020)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hai Vẻ Đẹp Của Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-01-2011 | VĂN HỌC

      Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh

        NGUYỄN TƯỜNG THIẾT
      Share File.php Share File
          

       

      Tháng 10 năm 2010 vừa qua một họa phẩm hiếm quí của Nhất Linh đã được bán đấu giá tại Hồng Kông.

      Sotheby’s nhà bán đấu giá nghệ phẩm danh tiếng cho biết lần đầu tiên một bức họa của Nguyễn Tường Tam được bầy bán trên thị trường thế giới. Bức họa mang tên Cảnh Phố Chợ Đông Dương (Scène de Marché de rue Indochinois) vẽ trên vải lụa, khổ 20×36 IN, thực hiện trong khoảng năm 1926-1929, do một tư nhân bên Pháp đặt bán với giá khởi đầu 25,000-32,200 Mỹ kim.


      Cảnh Phố Chợ Đông Dương (Scène de Marché de rue Indochinois)

      Sotheby’s trang trọng giới thiệu bằng Anh ngữ tác giả Nguyễn Tường Tam và bức họa của ông mà tôi tạm dịch sang tiếng Việt như sau:

      Cảnh Phố Chợ Đông Dương đánh dấu lần đầu tiên một họa phẩm của Nguyễn Tường Tam xuất hiện trên thị trường quốc tế. Sinh năm 1905* tại Hải Dương (Bắc Việt) trong một gia đình nghèo Nguyễn Tường Tam khi còn rất nhỏ tuổi đã sớm mất cha, một vị thông phán. Mặc dù gặp nghịch cảnh khó khăn tất cả bẩy người con của gia đình Nguyễn Tường đã cố vươn lên để sau này trở thành những người nổi danh có những đóng góp đáng kể cho đất nước và cho nền văn hóa Việt Nam.


      Nguyễn Tường Tam, bút hiệu Nhất Linh, cùng với người bạn văn Khái Hưng, đã sáng lập ra hội văn hóa Việt Nam nổi tiếng mang tên Tự Lực Văn Đoàn. Ông cũng là sinh viên đợt đầu tiên của Trường Mỹ Thuật Hà Nội. Bạn cùng lớp với ông có Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thu, Georges Khán, Công Văn Trung và Lê Ang Phan, những người mà sau này được xem là tầng lớp họa sĩ tiền phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại.


      Cảnh Phố Chợ Đông Dương với màu sắc ấm cúng và tinh tế, với đường nét duyên dáng trên vải lụa thanh tú đã thể hiện hết vẻ đẹp tuyệt vời của tranh lụa vốn là nét độc đáo của Trường Mỹ Thuật Hà Nội. Mô tả cảnh sinh hoạt rộn rịp của một ngôi chợ điển hình miền Nam bộ, với đàn bà và trẻ con làm chủ điểm, bức tranh cho thấy sự lưu tâm của người nghệ sĩ đối với đời sống xã hội, và có lẽ nó hé mở cho thấy tương lai của ông sau này là người rất nhậy cảm trước những biến chuyển về xã hội cũng như về văn hóa của đất nước ông.


      Năm 1927, mặc dù có thực tài vẽ, Nguyễn Tường Tam đã tự ý rời bỏ Trường Mỹ Thuật để theo đuổi nghề báo và viết văn, với sự luyến tiếc vô cùng của các giáo sư nhà Trường, đặc biệt là của họa sĩ kiêm giám đốc Victor Tardieu. Nhà cầm quyền Pháp hồi ấy không mấy yên tâm về quyết định của ông vì đây là một thời kỳ chuyển tiếp của Đông Dương: một thời kỳ cách tân từ cũ qua mới làm lay động cấu trúc xã hội và chính trị trên mảnh đất thuộc địa này của người Pháp.


      Để có thể trở thành một “nghệ sĩ tự do,” Nguyễn Tường Tam tiếp tục vẽ tranh lụa và mở vài cuộc triển lãm ở Hà Nội, Sài Gòn và Nam Vang. Không một ai biết chắc là hồi trẻ ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh. Mặt khác những tiểu thuyết của ông được xem là có tính cách mạng và ông bị mật thám Pháp theo dõi kỹ.

       

      Sau năm 1929, Tam thôi vẽ và thành lập báo Phong Hóa ở Hà Nội, một tờ báo nổi tiếng và là cơ quan tiền phong cổ vũ cho sự đổi mới, đả phá những ý niệm cổ hủ thay bằng những tư tưởng tiến bộ, đưa đến sự tiến hoá về xã hội cũng như về giáo dục.


      Tam không những được xem là vị lãnh đạo trên địa hạt văn học nghệ thuật, ông còn là tiểu thuyết gia mới hàng đầu, đồng thời là một chính trị gia được nhiều người biết tới. Ít người biết ông là một họa sĩ bởi lẽ trải qua bao nhiêu biến cố và thời gian không còn bao nhiêu họa phẩm của ông sống sót. Một bức tranh với khổ khá lớn và được bảo tồn kỹ như bức tranh này, Cảnh Phố Chợ Đông Dương quả là họa phẩm cực hiếm, bởi vì không những không còn nhiều những tranh như thế tồn tại, mà còn bởi vì nó cung cấp thêm một cái nhìn quan trọng vào trong di sản của ông, một trong những người Việt Nam Mới tiền phong nổi danh.

      (Modern and Contemporary Southeast Asian Painting, Hong Kong 4 October 2010, trang 116)

      *


       Tháng 10 vừa qua tôi nhận được từ nam Cali một cú điện thoại khiến tôi sửng sốt. Bác sĩ Hà Quốc Thái –một người tôi quen biết– báo cho tôi là ở Hồng Kông họ vừa bán đấu giá một bức tranh của ông cụ tôi. Anh Thái là một người sưu tập tranh quí, anh tỏ ý tiếc là đã không mua được bức tranh ấy vì đã có người trả quá cao (trên Sotheby’s website bức tranh đã được bán với giá 596,000 Hồng Kông đô-la, khoảng 75,000 Mỹ kim).

       

      Mặc dù chưa nhìn thấy bức tranh mà chỉ nghe anh Thái nói đó là một bức họa lớn vẽ cảnh chợ trên vải lụa và ký tên TAM, tôi đặt ngay câu hỏi về tính trung thực của bức tranh ấy. Bởi nhiều lẽ: thứ nhất là sau gần nửa thế kỷ sưu tập những di cảo của ông cụ tôi chưa hề trông thấy hoặc nghe nói đến một bức tranh nào tương tự như thế, thứ hai là trong tất cả tài liệu và tranh vẽ của ông cụ mà tôi cất giữ đều ký tên hoặc là NHẤT LINH hoặc là TƯỜNG TAM, chứ không bao giờ ký TAM không thôi.

       

      Thấy tôi tỏ ý nghi ngờ anh Thái hứa gửi tôi quyển sách của nhà Sotheby’s để tôi so chữ ký ông cụ và anh cũng nói thêm nhà bán đấu giá Sotheby’s là một cơ quan uy tín quốc tế rất lâu đời không bao giờ có chuyện họ bán một bức tranh giả mạo. Sau khi nhận được quyển sách nhìn chữ ký và so với chữ TƯỜNG TAM ký trên bức thư từ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của ông cụ thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa: chữ Tam ký trên tranh giống chữ Tam trên bức thư. Bức tranh này được vẽ khi ông cụ tôi ở trong khoảng từ 20 đến 23 tuổi, có lẽ hồi đó ông chưa có bút hiệu Nhất Linh.


      Nhìn bức tranh tôi bàng hoàng. Mối xúc động đó của tôi hoàn toàn có tính cách cá nhân. Ðó là tâm trạng của một đứa con lần đầu tiên được nhìn thấy một họa phẩm mà nó chưa từng nhìn thấy của người cha thân yêu. Hơn thế nữa bức tranh như một cánh cửa vừa hé mở lộ ra một phần đời của cha nó mà nó chưa hề biết tới.

      Tôi nhìn bức tranh mà như không nhìn tranh. Hình ảnh hiện lên trong tôi là tác giả bức tranh ấy, một cậu thanh niên mới ngoài 20 tuổi, đứng trước một giá vẽ họa cảnh phố chợ Sài Gòn gần 90 năm xưa.

       

      Tôi tự hỏi tại sao bức tranh này lại là cảnh phố chợ ở Sài Gòn mà không phải là cảnh chợ Hà Nội hay một làng quê đất Bắc? Dịp nào mà cha tôi trong thập niên 20 của thế kỷ trước đã có phòng triển lãm tranh ở Sài Gòn và Nam Vang? Nguyên do nào khiến ông đã phiêu lưu rời xa Hà Nội sớm thế khi ông mới hai mươi mấy tuổi đầu?


      Tôi tìm thấy câu trả lời trong vài dòng ngắn ngủi sau đây khi đọc lại tiểu sử Nhất Linh. Thụy Khuê trong cuốn sách Nhất Linh, người nghệ sĩ người chiến sĩ, cho biết: “Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao Tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên làm thư ký sở tài chính Hà Nội, kết duyên văn nghệ với Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, viết Nho Phong. Lấy vợ và theo ban cao đẳng. Lúc đầu, năm 1924 học thuốc được một năm thì bỏ, chuyển sang học Mỹ Thuật, được một năm cũng bỏ. Năm 1926 Nguyễn Tường Tam vào Nam , gặp Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh, hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học”.


      Như vậy là trong thời gian ở Sài Gòn và Nam Vang cha tôi đã sống bằng nghề vẽ. Ông tổ chức những buổi triển lãm để bán tranh và một trong những bức ấy có một người (Việt hay Pháp?) mua được đem qua Pháp để hơn 80 năm sau bán đấu giá ở Hồng Kông: đó là bức tranh tôi đang nhìn ngắm được chụp lại và in trong cuốn sách của nhà Sotheby’s.

       

      Ngắm bức tranh tôi ngẩn ngơ. Lần đầu tiên tôi thấy một họa phẩm lớn của ông vẽ trên vải lụa. Những bức tranh mà tôi sưu tập được là những bức nhỏ cha tôi vẽ sau này, phần lớn là những bản phác họa trên giấy vẽ hoa lan, vẽ phong cảnh Ðà Lạt… Trước sau tất cả các họa phẩm này đều toát lên một vẻ đẹp thật sự của tài hoa.



            Cúc Xưa (Hồng Kông, 1948)

      Mặc dù sau năm 1929 ông cụ tôi không sống về nghề vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp nhưng lòng mê say hội họa của ông vẫn theo ông cho đến cuối đời. Ông dùng tài vẽ của mình, theo từng giai đoạn, hoặc để làm báo, hoặc vẽ theo cảm hứng. Với báo Phong HóaNgày Nay trước kia ông ký tên Ðông Sơn và sau này với Văn Hóa Ngày Nay ông ký tên Nhất Linh trên những bức vẽ. Phần lớn những tranh tôi giữ được là những bức cha tôi vẽ theo cảm hứng trải qua nhiều giai đoạn của đời ông.



          Cathédrale de Bourges vẽ ở Paris năm 1954


          Phong Cảnh Đà Lạt (1958)

      Từ bức tranh Cúc Xưa vẽ ở Hồng Kông năm 1948, bức Cathédrale de Bourges ở Paris năm 1954, cho đến bức Phong cảnh Ðà Lạt năm 1958 …



          Hoa Phong Lan (28/10/1957)

      Ðặc biệt là trong những năm 1956-58 hồi chúng tôi ở Ðà Lạt, tôi chứng kiến cha tôi trong những buổi đi chơi xa hoặc đi tầm lan ông thường vẽ phác phong cảnh và hoa phong lan trên một cuốn sổ tay. Thời gian này tôi thấy ông vẽ còn nhiều hơn là ông viết nữa.


      Bức tranh Cảnh Phố Chợ Ðông Dương mới khám phá này còn gây cho tôi thêm một thắc mắc. Vì lẽ gì mà người nghệ sĩ trẻ tuổi tài hoa ấy lại tự ý rời bỏ Trường Mỹ Thuật để theo đuổi nghề báo và viết văn?


      Ðể trả lời cho câu hỏi này một người bạn của ông cụ tôi, nhà văn Trương Bảo Sơn, giải thích: “Ở trường Mỹ Thuật anh tin tưởng đời anh sẽ là một họa sĩ, thực là thích hợp với tâm tồn nghệ sĩ của anh. Anh mê say hội họa, nhưng rồi sau một năm, một hôm cùng bạn theo giáo sư về vùng quê vẽ mấy con trâu, anh nhận thấy cái cảnh nghèo khổ của dân quê và sự vô lý của công việc anh đang làm: trong lúc dân chúng bao nhiêu người còn phải sống trong cảnh 'bùn lầy nước đọng', anh lại có thì giờ đi vẽ trâu”.


      Ông Trương Bảo Sơn là người rất thân cận với ông cụ tôi, chắc hẳn là đã được nghe chính ông cụ tôi tâm sự, nên đoạn trích của ông về lý do ông cụ bỏ hội họa là cực kỳ quí giá và quan trọng vì phản ảnh đúng tâm trạng ông cụ tôi.


      Mặc dù không còn gì để nghi ngờ nữa tôi vẫn muốn tìm hiểu thêm lý do khiến ông cụ tôi bỏ vẽ và tôi đã được soi sáng hơn khi đọc kỹ lại truyện ngắn Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh. Trong truyện tác giả Tam của bức tranh kia hoá thân thành nhân vật Doãn. Chỉ khác một điều: Tam là họa sĩ trước khi Đi Tây. Còn Doãn là họa sĩ khi từ Pháp trở về.
       

      Nhất Linh tả hoạ sĩ Doãn vẽ cảnh chợ ở một làng quê, gần gũi với cảnh chính ông vẽ trong bức Cảnh Phố Chợ Đông Dương:

      "Biết là có phiên chợ, Doãn dậy sớm ra ngồi ở hàng nước đầu làng để đón những người gồng gánh đi qua. Chàng cần lấy dáng điệu một bọn người gánh hàng, vì chàng đương làm dở một bức bình phong sơn vẽ cảnh chợ nhà quê.

      Doãn vẽ mỏi cả tay mà vẫn còn muốn vẽ. Giở cuốn sổ tay xem lại, chàng thấy nhiều dáng rất linh động. Nhưng chàng vẫn nhận thấy nó sai hẳn sự thực; người ở trang giấy đẹp đẽ, sạch sẽ khác xa những người thật xấu xí, bẩn thỉu, tiều tụy đi diễn qua trước mắt chàng từ sáng đến giờ…"

      Nhất Linh diễn tả tâm trạng của Doãn khi vẽ một cảnh nghèo khó như sau:

      "Doãn lim dim mắt nhìn cái mái nhà gió đêm qua thổi bay từng mảnh để hở cả rui tre. Chàng toan chữa lại bức tranh, nhưng sao lại thôi, vì chàng cho thế là vụn vặt quá. Những cái mái nhà thủng làm chàng lo sợ; nếu mai kia họ đem rạ mới lợp lại, màu mái nhà đổi khác thì bức tranh của chàng đành vứt đi. Chàng cúi xuống vẽ thật mau. Được một lúc chàng tự nhiên mỉm cười vì một ý ngộ nghĩnh thoáng hiện trong óc:


      - Mình chỉ cốt vẽ, muốn cho người ta ở nhà dột mãi, không cho người ta lợp lại mái nhà nữa…


      Rồi chàng buồn rầu tự hỏi làm sao họ lại có thể sống trong cái nhà đó được."

      Người họa sĩ trong truyện cuối cùng tìm thấy chân lý: đó là sự khám phá ra vẻ đẹp thứ hai trong Hai Vẻ Đẹp của cuộc đời:

      "Doãn táy máy rứt một cây cỏ đưa lên miệng nhai lá. Mùi đất ở rễ cỏ chàng tưởng như một mùi thơm của thời quá vãng còn vương lại, để chàng nghĩ đến cái ý nghĩ của quê hương. Doãn thấy mình đã bao lâu nay sống ở giữa chốn quê như một người xa lạ; bây giờ chính những cảnh nhem nhuốc của quê hương đã kích thích chàng, xúi giục chàng quay về với quê hương và mong mỏi cho quê hương trở nên đẹp đẽ. Đời của đám dân quê đã bao lâu bị chàng thờ ơ, lạnh nhạt, bỏ quên như xác những con vờ bên sông kia, từ lâu chàng sẽ săn sóc tới.


      Thoáng một lúc chàng thấy hiện ra, trên những làng xóm ngủ yên, in bóng xuống các ruộng nước rải rác ở chân trời, những cảnh đẹp khác hẳn những cảnh đẹp vẫn phô diễn trong tranh: đó là những cảnh đời đẹp đẽ sáng sủa mà mấy tháng trước đây chàng đã có lần tưởng đến, nhưng cho là không bao giờ thành được sự thực. Doãn ngẫm nghĩ:


      - Ta phải hết lòng đi tìm cái đẹp ấy cho người khác, cũng như là bấy lâu ta đi tìm cái đẹp về hình sắc để ghi trên vải lụa."

      *


      Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh nói lên hết.


      Từ hội họa chàng họa sĩ đã nhìn thấy một cái đẹp khác: vẻ đẹp cao cả của cách mạng làm cho đời tốt hơn.
       

      Và chàng sau đó đã thực sự lên đường đi tìm vẻ đẹp thứ hai cho đời ông và cho quê hương ông. Hành trang lên đường là điều tâm niệm sau đây của André Gide mà ông đã đặt làm lời mở cho truyện Hai Vẻ Đẹp:

      Anh phải luôn luôn tự nhủ rằng đời người có thể đẹp đẽ hơn: đời của anh và đời của những người khác.

      Nguyễn Tường Thiết

      (Nguồn: damau.org)

      * Nguyễn Tường Tam sinh ngày 25-7-1906 nhưng bởi muốn đủ tuổi để đi thi, ông đã làm lại giấy khai sinh tăng thêm một tuổi, do đấy trên giấy tờ ghi ngày sinh là 1-2-1905. (Chú thích của NTT)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Sứ mệnh của cô Aki Tanaka Nguyễn Tường Thiết Tạp bút

      - Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... Nguyễn Tường Thiết Phỏng vấn

      - Đi tìm Nhất Linh Nguyễn Tường Thiết Tham luận

      - Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh Nguyễn Tường Thiết Tạp bút

    3. Bài viết về văn hào Nhất Linh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nhất Linh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhất Linh Sống Mãi (Trần Yên Hòa)

      Phỏng vấn Maria Strasakova, tác giả luận án tiến sĩ về Nguyễn Tường Tam... (Nguyễn Tường Thiết)

      Nhân ngày giỗ Nhất Linh 7/7 Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (Đặng Tiến)

      Nho Phong và Người Quay Tơ như là những báo hiệu thiên tài của một nhà văn (Nguyễn Văn Sâm)

      Những ngọn cỏ may trong truyện Nhất Linh (Lê Hữu)

      Đi tìm Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Vĩnh Quyết Nhất Linh (Nguyễn Mạnh Côn)

      Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh (Nguyễn Tường Thiết)

      Nhất Linh người định nghĩa sống và định nghĩa chết (Lưu Văn Vịnh)

      Cúc Xưa (Nhất Linh)

      Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (T. V. Phê)

      Nhất Linh (Thụy Khuê)

       Tủ sách Talawas:

      - Chân dung Nhất Linh (Hồi ký, nhiều tác giả)

      - Đọc bản thảo của Nhất Linh (Võ Phiến)

      - Tạp chí VĂN, Hoài niệm Nhất Linh (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Nhất Linh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Cúc Xưa (Nhất Linh)

      - Giòng sông Thanh Thủy, Xóm Cầu Mới

      - Viết và đọc tiểu thuyết (Talawas)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)

      Lữ Quỳnh, Bạn Tôi (Trần Hoài Thư)

      Nguyễn Thụy Đan: Những thác ghềnh ẩn mật (Nguyễn Minh Nữu)

      Nguyễn Minh Nữu (Nguyễn Vy Khanh)

      Nguyễn Thị Thanh Dương và Một Buổi Giới Thiệu Sách Thật Cảm Động (Chu Tất Tiến)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)