1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc thơ Trần Vấn Lệ (Nguyễn Mạnh Trinh) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      20-1-2024 | VĂN HỌC

      Đọc thơ Trần Vấn Lệ

        NGUYỄN MẠNH TRINH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Trần Vấn Lệ
             (HS Đinh Cường vẽ)

      Có lẽ, Trần Vấn Lệ là một trong những người làm thơ có sức sáng tác sung mãn nhất trong hàng ngũ những người làm thơ. Làm thơ, tạo cho mình một sắc thái riêng đã khó, mà, làm thơ để khác với chính mình, để vượt qua chính mình lại khó hơn. Nhất là ở trường hợp Trần Vấn Lệ, đã in trên 10 tập thơ…


      Đọc tất cả những tập thơ đã xuất bản của Trần Vấn Lệ, tôi thấy được nỗ lực ấy. Có nhiều sự khác biệt giữa tập đầu và tập cuối, cả về ý tưởng lẫn ngôn ngữ, cả về hình thức lẫn nội dung.


      Nhưng có một điều chung mang, là, những cảm nhận từ đời sống. Có lúc, thơ là lời tâm sự. Nhưng, có khi, lại là những chất chứa nỗi niềm, những phẫn hận của một đời lưu lạc ít vui nhiều buồn. Thơ Trần Vấn Lệ, có cái tha thiết của một người coi thi ca là lẽ sống. Đọc thơ ông, tôi có cảm giác thơ là cây gậy chống để sau cơn vấp ngã, gượng đứng dậy và tiếp tục đi trên những đoạn dốc nhân sinh.


      Tôi thấy được nhịp thơ mạnh mẽ dài hơi của thi ca ông. Ngôn ngữ cứ liên miên bất tuyệt nối tiếp nhau, như dòng nước, cuồn cuộn chảy. Thơ không phải chỉ đơn thuần gợi cảm giác, mà, có khi là những đoạn tản văn có ý hướng muốn kể chuyện hoặc mô tả sự kiện. Với những câu bảy chữ hoặc tám chữ, ngôn ngữ đã được chọn lọc và xếp đặt để có một âm điệu rất gần với nhạc điệu và có thể chuyên chở được ý tưởng. Có lần, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc bài thơ "Đi Chùa Hương” của Trần Vấn Lệ, anh đã thú thực với tôi là hoàn tất công việc rất nhanh vì anh đọc từng câu thơ mà nốt nhạc hiện ra ngay trong đầu bởi âm điệu của thơ và nhạc như là một.



      Với tôi, đọc thơ anh, tôi thấy được sự tha thiết trong ngôn ngữ. Có thể đó, là những lời chân tình đối thoại với người hay độc thoại cho mình.


      Nổi niềm, chất chứa từ cuộc sống, của những kỷ niệm luôn cất giữ nâng niu, và của cả một khung trời quá khứ lúc nào cũng canh cánh trong tâm.


      Trần Vấn Lệ nặng lòng với kỷ niệm và với những nơi chốn, những thành phố đã ở, là những nỗi nhớ cứ mãi dằn vặt trong tâm. Nhất là với Đà lạt, thành phố sương mù:

      “Qua một cơn dâu biển, chúng ta còn lại gì? Những bài thơ lưu luyến? Những tàn phai chia ly?


      Nhìn các em ngồi đó, một góc sân trường xưa, thương qua thời nắng gió, nhớ quá chiều nắng mưa..


      Đà Lạt, các em ở. Đà Lạt thầy bỏ đi. Các em thì vẫn nhỏ như vầng trăng núi kia


      Thầy thì như sương khói loáng thoáng cuối chân mày, ngang chân mây đồng nội, cỏ úa tàn hương bay..


      Qua một cơn dâu biển, mờ mờ biển với dâu, nếu có gì ẩn hiện chẳng là gì của nhau!


      Cuối câu thơ phải chấm một dấu than nghẹn ngào, là em ơi buồn lắm, bây giờ và muôn sau


      Những bài thơ lưu luyến, đọc chơi rồi quên thôi. Chúng ta về sông biển không đâu là một nơi


      Đà Lạt các em ở, xanh biếc nhé bầu trời ngước lên nhìn nỗi nhớ Thầy là áng mây trôi


      Những con đường thăm thẳm xé rách từng trang thơ. Những tình sâu nghĩa nặng lắng xuống giùm giọt mưa!”

      Những bài thơ như thế rất nhiều trong thơ Trần Vấn Lệ. Có thể là những câu ngũ ngôn không xuống hàng, hay bảy chữ tám chữ một câu dài liên tiếp như một đoạn thơ, cái âm điệu ấy cứ nối tiếp nhau, tao một cảm giác rung động, trầm buồn nhưng không đơn điệu. Có điều, nếu đọc nhiều bài, có sự trùng ý hoặc trùng lời. Điều đó cũng khó tránh, với một người làm thơ nhiều và có vẻ dễ dàng như tác giả “Con trao trảo bờ ao bay đi buồn lẳng lặng” hay ”Chữ gì mang không nổi chữ gì gió thổi không bay”...


      Như một cách thế sống, làm thơ. Cuộc đời và thơ Trần Vấn Lệ hình như quấn quít bên nhau không một giây phút chia lìa:

      ”Tôi xem chữ nghĩa như con cái: có đứa buồn hiu có đứa vui, quanh quẩn bên tôi chiều với sớm, líu lo như thể lũ chân trời


      Tôi xem chữ nghĩa như cơm cháo, khi đói thì ăn no để dành, dư ném cho chim nhìn chúng hót thấy đời hẹp bớt chút mông mênh


      Tôi xem chữ nghĩa như bè bạn, kết thả trôi sông chở cả trời nếu có lúc bơi giòng nước ngược, buồn buồn nhớ lại lúc miền xuôi


      Tôi xem chữ nghĩa như chăn gối, khi lạnh thì ôm, nóng bỏ ra, nhưng chẳng lúc nào không ở cạnh, trăm năm thương mãi chữ Chan Hòa!


      Chữ nghĩa và tôi nặng cái tình, như là khi thấy lệ long lanh giọt sương trên lá khi chiều xuống, nhớ quá Quê Hương khóc đoạn đành


      Chữ nghĩa theo tôi thời ấu thơ, chữ a, chữ ă, chữ o, ô.. Chữ nào cũng ngộ như ông Phật đưa một bàn tay chỉ học trò.


      Chữ nghĩa và tôi đến xứ người, ngậm ngùi tan nát giống như tôi.. sót vài ba chữ ngồi hiên quán gặp bạn nâng ly một tiếng cười


      Chữ nghĩa và Tôi sẽ xuống mồ mai này cỏ mọc sắc xanh lơ ai đi ngang để cành hoa xuống là cũng cho đời một chút Thơ.”

      Đọc xong những tập thơ, tôi cứ ngờ ngợ về cái phân định giữa thơ và tản văn. Có biên giới hay không trong thơ Trần Vấn Lệ. Tôi tự hỏi? Những câu năm chữ, bảy chữ, hoặc tám chữ nối liền nhau không xuống hàng với những câu thơ mỗi hàng mỗi câu có gì khác nhau. Có làm thay đổi được ngữ nghĩa cũng như vần điệu không?...


      Nhưng, hỏi hay không thì tôi cũng cảm được cái tha thiết của người thi sĩ. Lúc nào buồn, tôi giở những trang thơ đọc. Và sẽ thấy bao la biết bao biển trời chữ nghĩa. Thơ sẽ muôn đời ở cạnh bên ta, chứ không phải khi vui nó đậu khi buồn nó bay


      Nguyễn Mạnh Trinh

      (Nguồn: Internet)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thanh Tịnh và Tôi Đi Học Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Nguyễn Ðức Tùng: Từ “Thơ Ðến Từ Ðâu” đến “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc Thơ Trạch Gầm Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Trần Vấn Lệ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Vấn Lệ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đọc thơ Trần Vấn Lệ (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Trần Vấn Lệ: Nhà Thơ Và Đời Thường (Lê Tam Anh)

      - Bốn mươi năm thơ Việt hải ngoại: Trần Vấn Lệ (vanviet.info)

      - Trần Vấn Lệ: Người ly khách ôm kỷ niệm với những vần thơ mang nặng nỗi hoài tình (Phan Bá Thụy Dương)

      - LỆ (Hồ Đình Nghiêm)

      - Trần Vấn Lệ, thơ thở từng ngày (Uyên Nguyên)

       

      Tác phẩm của Trần Vấn Lệ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Hai Con Hạc Vàng Vỗ Cánh (Trần Vấn Lệ)

      - Đọc Thơ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê)

      - Đọc Cuối Cùng Tác Phẩm Cuối Cùng Của Nhà Văn Võ Phiến

      - Một bài thơ Trần Vấn Lệ

         Thơ văn trên mạng:

      - sangtao.org - tuongtri.com

      - vanchuongviet.org - xunauvn.org

      - vietvanmoi.fr - saimonthidan.com

      - Bài tựa của Cuối Đời Một Người Lính – Đôi điều thông cảm

      - Trần Vấn Lệ Đọc Thơ Đỗ Nghê(BS Đỗ Hồng Ngọc)

      - Fb Trần Vấn Lệ

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Limeil, những ngày mây (Vũ Hoàng Thư)

      Vũ Tiến Lập với Tạp Ghi Thơ II (Hồ Trường An)

      Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm (Du Tử Lê)

      Nhớ tiếc anh Trần Hữu Dũng Viet-Studies (Nguyễn Thế Thanh)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)