1. Head_

    Trần Trọng Kim

    (.0.1883 - 2.12.1953)

    Văn Đen

    (.0.1919 - 2.12.1988)

    Đàm Trung Pháp

    (.0.1941 - 2.12.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      19-10-2024 | VĂN HỌC

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học

        NGUYỄN MẠNH TRINH
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Thanh Tịnh

      Thanh Tịnh là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam thời tiền chiến. Truyện ngắn của ông tràn đầy chất thơ và đã tạo ra được một không gian văn chương riêng biệt. Đó là dòng văn chương trữ tình đầy chất lãng mạn và đã được Hồ Dzếnh trong một bài thơ cảm tác khi nghe tin tác giả “Quê mẹ” vừa lìa đời năm 1988:

      “Đời xếp anh, tôi và Thạch Lam

      ngồi chung một chiếu hội văn đàn

      chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh

      còn lại mình tôi với thế gian


      dẫu biết đường đi chỉ có chừng

      gió chiều sao vẫn ớn trên lưng?

      Trái tim bỗng dội niềm xao xuyến

      Tàu rẽ vào ga. Chặng cuối cùng

      Thôi nhé anh về vui bạn cũ

      Tôi chờ đến hẹn lại thăm anh

      Lòng ta như nước sông Hương ấy

      Vời vợi trời thu dáng núi xanh.”

      Thời kỳ 1930 –1945, Thanh Tịnh đem thi ca trộn lẫn vào văn xuôi để có được những áng văn đẹp như một bài thơ và cũng bàng bạc những nỗi niềm của một quá khứ đã xưa nhưng vẫn còn gợi lại trong ký ức những bàng bạc xao xuyến của những điều đã mất đi và khó tìm lại được. Cái không gian và thời gian của làng quê mang tên Mỹ Lý có lẽ chỉ trong tưởng tượng nhưng là của một sự thay đổi từ những cuộc đời cổ xưa êm ả đến những buổi giao thời giữa cái mới và cái cũ. Trong đời sống chao đảo mà cũ mới đối nghịch nhau, Thanh Tịnh tuy vẫn phê phán những tục lệ cổ hủ nhưng vẫn nâng niu và bênh vực những tập quán tốt đẹp của ngày trước, của những đời sống yên bình đã kéo dài từ lâu.


      Khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Sông Hương, Thanh Tịnh cho biết là ông rất yêu thích hai tác giả Alphonse Daudet và Guy De Maupassant của văn chương Pháp và cũng yêu thích Thạch Lam và Nguyễn Công Hoan của văn học Việt Nam. Trong tác phẩm Quê Mẹ, có phảng phất ảnh hưởng. Như khi ông tả nỗi bâng khuâng ngậm ngùi của một người nhớ nhung và hồi tưởng lại đời sống êm ả của một làng quê nghèo khi chưa bị tiếng còi tàu của văn minh làm náo động, làm người đọc nhớ tới cùng một phong cách của Alphonse Daudet. Cũng như khi ông phác họa những nhân dáng nghèo hèn với những nỗi khổ tâm riêng làm nhớ tới Guy De Maupassant.


      Thạch Lam đã có một nhận xét khá xác đáng về thơ và văn Thanh Tịnh thời tiền chiến “truyện ngắn nào hay của ông đều có chất thơ bên trong và bài thơ nào hay cũng đều có cốt truyện lồng theo”. Chất hài hòa đã làm cho văn chương ông có nét riêng, thơ mộng và lãng mạn.


      Trong giáo trình lịch sử văn học được giảng dạy tại các trường trung và đại học ở Việt Nam hiện nay, Thạch Lam, Hồ Dzếnh và Thanh Tịnh được xếp vào một chi phái trong văn xuôi lãng mạn xu hướng văn xuôi trữ tình.


      (…)

      Chân dung và thủ bút của nhà văn Thanh Tịnh

      1.

      Một buổi sáng cuối tuần, nằm trong chăn ấm, với những cuốn sách quen thuộc chung quanh, tự nhiên tiếng mưa ngoài trời gợi lại cho tôi một diều gì bâng khuâng khó tả. Có những cảnh ngộ, khi trải qua rồi mới thấu hiểu được. Tôi nghĩ đến bài phỏng vấn nhà văn Thanh Tịnh của tạp chí Sông Hương xưa kia với bài thơ mà nhà văn tiền chiến tâm đắc nhất. Bài “Gặp lại“ như một nỗi niềm khi trở về Huế nhìn lại cảnh cũ nhưng với nhiều trái ngang:

      “người cũ đây rồi bạn cũ đây

      cầm tay lại nói chuyện chia tay

      ba mươi năm chẵn xa lâu nhỉ

      mà tưởng cách nhau có mấy ngày

      giòng giòng kỷ niệm tuôn xuôi ngược

      lẫn lộn vui buồn dệt ngổn ngang

      cũng quên khóc trước hay cười trước

      chỉ nhớ bên song nắng trải vàng

      chuyện dài chưa hết bỗng ngồi yên

      biết nói làm sao hết nỗi niềm

      tóc bạc ngỡ ngàng hai mái tựa

      thẹn thùng như buổi gặp đầu tiên.”

      Bài thơ có những điều thiết tha, của một tâm tư lẫn lộn vui buồn. Ngôn ngữ bình dị, nhưng chuyên chở được nỗi xúc động hiện có. Tôi nghĩ bài thơ hay vì nỗi chân thành mà tác giả mang vào vần điệu…


      (…)


      Cùng với Thạch Lam, Hồ Dzếnh, ông được xếp vào cùng một trường phái văn chương vị nghệ thuật. Những truyên ngắn của ông tràn ngập ý thơ, với một tâm hồn vừa lãng mạn vừa sâu sắc. Một thế giới được tạo dựng lại với sự rung cảm tột độ khi diễn tả. Thời đó, không gian ấy đã xa lạ, đã là những ký ức đã qua, thì với bây giờ, sao đọc lại mà vẫn thấy hiển hiện những cảm nghĩ mồn một những xúc động.


      Thanh Tịnh viết về ngôi làng của mình, làng Mỹ Lý trong cái thời gian mới cũ giao thời. Chữ Nho cổ xưa dần dần được chữ Pháp và Quốc ngữ thay thế. Phong tục trong làng cũng theo thời mà thay đổi. Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Đình Liên cũng phảng phất trong truyện ngắn Thanh Tịnh. Những ông đồ nho của một thời thất thế.


      Như hình ảnh ông Hậu con của ông Hoàng chủ nhân của một dinh cơ nguy nga của một thời lừng lẫy phải viết câu đối tết ở phiên chợ cuối năm để sinh nhai, dù “chữ của ông ta viết đẹp lắm“ nhưng chỉ là hình ảnh gợi trí tò mò của những lũ trẻ con xúm nhau vây quanh nhìn ông ta viết một cách lơ đãng không hứng thú. Hay như nhân vật trong “Chú tôi”, một thầy đồ của thời cũ sót lại, với những câu văn hoa buồn cười và lối sống hủ lậu đang dần dần tàn tạ. Trong buổi giao thời, mọi giá trị bị thay đổi. Nhưng trong lòng những tâm hồn hoài cổ chắc không tránh khỏi nỗi ngậm ngùi.


      Thanh Tịnh có những trang viết về tuổi học trò vẽ lại được một thời kỳ đã qua với nhiều sinh động. Những trường học mái ngói đỏ au dần dần đã thay đổi những lớp ê a câu Tam Tự kinh, những thầy giáo, những ông đốc mang ánh sáng văn minh đến tuổi học trò đã thay thế những cụ đồ già của thời cổ xưa ngồi trên phản ôm xe điếu với những câu chi hồ giã dã.


      2.

      Những đứa trẻ lớn lên, say sưa với những biểu tượng của thời đại mới, thích thú với những cầu thủ của “đội ban nhà quê”, nhìn những chuyến tàu đi qua làng với cái háo hức tìm kiếm từ phương xa mang lại. Lúc ấy, đã xa lắm những lề tục hủ lậu, và đời sống đã có những cựa mình thay đổi. Những màn cúng tế, những buổi họp làng họp tổng, không còn là nỗi chú tâm của tuổi thơ.


      Háo hức với sự thay đổi như thế, tâm lý con người như bị những lực đối kháng. Một mặt, chê bỏ những điều cũ kỹ, nhưng một mặt, vẫn thấy bâng khuâng ngậm ngùi trước những vần xoay thay đổi.


      Những hình ảnh tràn đầy trong truyện Thanh Tịnh là những con tàu và những sân ga. Khác với trong truyện ngắn Thạch Lam, con tàu và sân ga là những vật thể tượng trưng cho năng động và đổi thay (như truyện ngắn “Hai Chị Em”), trong “Quê Mẹ“ là hình ảnh buồn rầu của một ga tạm mới dựng với những đoàn tàu sắt đi qua không ghé lại. Cũng có khi là những đoạn đường sắt song song giũa những cánh đồng cỏ hoang vu, hoặc tiếng còi tàu vang lên ngạo nghễ trong cái không gian im ắng vô vọng. Đại diện cho cơ khí trong một xã hội còn nhiều nét cổ lỗ phong kiến, những con tàu sắt là một biểu hiện cho văn minh mà Thanh Tịnh đã nhìn ngắm với nhiều chủ đích. Trong hình ảnh, chứa đựng những tâm cảm lẫn lộn giữa náo nức và ngậm ngùi.


      “Quê Mẹ” là những chuyện “làng” tên Mỹ Lý. Ở đó có giòng sông, có những bến đò, có bờ sông xanh ngắt cây cỏ. Có những con người bình dị với những hoài vọng âm thầm, những tình ca ngập ngừng, những điệu hò mái đẩy đìu hiu. Quê hương của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn ngữ. Đọc lại, những câu văn mang mang âm hưởng thi ca với văn phong tùy bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật. Có mấy ai, không nghĩ về những phương trời cũ, về ngõ lối xưa khi tiếp nhận những hình ảnh ấy, tầm thường quen thuộc nhưng lại gợi biết bao nhiêu nỗi niềm…


      ( …)


      Tôi đã đọc nhiều bài viết tưởng niệm ông và nghĩ rằng ông được nhiều bạn bè cũng như những người đi sau nể trọng. Tôi nghĩ một cách chủ quan, dù cố thay đổi nhưng con người của thời Quê mẹ, thời mà ba người đồng hành Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh cùng vào trường văn trận bút, vẫn không thay đổi. Dù trong cảnh huống nào, vẫn là cậu học trò bỡ ngỡ đến trường vào buổi đầu thu, vẫn là một con người có trái tim văn chương (…). Trong những trang Quê Mẹ, vẫn còn đất nước dấu yêu của mùi hương dù trong tưởng nhớ nhưng cũng làm ngây ngất nhiều người…


      Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh Tịnh sâu sắc, và hình như trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những nỗi buồn.


      Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Đình Liên hình như cũng thấp thoáng trong ngôn ngữ và hình tượng văn chương của ông. Tấm lòng hoài cổ phát xuất từ niềm yêu thương quê hương thiết tha đã tạo thành nỗi rung động cho người đọc.


      Dù mấy chục năm qua đi, dù thời thế xoay vần lưu chuyển, vẫn còn âm vang vẳng lại những câu tập đọc của bài Tôi Đi Học: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh….


      Nguyễn Mạnh Trinh

      3.

      Tôi Đi Học

          Thanh Tịnh


      Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây ban bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.


      Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.


      Những ý tưởng ấy, tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.


      Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này, tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.


      Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.


      Trong chiếc áo vải dù đen dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.


      Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều, lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.


      Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

      – Mẹ đưa bút thước cho con cầm.


      Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:

      – Thôi để mẹ cầm cũng được.


      Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.


      Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.


      Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.


      Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần.


      4.

      Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ . Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.


      Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ .


      Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ . Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.


      Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình trơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.


      Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ, nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc đến tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:


      – Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa.


      (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)


      Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy, đã lúng túng, chúng tôi càng lúng túng hơn.


      Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:

      – Thôi, các em lên đây sắp hàng để vào lớp học.


      Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.


      Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.


      5.

      – Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.


      Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười đang đón chúng tôi trước cửa lớp. Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ.


      Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.


      Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường, tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận, rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tý hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá, đến nỗi tôi cũng không dám tin có thật.


      Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.


      Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.


      Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.


      Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đánh vần đọc:


      – Bài tập viết: TÔI ĐI HỌC!


      Quê mẹ, tập truyện ngắn,

      Nhà xuất bản Đời nay,

      Hà Nội, 1941

         Thanh Tịnh


      Nguyễn Mạnh Trinh

      Nguồn: nguoitinhhuvo.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thanh Tịnh và Tôi Đi Học Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Nguyễn Ðức Tùng: Từ “Thơ Ðến Từ Ðâu” đến “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Đọc Thơ Trạch Gầm Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

      - Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Thanh Tịnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thanh Tịnh

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thanh Tịnh và Tôi Đi Học (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Nhà văn Thanh Tịnh (: Nguyễn Đăng Mạnh)

      - Nếu là người thân của cố nhà văn Thanh Tịnh tôi sẽ không đồng ý cắt gọt tác phẩm (Nguyễn Trọng Bình)

      - Thanh Tịnh – Một trong những nhà thơ và nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam (Đông Đông)

      - Thanh Tịnh: Những bước chân âm thầm (FB. Xanh Doan)

      - Về truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh (Lê Xuân Soan)

      - 100 năm sau vẫn bồi hồi 'Tôi đi học' (Minh Tự)

      - Gặp gỡ và phỏng vấn nhà văn Thanh Tịnh (Bửu Nam)

       

      Tác phẩm của Thanh Tịnh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

      - Tôi Đi Học

      - Trang Thơ Thanh Tịnh

       

         Bài trên mạng:

      - isach.info - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)