|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Ông là nhà thơ cùng với Tản Đà có thi phẩm in ra sớm nhất trong giai đoạn này. Năm 1917, ngay lúc Nam Phong chưa ra, ông đã cho xuất bản tập thơ Một tấm lòng và được Phạm Quỳnh chào mừng như một dấu hiệu tốt của nền văn quốc ngữ khai trương. Một tấm lòng là một tập gồm các bài văn vần đủ lối thơ luật, thơ cổ phong, cả lục bát, song thất lục bát, xẩm, phong dao... Đa số các bài thơ ca thuộc loại thù ứng, hiếu hỉ, như Mừng bạn mới cưới vợ, Mừng một bà tiết phụ, Thay lời bạn khóc vợ, Khóc bạn thân. Cái cảm hứng thù phụng thường hời hợt khách sáo như thường thấy ở loại văn này. Câu thơ thường nổi bật vẻ chắp ghép, vụng về hay trần sáo, đại để như tán cô dâu:
Cô dâu đeo những kim Cương,
Rõ ràng giá đúc nhà vàng chẳng ngoa...
Trong suốt tập thơ, Phạm Quỳnh và Vũ Ngọc Phan sau này đều đồng ý chỉ lựa được một hạt châu duy nhất là bài Bề thảm. Tác giả dùng lối Đường luật trường thiên tứ cú liên hoàn (7 khổ cả thảy) để giãi bày cái tư tưởng yếm thế, coi cuộc đời là đại dương thảm đạm, trong đó con người thả trôi kiếp sống phù du:
Bể thảm mông mênh sóng lụt giời,
Khách trần chèo một lá thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Nổi chìm chìm nổi biết bao người
Kiếp người nghĩ cũng lênh đênh quá,
Quả cánh bèo trên mặt nước trôi...
Phạm Quỳnh khen “một bài Bể thảm đủ vớt lại những khuyết điểm ở toàn tập", Vũ Ngọc Phan binh: "So với cái tư tưởng yếm thế của Tản Đà, cái tư tưởng, yếm thế trong bài thơ của Hải Nam cao hơn nhiều. Lời buồn, ý man mác”. Và kết luận: “Đoàn như Khuê là một thi sĩ có tư tưởng chán đời nên chỉ những câu thơ buồn của ông là hay». Đây một vài câu thơ buồn khác hòa chung với cái điệu buồn của cả thời đại :
Nước chảy chảy theo đôi giọt lệ,
Nhà xa xa cách mấy ngàn dâu.
Sông Thương sực nhớ đêm mưa gió,
Kẻ ngược người xuôi một chuyến tàu.
(Chơi Việt Trì nhớ bạn)
Đỉnh núi bơ vơ đàn nhạn lạc,
Tường đông lốp đốp hạt mưa mau...
Năm canh một ngọn đèn xanh ngắt.
Thêm dật mình cho trận gió lau.
(Giời thu nhớ nhà)
Một tấm lòng là tập thơ đầu và cũng là tập thơ duy nhất của Hải Nam Đoàn Như Khuê. Sau này ông có soạn một tập tuyển lục thơ cổ nhân (Cảo thơm toàn tập) chớ không sáng tác thêm nữa.
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Đoàn Như Khuê (Phạm Thế Ngũ)
• Phê Bình Thơ Văn Mới: "Một Tấm Lòng" của Đoàn Như Khuê (Phạm Quỳnh)
Thi Gia Đoàn Như Khuê (Thư Viện Ebook)
Tiểu sử (wiki)
Trang Thơ (thivien.net)
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |