1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hà Thượng Nhân (Lãng Nhân Phùng Tất Đắc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      4-12-2016 | VĂN HỌC

      Hà Thượng Nhân

        LÃNG NHÂN PHÙNG TẤT ĐẮC
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà thơ Hà Thượng Nhân
          (1920 - 2011)

      Nhà thơ Phạm xuân Ninh, vốn quê làng Hà thượng, thuộc huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hóa, nên, lấy tên làm bút hiệu. Lấy tên cảnh thổ nơi mình làm bút hiệu, như Tản Đà, Tô Giang, Hương Bình, Đông Hồ, Kỳ Xuyên, để, nhắc nhở gốc gác của mình, có ý kiêu trong khiêm tốn... Không ngờ sau này, khi lưu lạc tha phương, những bút hiệu ấy đã mở lại trong tâm hồn chúng ta bao nhiêu nhớ thương về đất cũ...


      Viết đến hai chữ Hà thượng, tôi nhớ ngay đến một buổi hội hữu, tôi gặp Hà Thượng Nhân lần đầu tiên, từ khi di cư vào Sài thành. Nhà thơ nổi danh này, nguyên là một đại tá, bấy giờ giữ trọng trách ở tòa báo Tiền Tuyến, thường viết những nhận xét xác đáng về tình hình chính trị, nhưng, cái sở trường lại về thi ca.


      Thấy vẻ người phong nhã, cử chỉ đàng hoàng, tôi có cảm tình ngay. Huống chi lại mẫn tiệp, chẳng thua gì người "bảy bước xong bài thơ" khi xưa. Trong khói thuốc, hương trà, ông vừa tiếp chuyện vừa loay hoay bút giấy, một lúc sau đưa tặng tôi bài thơ dài tựa đề là:

      NGÂM CHƠI...


      Ờ, trong lúc phùng trường tác hí

      Dễ khôn kia dám ví dại này!

      Trăm năm rũ áo trắng tay

      Ngựa xa, một nước cờ bày oái oăm...

      Xưa lừng lẫy tiếng tăm Vương Bột

      Gác Đằng Vương lạnh một vầng trăng

      Bán sinh phong cốt lăng tằng,

      Ai rằng dật sĩ, ai rằng lãng nhân?

      Nghĩ đến chữ 'bạch vân thương cẩu'

      Chút lợi danh bôn tẩu hoài công

      Cái ta với cái vô cùng

      Biết đâu? Mà có, mà không, mà tìm!

      Đem hiện tại nhận chìm dĩ vãng

      Lấy tương lai xóa ván bài thua...

      Cớ sao những lúc vui đùa

      Chẳng đem rốc túi mà mua trận cười?

      Năm với tháng, não người nhân thế

      Máy thời gian có nể nang mình?

      Hát ngao lạc điệu vong tình

      Trong ly rượu chát thoáng hình phù du!...

      Mấy ngày sau, tôi bị cảm mạo khá nặng, phải vào điểu trị trong bệnh viện Grall. Lúc tỉnh táo, tôi gửi mấy câu phúc đáp bạn:


      Đem khối lỗi theo đà phóng lãng

      Lớp bi hoan, đắc táng ... nhởn nhơ

      Còn đương xem dở ván cờ

      Bỗng nghe lọt mấy đường tơ dặt dìu

      Trạnh nhớ thủa gió chiều mây sớm

      Trăng đầu ghềnh, hoa chớm hơi sương

      Biết bao hứng dật ngâm cuồng

      Những là hờn giận xót thương nỗi đời

      Vòng hình dịch buộc người cô lữ

      Lấy hạo nhiên mà giữ tâm thân

      Một cơn kịch bệnh bất thần

      Trông ra bóng đã vân vân xế mành,

      Sinh, lão, tử đã đành mộng ảo

      Mộng chưa tàn, ai bảo đừng chơi!

      Cổ kim cũng một tiếng cười

      Cười đi, cười đến lệ rơi mới là...

      Tỉnh say, ta vẫn là ta ...

      Một tuần, sau ngày 30 tối thui, tôi đạp xe lên phía Nam Hà, tìm bạn Lê Xuân Giáo. Đến nơi thì, cửa đóng then cài. Hàng xóm nói ông già đã ra nước ngoài, vợ con thì trở lại quê cũ ở Nha trang. Tôi chán ngán quay về, vừa đi được một quãng, gặp ngay Hà thượng đang thẩn thơ tản bộ: nhìn nhau mà thở dài... Không ngờ sau đó, bạn bị 'học tập'. Rồi ở hải ngoại, nghe bạn được 'cởi trói', còn lưu lại Sài gòn.


      Một bạn ở Mỹ có chép cho bài thơ mà Hà thượng quân tâm sự, trong thời gian đau buồn:

      Kĩu kịt đôi thùng nước

      Sá chi cuộc phong trần

      Ngày trước chỉ cầm bút

      Bây giờ đi chân trần

      Ngày trước rộng bốn bể

      Bây giờ hẹp góc sân

      Rộng hẹp tuy có khác

      Trăng gió vẫn ân cần

      Hình dạng tuy thay đổi

      Vẫn là Hà thượng nhân

      Trò bạch vân thương cẩu

      Tại làm sao quan tâm?

      Hát ngao gửi thiên cổ

      Trăm năm cát bụi lầm...


      Ta vẫn ca khúc ca nhân ái

      Vẫn ung dung phong thái người thơ

      Ở tù, hay chẳng ở tù

      Xưa kia Uy viễn, bây giờ là ai?

      Địa vị khác, mắt tai chẳng khác

      Khói thuốc lào ngây ngất vẫn say

      Bao năm, ừ nhỉ, đổi thay

      Tóc này bạc trắng, lòng này bạc chăng?

      Quả là người thơ vẫn phong thái ung dung. Tuổi tôi trộng rồi, không biết còn duyên gặp lại nhau chăng?...


      Thì một ngày nào đó, được tin bạn đã tới Mỹ ngày 14 tháng 12 năm 1990, định cư tại San Jose. Mười lăm năm ấy bây giờ... Và... bạn với tôi lại có dịp thư từ trao đổi, vấn an, khuyến khích cùng là an ủi lẫn nhau. Một hôm, bạn gửi tặng tôi một bài thơ:

      Biển dâu nghĩ lại biết bao lần

      Ôi! Nghĩa tri giao giữa cõi trần!

      Bảy chục có ai ngờ tuổi thọ

      Muôn ngàn đâu dễ phụ tình xuân

      Cổ kim góp lại bao trang sách

      Sau trước quy vào một chữ "Nhân"

      Sắp Tết bỗng dưng thư bác đến

      Bạc đầu, lòng vẫn cứ thanh tân...

      mà tôi phụng họa như sau:

      Tản cư đồng lứa lại đồng lần,

      Hậm hụi cùng nhau giữa bụi trần

      Tết gặp thứ Ba hòng nghỉ Tết?

      Xuân đeo thu tứ hết mừng xuân

      Cho rằng tớ lãng mình không lãng

      Há lẽ mình nhân tớ chẳng nhân

      Tuổi đầu cổ hi còn tiếc rẻ

      Cựu chưa đành tống, hãy nghênh tân...

      Lãng Nhân (13-XI-1992)

      Lãng Nhân Phùng Tất Đắc
      Nhớ Nơi Kỳ Ngộ
      nxb ziên hồng / zieleks-usa, 1997

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Kịch tác gia Vi Huyền Đắc Lãng Nhân Hồi ức

      - Nhà báo Hiếu Chân Lãng Nhân Hồi ức

      - Thái Văn Kiểm Lãng Nhân Hồi ức

      - TchyA Lãng Nhân Hồi ức

      - Hà Thượng Nhân Lãng Nhân Hồi ức

      - Tri Kỷ Tìm Nhau Mắt Đã Mờ Lãng Nhân Phiếm luận

      - Cao Ngọc Anh Lãng Nhân Giai thoại

      - Đồng Khánh và Tự Đức Lãng Nhân Giai thoại

    3. Bài viết về nhà văn Hà Thượng Nhân (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hà Thượng Nhân

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hà Thượng Nhân (Lãng Nhân)

      Hà Thượng Nhân (Vĩnh Phúc)

      Những Chuyện Vui Với Bác Hà Thượng Nhân (Đoàn Thanh Liêm)

      Một vì sao vừa tắt: Thi sĩ Hà Thượng Nhân (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Một vài kỷ niệm với Thi Lão Hà Thượng Nhân (Võ Thạnh Văn)

      Hà Thượng Nhân, bảy bước nên thơ (Viên Linh)

      Hai thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp và Hà Thượng Nhân (Bình Nguyên Lộc)

      Hà Thượng Nhân Với thái độ kẻ Minh Triết ở Phương Đông (Trần Tuấn Kiệt)

      Nhớ Hà Thượng Nhân – Chưởng môn thi ca miền Nam (Đỗ Xuân Tê)

      Nói Chuyện Vui Với Chưởng Môn Người Làng Hà Thượng (Phan Bá Thụy Dương)

       

      Tác phẩm của Hà Thượng Nhân


      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Gió Không Thể Tắt (Hà Thượng Nhân)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Chữ Tâm trong văn học Việt (Thái Công Tụng)

      Đọc Thơ Hồ Thanh Nhã: Trân Trọng Với Cuộc Đời (Phan Tấn Hải)

      Trang Thơ (Vương Đức Lệ)

      Những Bài Thơ Trên Giường Bệnh Của Vương Đức Lệ (Hoàng Xuân Trường)

      9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương (Bùi Vĩnh Phúc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  Bùi Kỷ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)