|
Bùi Giáng(17.12.1926 - 7.10.1998) | Du Tử Lê(.0.1942 - 7.10.2019) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Phạm Cao Hoàng
(Nguyễn Quang Chơn vẽ)
Chiều cuối tuần ra check mail, bàn tay chạm vào cuốn sách nhỏ, xem dấu bưu điện tôi đoán ngay tập thơ mới của Phạm Cao Hoàng. Tác phẩm của anh với cái tên khá hay và nhẹ nhàng, “Đất Còn Thơm Mãi Mùi Hương”, góp nhặt khoảng ba chục bài thơ sáng tác trải dài gần bốn thập niên.
Nhiều bài tôi đã có dịp đọc trên internet; mới nhất là bài “Cũng may còn có nơi này” đánh dấu những vui buồn trên chốn quê người từ ngày anh và người bạn đời rời xa quê hương. Tôi coi nó như ‘bài thơ trong năm’ (Poem of the Year) tiêu biểu cho dòng thơ họ Phạm mấy năm trở lại đây. Cũng do ngẫu hứng tôi đã viết được vài cảm nhận khá tinh tế về cõi thơ của anh cùng động cơ và môi trường sáng tác, nhân vật và sự kiện dù chỉ khai triển từ bài thơ này.
Nay thì cả một tâp thơ trước mặt, in ấn trang nhã và được chăm sóc bởi hai người bạn văn từ Thư Ấn Quán, trình bày minh họa với kỹ thuật bậc thầy từ chỗ anh em, kể cả 4 phụ bản có tranh Đinh Cường và Nguyễn Trọng Khôi, càng độc đáo khi được kèm cả chục trang nhiếp ảnh nghệ thuật in trên giấy láng do chính tác giả của tập thơ thực hiện.
Chưa kể nội dung với những vần thơ của tác giả có bề dày văn thơ gần nửa thế kỷ, tập thơ vừa viết cho mình, vừa nói hộ cho người, nếu được gói ghém khéo tay sẽ trở thành món quà tinh tế thân gởi cho nhau trong vòng những bạn bè yêu thơ bốn phương, đặc biệt trong các dịp sinh nhật lễ lạc hằng năm tại Mỹ cũng như quê nhà.
Với tôi, một người thích đọc thơ và cũng đã quen với dòng thơ họ Phạm, cảm xúc không hẳn chỉ đượm mùi thơm của sách mà nghe như đâu đây còn vương tỏa ‘mùi hương của đất’, một chủ điểm sáng tác gần như xuyên suốt trong dòng thơ trữ tình nhưng điêu luyện của người thơ đất Phú Yên.
Trước khi nhận được tập thơ, lang thang trên mạng, tôi đã đọc trước hai bài viết coi như lời bạt và lời tựa của Nguyễn Xuân Thiệp và Phạm Văn Nhàn mặc nhiên như giới thiệu mào đầu cho cuốn sách. Cũng là cái duyên khi Phạm Cao Hoàng chọn hai tri kỷ một là nhà văn, biết anh cả nửa thế kỷ, gần gũi đi về buồn vui chia sẻ những kỷ niệm khó quên nơi vùng đất anh sinh ra và lớn lên (Tuy Hòa). Một người thơ mà tôi quen gọi ‘người Đà Lạt’ theo cách nhìn của tôi dù tác giả những bài “Tản mạn bên tách cà phê” chỉ sống và công tác trên thị xã này nhiều năm nhưng đã hiểu và yêu Đà Lạt, nên không gì thích hợp hơn khi được chọn viết cảm nhận về nơi Phạm Cao Hoàng đã gặp và chung sống với người bạn đời trên thung lũng tình yêu (Đà Lạt). Cả hai địa danh mà đa phần tập thơ nhắc nhớ như nơi chốn để thương, để nhớ, để trăn trở, để tìm về, ngoài cánh rừng Scibilia nơi gia đình đang ở, địa danh thứ ba mang dấu chân tác giả ‘đất còn thơm mãi mùi hương’.
Nói đến đất và người, từ thuở sáng thế vẫn là hai thực thể tương tác lẫn nhau. Đất có trước người có sau, nhưng tưởng tượng nếu đất không có người và khi người cả đời không có đất? Chính vậy mà tôi yêu hai câu thơ của Chế Lan Viên, ‘Khi ta ở, chỉ là đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn’. Từ đó tôi càng hiểu và cảm nhận sâu sắc tâm tư của Phạm Cao Hoàng cả đời đi nhiều, trải nghiệm nhiều nơi chốn anh đã đi qua nhưng không ngừng trăn trở về nhưng nơi anh ‘ở’ từ thuở ấu thơ đến tuổi về chiều, để rồi thỏa lòng cảm ơn những sáng êm đềm/khói cà phê quyện bên hiên nhà mình.
Quả thật, ai cũng có một quê hương để sống, một gia đình để chở che, một tình yêu để mơ ước, một tình bạn để sẻ chia. Phạm Cao Hoàng không ra ngoài ước lệ này và chẳng phải ngẫu nhiên khi trước sau anh vẫn đưa chất liệu này vào thơ, gắn kết với cuộc đời mà nhìn lại buồn nhiều hơn vui, gian nan nhiều hơn thuận lợi, nhưng dù sao vẫn cám ơn đời vì cũng may còn có nơi này/để tôi còn có những ngày bên em. Hạnh phúc chính là đây, cuộc sống cũng là đây.
Chẳng phải tình cờ mà tập thơ được phát hành trùng hợp với ngày Father’s Day năm nay. Cũng không lạ khi gần cuối tập xuất hiện một trong những bài thơ ấn tượng nhất, bài Cha tôi, mà có lần khi đọc được bài thơ này tôi đã e-mail chia sẻ niềm tâm đắc sâu sắc của một bạn văn cũng cảnh mất cha lúc tuổi đời vừa vào lớp 6. Ta hãy đọc lại,
thương cha một đời lận đận lao đao
cầm lấy chiếc cày để tay con được cầm cuốn sách
thương chiếc áo cha một đời thơm mùi đất
thương đất quê mình thơm mãi mùi hương.
Càng buồn hơn khi quê hương vừa ngừng tiếng súng, cha anh đã bỏ anh đi mãi mãi, để rồi ‘Sau chiến tranh trở lại Tuy Hòa’, người con sống sót chỉ biết,
Khi về thăm lại cố hương
thấy quê nhà nghĩ càng thương quê nhà
hắt hiu một bóng mẹ già
một ngôi mộ cỏ xanh và khổ đau.
Trong chỗ riêng tư, mỗi người một cảnh, nhưng nếu liên hệ cảnh đời sau tháng tư đen của tác giả, ông cụ ra đi cũng là đúng lúc, vừa đủ để vui thấy con cháu về nhà bình an sau chiến tranh, vừa không phải nhìn cảnh con trai chạy gạo không đủ ăn, cuộc đời bầm dập bấp bênh trong cảnh quê hương một thời u ám.
Điều an ủi cho Phạm Cao Hoàng là anh vẫn còn giữ mãi trong cuộc đời mùi hương của đất quê nhà, nơi hắt hiu một bóng mẹ già, nơi thấm đẫm những giọt mồ hôi của người cha – người đã cầm lấy chiếc cày để tay con được cầm cuốn sách, nơi mà ai còn, ai đi, ai nhớ/cuối trời hiu hắt mây bay trong bối cảnh Phạm Cao Hoàng và hàng triệu người Việt Nam trôi giạt nơi xứ người chỉ mong sao mai kia tôi là hạt bụi/bay về phía Thái Bình Dương.
Santa Ana, nhân Father’s Day 2015
- Viết về Duyên Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa Đỗ Xuân Tê Nhận định
- Đinh Cường – Vĩnh viễn đi vào cõi tạo hình Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, nghe mùi hương của đất Đỗ Xuân Tê Giới thiệu
- Trần Hoài Thư - Người Lính Và Nỗi Buồn Chiến Tranh Đỗ Xuân Tê Tạp luận
- Nhân Đọc Ba Bài Thơ Của Trần Nhân Tông Đỗ Xuân Tê Tản mạn
• Đẳng Cấp Thi Sĩ (Cao Thoại Châu)
• Đất hoàng thổ (Hồ Đình Nghiêm)
• Đọc thơ Phạm Cao Hoàng, nghe mùi hương của đất (Đỗ Xuân Tê)
Tính hiện thực trong thơ Phạm Cao Hoàng (Trần Doãn Nho)
Nhà thơ Phạm Cao Hoàng với “Hành Phương Đông”
(Mặc Lâm, RFA)
Những bài thơ một thời của Phạm Cao Hoàng (Trần Hoài Thư)
Đọc Thơ Phạm Cao Hoàng (Trần Yên Hòa)
Tìm giúp Phạm Cao Hoàng Nơi gửi gắm Mây Khói Quê Nhà (Nguyễn Âu Hồng)
Phạm Cao Hoàng, người thi sĩ ấy (Nguyễn Âu Hồng)
• Giới thiệu tập thơ Phù Sa của Lê Phương Nguyên (Phạm Cao Hoàng)
• Trang Thơ Phạm Cao Hoàng (Phạm Cao Hoàng)
• Về một bài thơ lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn (Phạm Cao Hoàng)
• Chu Trầm Nguyên Minh, Tác Giả Bài Thơ Lời Tình Buồn (Phạm Cao Hoàng)
Đinh cường, thơ và tranh cho đến hơi thở cuối cùng (damau.org)
Thơ Phạm Cao Hoàng:
Bài viết trên mạng: sangtao.org, damau.org.
Blog Phạm Cao Hoàng: phamcaohoang.com
• Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc (Vương Trùng Dương)
• Trịnh Y Thư: Những mối tình trong “Đường về thủy phủ” (Phan Tấn Hải)
• Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” của Phúc Tiến (Nguyễn Văn Tuấn)
• Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường (Song Thao)
• Vài cảm nhận nhân đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Đỗ Anh Hoa)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |