1. Head_

    Anh Bằng

    (5.5.1926 - 12.11.2015)

    Cao Xuân Huy

    (.9.1947 - 12.11.2010)

    Trần Thái Đỉnh

    (14.11.1922 - 12.11.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ông Phạm Quỳnh và phái Nam phong (Dương Quảng Hàm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-4-2022 | VĂN HỌC

      Ông Phạm Quỳnh và phái Nam phong

          DƯƠNG QUẢNG HÀM
      Share File.php Share File
          

       

      Chương Thứ Tư


      Văn Xuôi Mới, Nguyễn Văn Vĩnh Và Các Bản Dịch Của Ông.

      Ông Phạm Quỳnh Và Phái Nam Phong


      Văn xuôi mới của ta, như Chương thứ ba đã nói, sở dĩ thành lập được, một phần lớn là nhờ các báo chí. Trong các nhà viết báo có công lúc buổi đầu, phải kể Nguyễn Văn Vĩnh và ông Phạm Quỳnh.


      2. Ông Phạm Quỳnh và phái Nam phong.



       Học giả Phạm Quỳnh
         (1892 - 1945)

      Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xuất hiện trên tạp chí Nam phong, tạp chí ấy trong một thời kỳ, đã thành một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích với ông . Vậy ta cần nói đến tạp chí ấy trước .


      Tạp chí Nam phong – Nam phong tạp chí xuất bản tự tháng Juillet năm 1917, đến tháng Décembre năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Kể trong các tạp chí đã ra đời ở nước ta, tạp chí ấy là tờ xuất bản được liên tiếp và lâu hơn cả.


      A) Tình hình quốc văn hồi tạp chí Nam phong ra đời - Muốn nhận rõ ảnh hưởng của tạp chí Nam phong, cần phải nhắc qua lại tình hình quốc văn ở nước ta hồi tạp chí ấy ra đời. Lúc ấy, trừ các bản dịch tiểu thuyết Tàu ra tiếng ta, chưa hề có sách quốc văn xuất hiện. Trong nước, chỉ có vài tờ báo chí (Lục tỉnh tân văn ở Nam kỳ, Trung Bắc tân vănĐông dương tạp chí ở Bắc kỳ) và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về học thuật tư tưởng để cho người trong nước có thể chỉ xem quốc văn mà mở mang trí thức được .


      B) Mục đích của tạp chí Nam phong - Tạp chí ấy có hai mục đích chính sau này:


      1. Đem tư tưởng học thuật Âu – Á diễn ra tiếng ta cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem mà lĩnh hội được.


      2. Luyện tập quốc văn cho nền văn ấy, có thể thành lập được .


      C) Sự thực hành của bản chương trình ấy - Muốn thực hành bản chương trình ấy, các nhà biên tập tạp chí Nam phong làm các việc sau này:


      1. Viết các bài khảo cứu về triết học, khoa học, văn chương, lịch sử của Á đông và của Âu tây;

      2. Dịch các tác phẩm về triết học, văn học nguyên viết bằng chữ nho hoặc chữ Pháp;

      3. Sưu tập các thơ văn cổ của nước ta (cả chữ nho và tiếng nôm).

      4. In các sách cũ của nước ta ( như bộ Lịch triều hiến chương loại chí)


      D) Ảnh hưởng của tạp chí Nam phong - Tạp chí Nam phong đã có ảnh hưởng về hai phương diện:

      1. Về đường văn tự, tạp chí đã:

       a. Sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ triết học, khoa học mới mượn ở chữ nho;

       b. Luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.

      2. Về đường học vấn, tạp chí ấy đã:

        a. Phổ thông những điều yếu lược của học thuật Âu tây;

        b. Diễn đạt những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á đông ( Nho học, Phật học, v.v) và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa cũ của nước ta (văn chương, phong tục, lễ nghi).


      Tác phẩm của ông Phạm Quỳnh – Ông Phạm Quỳnh vừa làm chủ nhiệm và chủ bút tạp chí Nam phong. Tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại:


      A) Loại dịch thuật – Ông có dịch các đoạn văn hoặc các tác phẩm của Âu tây, có phần thiên về triết học (Phương pháp luận, Discours de la méthode của Descartes, N.P., số 3 trở đi), luân lý (Sách cách ngôn. Manuel của Epictète, Âu tây tư tưởng. 1929; Đời đạo lý, La vie sage, của Paul Carton, N. P. 1929-1932) hơn là tiểu thuyết và kịch bản (Tuồng Lôi xích le Cid, của Corneille, N.P., số 38-39; Tuồng Hòa Lạc, Horace , của Corneille, N.P., số 73-75).


      B) Loại trứ tác - Trừ các bài luận thuyết, ký sự, đoản thiên đăng trên tạp chí ông có viết mấy tác phẩm ghi chép những điều quan sát, nghị luận trong các cuộc du lịch của ông: Mười ngày ở Huế (N.P ., số 10). Một tháng ở Nam kỳ (N.P., số 17, 19, 20), Pháp du hành trình nhật ký (N.P., 1922-1925).


      C) Loại khảo cứu - Loại này là phần quan trọng nhất trong văn nghiệp của ông. Ông nghiên cứu ở các sách, rồi viết ra những bài chuyên khảo về học thuật Âu tây như văn minh luận (N. P., số 42) Khảo về các luân lý học thuyết của Thái tây (N.P., số 92 trở đi). Khảo về chính trị nước Pháp (N.P. số 31 trở đi). Thế giới tiến bộ sử (N.P., số 51 trở đi). Lịch sử và học thuyết của Rousseau (N. P. số 104) của Montesquieu ( N.P., số 108), của Voltaire (N.P., số 114-115); hoặc về học thuật Á đông như Phật giáo lược khảo (N. P., số 40). Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng (Nam phong tùng thư, 1928); hoặc về văn học nước ta như Tục ngữ ca dao N. P., số 46. Văn chương trong lối hát ả đào (N.P., số 69). Hán Việt văn tự (N. P. số 107 trở đi); Việt nam thi ca (N. P., số 64).


      Phần nhiều những tác phẩm kể trên, sau khi đăng trên tạp chí, đều in lại trong bộ Nam phong tùng thư (Đông kinh ấn quán Hà nội xuất bản)


      Kết luận – Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu tây và phát biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới. Đối với nền văn hoá cũ của nước ta, thì ông Vĩnh hay khảo cứu những phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân.


      Văn ông Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn bình dân, văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả. Tuy văn nghiệp của mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ông đều có công với việc thành lập quốc văn vậy.


      Các Tác Phẩm Để Kê Cứu:

      1. Nguyễn Văn Tố, L’oeuvre de M. Nguyễn Văn Vĩnh, BSEMT t. XVI. pp 40 – 68.

      2. Thiếu sơn, Phê bình và Cảo luận Văn học Tùng thư, Editions Nam kỳ, Hà nội 1933.

      3. Đào Đăng Vỹ, Enquête sur la jeunesse annamite, La jeunesse intellectuelle, V. – Les écrivains et les journalistes (La Patrie annamite, nos du 2-1-1937 et ss).


      Dương Quảng Hàm

      Nguồn: Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Chương Thứ Tư
      Nxb Xuân Thu, California

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ông Phạm Quỳnh và phái Nam phong Dương Quảng Hàm Biên khảo

      - Nguyễn Văn Vĩnh Và Các Bản Dịch Của Ông Dương Quảng Hàm Biên khảo

      - Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du Dương Quảng Hàm Biên khảo

    3. Bài viết về học giả Phạm Quỳnh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phạm Quỳnh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ông Phạm Quỳnh và phái Nam phong (Dương Quảng Hàm)

      Phạm Quỳnh & Nam Phong Tạp Chí (Phan Thanh Tâm)

      Phạm Quỳnh, Nhà Trí Thức Dấn Thân (Trần Gia Phụng)

      Phạm Quỳnh (Thái D. Hiểu)

      Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh (Nguyễn Hải Hoành)

      Trưởng nữ của học giả Phạm Quỳnh (Dã Thảo)

      Nhạc sĩ Phạm Tuyên - Người con thứ chín của Phạm Quỳnh (Nguyễn Liệu)

      Văn du ký của học giả Phạm Quỳnh (Nguyễn Hữu Sơn)

      Thuyết trình về học giả Phạm Quỳnh và 95 năm Tạp Chí Nam Phong (Nguyên Huy)

      Phạm Quỳnh – làm báo như một sứ mệnh kiến quốc (Đức Trọng)

       

      Tác phẩm của Phạm Quỳnh

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Phê Bình Thơ Văn Mới: "Một Tấm Lòng" của Đoàn Như Khuê (Phạm Quỳnh)

      Bài Diễn Thuyết Bằng Quốc Văn (Phạm Quỳnh)

      Tâm Lý Ngày Tết (Phạm Quỳnh)

      Đẹp là gì? (Phạm Quỳnh)

      - Tâm lý ngày Tết

      - Tạp chí Nam Phong

      - Thượng Chi Văn Tập

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)